Chắc hẳn trong chúng ta, ai cũng từng không ít lần nghe qua truyện truyền thuyết như Thánh Gióng, Sơn Tinh – Thủy Tinh, Lạc Long Quân và Âu Cơ,… Vậy theo bạn, truyền thuyết là gì? Thể loại này có những đặc trưng nổi bật gì? Trong bài viết dưới đây, Thegioimay sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc về thể loại văn học dân gian truyền thuyết.
Contents
Truyện truyền thuyết là gì?
Nhiều người đã từng đọc qua các truyện truyền thuyết nhưng chưa hiểu rõ truyền thuyết là gì? Truyền thuyết được định nghĩa là một thể loại văn học dân gian của Việt Nam, là những câu chuyện kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc của lễ hội, phong tục tập quán, phong vật địa phương,… của người dân Việt Nam.
Truyền thuyết được ví như những “nhân chứng sống” được lưu truyền trong dân gian từ hàng ngàn năm năm qua, truyền miệng từ đời này sang đời khác. Qua đó thể hiện được sự tôn vinh. thành kính của nhân dân đối với cha ông, những người có công xây dựng và bảo vệ đất nước, dân tộc.
Trong SGK lớp 10, ông Chu Xuân Diệu định nghĩa khái niệm của truyền thuyết là những câu chuyện kể dân gian về sự kiện và nhân vật lịch sử hoặc tôn giáo nào đó, được trí tưởng tượng của dân gian tô vẽ thêm bằng các yếu tố không có thực. Có thể kể đến những truyền thuyết lịch sử như Bà Trung, Bà Triệu, Lê Lợi hay truyền thuyết về tôn giáo như Phật Giáo, Đạo Giáo,…
Hay với quan niệm của ông Đỗ Bình Trị (Ban KHXH), truyền thuyết lịch sử là những câu chuyện kể về sự kiện, nhân vật những thời quá khứ, được trí tưởng tượng của người xưa thêu dệt thêm, thể hiện mối quan tâm riêng, thái độ và cách đánh giá riêng của người xưa đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử. Đối với ông Trần Hoàng (ĐHSP Huế), truyện truyền thuyết vừa là những phản ánh, nhận thức và đồng thời lý giải cho lịch sử.
Hầu hết, truyện truyền thuyết luôn sử dụng những biện pháp nghệ thuật phổ biến như khoa trương, phóng đại, các yếu hư ảo, thần kỳ. Vì vậy, truyện truyền thuyết thường bị nhầm lẫn với thần thoại hoặc truyện cổ tích. Một số truyền thuyết nổi bật, thường xuyên bắt gặp như Sơn Tinh – Thủy Tinh, Con rồng cháu tiên, An Dương Vương và chiếc nỏ thần, Hai Bà Trưng, Bánh chưng – Bánh giầy, Mai An Tiêm,…
Hiện nay, truyền thuyết không chỉ được lưu truyền bằng cách truyền miệng, ghi chép trong sách vở, đã có rất nhiều truyện truyền thuyết được chuyển thể thành phim truyền thuyết và nhận được nhiều ý kiến tích cực từ khán giả. Đây cũng là phương thức hay giúp cho thế hệ trẻ, đặc biệt là các bạn nhỏ vừa được thư giãn, vừa có thể tiếp thu được những kiến thức về lịch sử một cách chủ động, dễ hiểu hơn.
Phân loại truyền thuyết
Truyện truyền thuyết được chia theo từng thời kỳ lịch sử, cụ thể gồm 5 giai đoạn: Những truyền thuyết mang tính anh hùng ca trong thời đại các vua Hùng dựng nước; Truyền thuyết trong 1000 năm chống sự đồng hóa của phong kiến Trung Quốc, giành lại độc lập; Truyền thuyết thời kỳ xây dựng và bảo vệ quốc gia thời phong kiến tự chủ; Truyền thuyết lịch sử thời Pháp thuộc và Truyền thuyết thời đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
– Thời kỳ Hồng Bàng và nước Văn Lang: Truyền thuyết thời này mang đậm yếu tố sử thi. Nội dung mang không khí thời kì Vương dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Một số truyền thuyết đặc trưng của thời kì này là Con rồng cháu tiên (Lạc Long Quân và Âu Cơ), Sơn Tinh – Thủy Tinh, vua Hùng Vương thứ 18, Thánh Gióng,…
– Thời kỳ nước Âu Lạc và Bắc thuộc: Nước Âu Lạc của An Dương Vương thuộc giai đoạn từ 257 TCN – 208 TCN. Sau khi bị rơi vào tay của Triệu Đà đã bắt đầu thời kỳ Bắc thuộc từ 207 TCN – 938, đây là giai đoạn nước ta bị x.â.m lư.ợc và chi.ến đ.ấ.u giành độc lập cho dân tộc.Một số tác phẩm truyền thuyết tiêu biểu như An Dương Vương và chiếc nỏ thần, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí,…
– Thời kỳ phong kiến tự chủ: Thuộc giai đoạn từ thế kỉ 10 – trước thế kỉ 15. Đây là thời kỳ giai cấp phong kiến Việt Nam xây dựng đất nước và công việc chi.ến đ.ấ.u bảo vệ Tổ quốc trước sự x.â.m lă.ng của các thế lực ngoại bang. Truyện truyền thuyết trong giai đoạn này được chia thành những nhóm nhỏ:
- Danh nhân lịch sử về văn hóa: Mạc Đĩnh Chi, Trạng Trình, Chu Văn An,…
- Địa danh lịch sử: Hồ Gươm, Hồ Ba Bể,…
- Anh hùng: Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão,…
- Anh hùng nông dân: (không chứa yếu tố thần kỳ): Hầu Tạo, Lê Văn Khôi, Chàng Lía,…
Đặc trưng của truyện truyền thuyết là gì?
Về đề tài của truyền thuyết
Đề tài chủ yếu của truyền thuyết thường bắt nguồn từ các nhân vật lịch sử, sự kiện mang tính lịch sử, hoặc những câu chuyện lịch sử có ý nghĩa quan trọng, to lớn đối với dân tộc.
Cách xây dựng cốt truyện
Thực tế, truyền thuyết không có những kiểu cốt truyện có sức khái quát cao về nghệ thuật, không được xây dựng đa dạng. Nhìn chung, những câu chuyện truyền thuyết đều có cốt truyện đơn giản, sơ lược. Nguyên nhân của đặc điểm này là yêu cầu câu chuyện cần ngắn gọn, dễ nhớ mới dễ dàng lưu truyền bằng cách truyền miệng được. Về cốt truyện, ta có thể chia làm 3 phần:
– Nguồn gốc của nhân vật:
Hầu hết phần đầu của truyền thuyết sẽ giới thiệu rõ hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật, hầu hết đều là sự ra đời kỳ lạ, từ sự kết hợp kỳ lạ. Có thể kể đến như Thánh Gióng (Mẹ Thánh Gióng ướm chân mình vào vết chân khổng lồ, sau đó mang thai tận 12 tháng sau đó sinh ra Thánh Gióng), truyền thuyết về Lê Lợi (sinh ra có ánh sáng đỏ đầy nhà, mùi hương lạ bay khắp xóm), truyền thuyết Nguyễn Huệ (khi sinh ra có hai con hổ chầu hai bên),…
– Sự nghiệp, tài đức của nhân vật:
Trí đức và sự nghiệp của nhân vật chính là cơ sở để tác giả dân gian biểu dương, ca ngợi nhân vật lịch sử. Vì vậy, từ tầm vóc, sức mạnh, học thức đến chiến công của các nhân vật trong truyền thuyết đều phi thường, kỳ vĩ.
Trong truyện Khổng Lồ đúc chuông, nhân vật Khổng Lồ có thể trút tất cả đồng trong kho lọt thỏm trong cái đãy (túi) của mình nhưng đãy vẫn vơi. Hay nhân vật Yết Kiêu có khả năng đi trong đêm nhưng vẫn nhìn thấy tất cả mọi thứ, đi dưới nước nhìn được cả con tôm con tép. Và khi bơi bảy ngày ở trong nước vẫn sống.
– Kết cục của nhân vật:
Do hầu hết nhân vật trong lịch sử đều hành động xả thân vì đất nước, dân tộc, nên dân gian đã lưu nhớ công lao này và gửi gắm vào trong truyện truyền thuyết với kết thúc tương đối thuần nhất. Hầu hết, các kết cục của nhân vật đều đi theo công thức, có thể họ được vinh phòng, gia phong hoặc được nhân dân thờ cũng ngưỡng vọng, hoặc trở thành thần linh, hiển thánh để tiếp tục phù trợ cho dân, giúp nước.
Cách xây dựng nhân vật
Tất cả nhân vật trong truyền thuyết đều do lịch sử tạo nên. Tuy nhiên, nhân vật trong truyện truyền thuyết không hẳn là bản sao của lịch sử mà được tái tạo, xây dựng theo lối lý tưởng hóa từ cốt lõi của hiện thực.
Bằng lòng kính trọng, tự hào và biết ơn sâu sắc, dân gian đã thêu dệt thêm, tạo nên xung quanh nhân vật những màu sắc huyền ảo, hoang đường, lung linh và lấp lánh. Vì vậy, từ hoàn cảnh xuất thân, sự ra đời kỳ diệu của nhân vật rồi vóc dáng, ngoại hình đến tài năng, chiến công và cả sau khi mất, nhân vật truyền thuyết đều vượt lên khỏi hình ảnh thật của chính sử, trở thành một hình ảnh của huyền thoại.
Do hình tượng vĩ đại hóa của truyền thuyết, nhiều người thường nhầm tưởng nhân vật truyền thuyết và thần thoại là giống nhau. Tuy nhiên, so với nhân vật “Thần” trong thần thoại, nhân vật trong truyền thuyết chủ yếu là người thực, do lịch sử tạo nên. Do đều là nhân vật lịch sử có thật, nhân vật trong truyện hầu như đều có lý lịch tương đối rõ ràng, có hành động và việc làm cụ thể.
Thời gian & không gian nghệ thật
– Về thời gian
Thời gian được xây dựng trong truyền thuyết có tính chính xác tương đối
Nhìn chung, ý niệm về thời gian trong truyền thuyết chưa được xác định cụ thể. Do câu chuyện gắn liền với các sự kiện, nhân vật lịch sử có thật nên so với thời gian còn mơ hồ trong thần thoại hay thời gian phiếm chỉ trong cổ tích, thời gian trong truyền thuyết có tính xác định và chính xác hơn.
Ta có thể kể đến một số chi tiết thời trong truyền thuyết như Bà Triệu (Triệu Thị Trinh) sinh ngày 2 tháng 12 năm Bính Ngọ khi nước ta đang chịu ách đô hộ của giặc Ngô. Nhân vật Khổng lồ sống dưới thời nhà Lý. Yết Kiêu gắn liền với giai đoạn chống giặc Nguyên – Mông của nhà Trần.
Điều này cho thấy nhân dân ta có ý thức trong việc khẳng định những truyền thuyết được truyền miệng đều là sự kiện, nhân vật lịch sử có thật, kể cả những yếu tố hoang đường chung quanh.
– Về không gian
Nhân vật trong truyền thuyết có địa bàn hoạt động cụ thể hoặc tương đối cụ thể. Điều này phản ánh khi xác định được địa bàn cư trú và hoạt động trong lịch sử của người Việt cổ. Bên cạnh đó, một số không gian trong truyền thuyết tương đối chính xác với lịch sử, điều này cũng đã giúp ích ít nhiều cho việc chép sử.
Khảo sát các truyện truyền thuyết Việt Nam, chúng ta có thể thấy một hiện tượng phổ biến là không gian thường được đặt ở đầu và cuối câu chuyện. Ở phần đầu truyện, không gian giúp xác định được nguồn gốc rõ ràng, lại lịch cụ thể cho nhân vật. Ở cuối truyện, tác dụng của không gian là đưa những yếu tố hoang đường, huyền ảo gần hơn với thực tế. Và điều này có ý nghĩa như một sự khẳng định của dân gian rằng truyền thuyết và lịch sử là một.
Nghệ thuật của truyền thuyết
Các truyện truyền thuyết thường sử dụng yếu tố hư ảo, kỳ ảo, phóng đại và hoang đường, giúp vĩ đại hóa các nhân vật, sự kiện lịch sử.
Hình thức lưu truyền
Chủ yếu vẫn là truyền miệng từ đời này đến đời sau, thế hệ này sang thế hệ khác. Vì thế, một số chi tiết của truyền thuyết có thể bị biến đổi và xuất hiện các dị bản.
Ý nghĩa của truyện truyền thuyết là gì?
- Về mặt xã hội: Truyền thuyết giúp giáo dục người đọc về lòng yêu nước, tinh thần kiên cường, bất khuất của ông cha ta.
- Về mặt văn hóa: Truyền thuyết đưa đến những câu chuyện về nhân vật, sự kiện lịch sử một cách dễ hiểu, ngắn gọn nhất, giúp thế hệ sau hiểu rõ hơn về lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước của dân tộc.
- Về mặt lịch sử: Truyền thuyết là cơ sở để các nhà sử học có thể tham khảo, tìm hiểu về từng giai đoạn lịch sử trong hàng ngàn năm qua.
- Về mặt nghệ thuật: Truyền thuyết chính là kho tàng vĩ đại của văn học dân gian Việt Nam, nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thơ, nhà văn sáng tác nghệ thuật.
So sánh truyện truyền thuyết với các loại hình văn học dân gian khác
Nhìn chung, truyền thuyết, thần thoại hay cổ tích là 3 thể loại văn học dân gian có nhiều nét tương đồng với nhau. Dưới đây là cách phân biệt truyền thuyết với 2 loại hình văn học trên:
Sự khác biệt giữa cổ tích và truyện truyền thuyết là gì?
Truyền thuyết Cổ tích Thời điểm xuất hiện Xuất hiện trước cổ tích. Xuất hiện sau. Cốt truyện và nhân vật Bám sát vào các sự kiện, nhân vật lịch sử, do lịch sử tạo nên. Thường mang yếu tố tưởng tượng, hư cấu. Nội dung – Đều là các đề tài liên quan đến lịch sử.
– Có sự kết hợp giữa yếu tố lịch sử + hư cấu.
– Chủ yếu phản án những xung đột trong gia đình, xã hội, đặc biệt ở thời kỳ phong kiến và gia đình phụ quyền. Từ đó thể hiện ước mơ, khát vọng một xã hội công bằng, tự do và hạnh phúc hơn.
– Có sự kết hợp giữa hiện thực + kỳ ảo.
Kết cục truyện
Hầu hết là những kết thúc mở, nhân vật có thể tham gia vào sự kiện lịch sử khác hoặc trở thành hiển linh, hiển thánh. Có thể là hết có hậu hoặc không có hậu. Nhân vật chính sẽ được nhận được hạnh phúc suốt đời, hoặc trở thành một tấm gương sáng về nhân phẩm để noi theo.
Điểm khác biệt giữa truyền thuyết và thần thoại
Truyền thuyết Thần thoại Thời gian ra đời Xuất hiện sau. Xuất hiện trước truyền thuyết. Nhân vật Nhân vật có thật trong lịch sử, thường giàu tính nhân văn. Hình ảnh được kết hợp một số chi tiết giữa người thường và thần linh Thường là thần hoặc bán thần (nửa thần nửa người). Nội dung Cốt truyện chủ yếu tập trung vào những vấn đề trọng đại, mang ý nghĩa to lớn về lịch sử như phong tục tập quán, xây dựng và bảo vệ đất nước,… Cốt truyện tập trung về đời sống thường ngày, thể hiện khát vọng khám phá, chinh phục thiên nhiên, vũ trụ của con người.
>>> Bài viết tham khảo: Vì sao lá cây lạ có màu xanh lục? Có phải tất cả lá cây đều màu xanh?
Trên đây là một số thông tin hữu ích giải đáp truyền thuyết là gì, những đặc điểm, đặc trưng của truyền thuyết. Hy vọng, qua bài viết này bạn đọc đã có thêm những kiến thức và giữ gìn thể loại văn học dân gian này.