Phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu của mọi quốc gia, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập quốc tế, đây trở thành một cuộc đua của toàn thế giới. Là một khái niệm được sử dụng vô cùng phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm phát triển kinh tế là gì. Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây của chúng tôi.
Contents
Phát triển kinh tế là gì?
Phát triển kinh tế có tên gọi trong tiếng Anh là Economic development. Thuật ngữ này được dùng để chỉ quá trình chuyển đổi kinh tế có liên quan đến việc chuyển biến cơ cấu của nền kinh tế thông qua quá trình công nghiệp hóa, tăng tổng sản phẩm trong nước và thu nhập đầu người.
Để có thể thúc đẩy quá trình chuyển đổi, đầu tư tư bản là một yếu tố cơ bản, quan trọng và chủ yếu. Bởi đầu tư một mặt làm tăng năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế và năng suất sử dụng nguồn lực. Mặt khác, đầu tư tư bản còn làm tăng tổng cung cầu và thu nhập quốc dân. Sự gia tăng múc thu nhập quốc dân làm tăng quá trình tích lũy tư bản.
Bên cạnh đó, khi nhắc đến phát triển kinh tế chúng ta không thể nhắc đến quá trình công nghiệp hóa. Điều này tạo nên sự khác biệt giữa quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển. Hầu hết các quốc gia đang phát triển đặc trưng bởi nền sản xuất tự cấp tự túc, chủ yếu là nông nghiệp và mức thu nhập đầu người thấp. Ngược lại, các quốc gia phát triển lại phát triển mạnh về công nghiệp, mức thu nhập đầu người cao.
Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế nhằm nắm vững phát triển kinh tế là gì?
Đặc điểm của phát triển kinh tế
Qua định nghĩa phát triển kinh tế, ta thấy phát triển kinh tế là quá trình có các đặc điểm riêng biệt sau:
– Một là: Có sự tăng trưởng kinh tế. Đây là điều kiện tiên quyết để thực hiện mục tiêu phát triển. Sự tăng trưởng kinh tế được thể hiện thông qua sự gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế. Quá trình này là một quá trình tương đối dài và ổn định.
– Hai là: Thay đổi trong cơ cấu kinh tế. Sự thay đổi này thể hiện ở tỷ trọng các vùng miền, ngành nghề, thành phần kinh tế. Trong đó, biểu hiện của sự phát triển là gia tăng tỷ trọng vùng thành thị, giảm tỷ trọng vùng nông thôn. Bên cạnh đó, tỷ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp tăng.
– Ba là: Mức thu nhập đầu người và chất lượng cuộc sống của đại bộ phận của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao. Minh chứng cho sự việc nâng cao chất lượng cuộc sống là sự phát triển về giáo dục, y tế, tinh thần được chăm lo, đồng thời được sinh sống trong môi trường an ninh tốt, đảm bảo an toàn về mọi mặt.
– Bốn là: Trình độ tư duy, quan điểm thay đổi. Theo các nhà kinh tế, để có thể thay đổi trình độ tư duy, quan điểm đòi hỏi các quốc gia phải tiến hành mở của nền kinh tế.
Nhắc đến tăng trưởng kinh tế là gì, nhiều người thường nhầm lẫn khái niệm này với tăng trưởng kinh tế. Thông qua nghiên cứu về mối liên hệ giữa chúng, chúng ta có thể thấy rõ sự khác biệt.
Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế
Như đã nói ở trên, phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế, bao gồm sự thay đổi cả về lượng và về chất, là quá trình hoàn thiện cả về kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Quá trình phát triển phụ thuộc vào các nhân tố nội tại bên trong của một nền kinh tế.
Ngược lại, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng kết quả đầu ra hoạt động của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định so với kỳ gốc. Thông thường, tăng trưởng kinh tế thường được đánh giá trong thời kỳ một năm.
Từ đó, thấy được giữa chúng có các mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Trước hết, tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần để phát triển kinh tế. Sự tích lũy về lượng là nền tảng cơ bản để biến đổi về chất của nền kinh tế, từ đó cải thiện cuộc sống của người dân.
Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế cao và dài hạn tăng năng lực nội định của nền kinh tế. Đây cũng là cơ sở đẻ thu hút các nguồn lực vào hoạt động kinh tế, khuyến khích đông đảo các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh tế, từ đó tạo thu nhập và cải thiện đời sống.
Đặc biệt, tăng trưởng kinh tế cũng là yếu tố quan trọng để tăng thu ngân sách thông qua thuế, phí, lệ phí. Từ đó, tăng đầu tư công và chi ngân sách để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội.
Phát triển kinh tế cũng tác động trở lại đối với sự tăng trưởng kinh tế thông qua tạo cơ sở kinh tế xã hội vững chắc để đạt được thành tựu tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, cần thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế.
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn đọc nắm được định nghĩa phát triển kinh tế là gì, các yếu tố để phát triển kinh tế. Có thể thấy, phát triển kinh tế là một quá trình tiến hóa theo thời gian và do những nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định đến toàn bộ quá trình phát triển. Phát triển kinh tế không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước mà cần có sự góp sức của toàn dân. Được vậy, sự phát triển kinh tế mới toàn diện và nhanh chóng, đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc trên thế giới.