Mỗi một quốc gia đều có những ngày lễ lớn của mình, nó xuất phát từ tính lịch sử và việc đặt ra các ngày đó như một điều để tri ân, ghi nhớ. Việt Nam cũng không ngoại lệ, nước ta có rất nhiều ngày lễ lớn trong năm, trong đó có ngày lễ 30/4 và ngày lễ quốc tế 1/5. Chúng ta đều biết rằng, 30/4 là ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và ngày 1/5 là ngày quốc tế lao động, tuy nhiên, lịch sử hay ý nghĩa đằng sau những ngày này dường như sẽ còn là những vấn đề mà chưa thực sự được chú trọng.
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
1. Ngày 30/4 1/5 là ngày gì?
Ngày 30/4/1975 là ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, sau này ngày 30/4 được người ta sử dụng làm ngày kỷ niệm. Đây là ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam và người lao động được nghỉ làm trong ngày lễ này.
Ngày 1/5 là ngày Quốc tế lao động. Đây là ngày lễ lớn của toàn thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ, vào ngày lễ này, người lao động cũng được nghỉ làm việc.
2. Lịch sử ngày 30/4 và ngày 1/5:
2.1. Lịch sử ngày 30/4:
Tháng 7/1973, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21 đã khẳng định con đường cách mạng miền Nam vẫn là con đường bạo lực và đề ra các nhiệm vụ lớn cho hai miền Nam – Bắc. Nữa cuối năm 1974, cuộc chiến tranh của quân và dân ta ở miền Nam chống lại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” đã giành được thắng lợi. Ta ngày càng mạnh lên, ngụy ngày càng suy yếu rõ rệt. Nước Mỹ lâm vào khủng hoảng nội bộ. Tháng 7/1974, Đảng ta chỉ đạo Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 – 1976, nếu thời cơ đến sẽ giải phóng miền Nam trong năm 1975. Thắng lợi toàn miền, nhất là của miền Đông Nam Bộ, đặc biệt là chiến thắng Phước Long cuối năm 1974 – đầu năm 1975 càng cho thấy thực tế suy yếu của quân ngụy Sài Gòn và khả năng Mỹ khó quay lại Việt Nam. Đảng ta nhận định thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam đã đến.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 bắt đầu từ ngày 04/3 bằng ba đòn chiến lược: Chiến dịch Tây Nguyên mở đầu bằng trận đột phá đánh chiếm Buôn Ma Thuột, giải phóng Tây Nguyên; Chiến dịch giải phóng Huế – Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn – Gia Định kết thúc vào ngày 30/4. Qua gần 2 tháng chiến đấu với sức mạnh áp đảo về chính trị, quân sự, quân và dân ta đã giành được toàn thắng, kết thúc 21 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
2.2. Lịch sử ngày 1/5:
Mặc dù người Mỹ kỷ niệm Ngày Lao động vào tháng 9 và gắn nó với tiệc nướng hơn là đấu tranh giai cấp, nhưng Ngày Quốc tế Công nhân có mối liên hệ chặt chẽ với các sự kiện ở Mỹ
Ngày Quốc tế Công nhân không được dự định là một sự kiện hàng năm, nhưng do thành công đáng kể của nó vào năm 1890, Quốc tế thứ hai đã biến nó thành một sự kiện hàng năm. Mặc dù nó bắt đầu với yêu cầu giảm số giờ lao động chân tay cần thiết của người lao động, nó vẫn tiếp tục được quan sát ngay cả sau khi mục tiêu đó đã đạt được ở nhiều quốc gia công nghiệp lớn.
Nhà lý luận mácxít Rosa Luxemburg đã viết vào năm 1894, “Chừng nào cuộc đấu tranh của công nhân chống lại giai cấp tư sản và giai cấp thống trị còn tiếp tục, chừng nào mọi yêu cầu không được đáp ứng, thì Ngày tháng Năm sẽ là ngày biểu hiện hàng năm của những đòi hỏi này. Và, khi tốt hơn những ngày bình minh, khi giai cấp công nhân trên thế giới đã giành được sự giải cứu thì nhân loại có lẽ sẽ kỷ niệm Ngày tháng Năm để vinh danh những cuộc đấu tranh cay đắng và nhiều đau khổ trong quá khứ. “
3. Ý nghĩa của hai ngày 30/4 và 1/5:
3.1. Ý nghĩa của ngày 30/4:
Cách đây 47 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta từ đây tập trung sức lực và trí tuệ hàn gắn vết thương chiến tranh xây dựng cuộc sống mới; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chiến thắng ngày 30/4/1975 là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội do Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng, chói lọi trên con đường dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc. Quân và dân ta đã đánh thắng kẻ thù lớn mạnh và hung hãn nhất của loài người tiến bộ; kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho Tổ quốc; chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta; là thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới, góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì mục tiêu độc lập dân tộc, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội; cổ vũ động viên các dân tộc đang tiến hành công.
Ngày 30/4 được lấy làm kỷ niệm là sự ghi nhận sự kiện lịch sử có ý nghĩa đối với quốc gia, giá trị, ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; đường lối cách mạng Việt Nam; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về đường lối chiến tranh Nhân dân, toàn dân, toàn diện. Nêu bật sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tinh thần chủ động, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường của quân và dân ta; sức mạnh của hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam; sự giúp đỡ to lớn của bạn bè quốc tế, Nhân dân lao động và lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của Nhân dân ta; những nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam, đỉnh cao là cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo của Tổ quốc. Tôn vinh và tri ân các anh hùng, liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, đồng bào, chiến sỹ đã hy sinh tính mạng, sẵn sàng cống hiến sức lực, trí tuệ và của cải làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975.
3.2. Ý nghĩa của ngày 1/5:
– Ngày 1/5 bắt nguồn từ phong trào công đoàn, đặc biệt là phong trào tám giờ mỗi ngày, hỗ trợ tám giờ cho công việc, tám giờ để giải trí và tám giờ để nghỉ ngơi
– Ngày 1/5 từ lâu đã là một điểm quan trọng cho các cuộc biểu tình của nhiều nhóm xã hội chủ nghĩa, cộng sản và vô chính phủ. Ngày mùng 1 tháng Năm đã là một ngày lễ chính thức quan trọng ở các nước như Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Triều Tiên, Cuba và Liên Xô cũ. Lễ kỷ niệm Ngày tháng Năm thường có các cuộc diễu hành phổ biến và quân sự phức tạp ở các quốc gia này
– Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Ngày tháng Năm trở thành không gian liên tục diễn ra các cuộc diễu hành quân sự lớn tại Quảng trường Đỏ của Liên Xô và có sự tham dự của các lãnh đạo cao nhất của Điện Kremlin, đặc biệt là Bộ Chính trị, trên đỉnh Lăng mộ của Lenin. Nó đã trở thành một biểu tượng trường tồn của thời kỳ đó.
Trong quá trình công nghiệp hóa vào đầu thế kỷ 19, tầng lớp lao động đã bị bóc lột ở Hoa Kỳ bởi các nhà công nghiệp và bắt buộc phải làm việc đến 15 giờ một ngày. Điều này buộc công nhân phải lên tiếng phản đối sự bóc lột và họ yêu cầu lực lượng lao động được nghỉ phép, trả lương thích hợp và nghỉ việc.
Ngày 1 tháng 5 được chọn là Ngày Quốc tế Công nhân để kỷ niệm vụ Haymarket năm 1886 ở Chicago. Các thành viên của liên đoàn lao động đã thực hiện cuộc đình công ôn hòa đòi hỏi thời gian làm việc từ mười lăm đến tám giờ, tiền lương thích hợp và được nghỉ phép, trong số những người khác. Tuy nhiên, cuộc đình công đã vấp phải những vụ đánh bom khiến nhiều người thiệt mạng. Nhiều người biểu tình đã bị bắt và phải đối mặt với án tù chung thân, tử hình. Vụ việc được cho là đã tạo động lực lớn cho phong trào công nhân.
Vào ngày Quốc tế Lao động, các liên đoàn lao động và các nhà xã hội chủ nghĩa cùng nhau kỷ niệm ngày này bằng cách thực hiện các chương trình nhằm cải thiện điều kiện làm việc và tiền lương của lực lượng lao động.