Marketing Mix 4P được xem là một trong những chiến lược kinh điển với độ hiệu quả cao. Đây là một trong những công cụ marketing được rất nhiều ông lớn trên thị trường áp dụng. Vậy marketing 4P là gì? Chiến lược 4P trong marketing được hiểu như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về marketing 4P qua nội dung bài viết dưới đây.
Contents
Marketing Mix 4P là gì?
Marketing Mix 4P còn được gọi là marketing hỗn hợp, là tập hợp các công cụ tiếp thị nhằm đạt được mục tiêu quảng bá thương hiệu trên thị trường.
Thuật ngữ này được Neil Borden sử dụng đầu tiên vào năm 1953, sau đó được E. Jerome McCarthy phân loại thuật ngữ theo 4P vào năm 1960. Marketing mix 4P bao gồm các 4 yếu tố Product, Price, Place và Promotion được sử dụng phối kết hợp.
Phân tích chiến lược 4P trong marketing
Mô hình marketing Mix 4P bao gồm 4 yếu tố về sản phẩm, giá thành, phân phối và xúc tiến để phát triển chiến lược kinh doanh cốt lõi. Cụ thể chúng ta cùng phân tích từng yếu tố qua nội dung dưới đây để hiểu rõ hơn về 4P.
Product (sản phẩm) – Marketing Mix 4P
Product là yếu tố đầu tiên trong chiến lược Marketing Mix 4P, xác định việc doanh nghiệp sẽ cung cấp sản phẩm/dịch vụ gì cho người tiêu dùng. Đây có thể là vật phẩm hữu hình hoặc dịch vụ mà đơn vị cung cấp thị trường.
Doanh nghiệp cần xác định xem sản phẩm/ dịch vụ của mình có đáp ứng nhu cầu của khách hàng hay không. Cụ thể việc đánh giá sản phẩm thông qua những tiêu chí về chất lượng, chức năng, mẫu mã, dịch vụ chăm sóc, thương hiệu, bảo hành…
Ngoài ra, doanh nghiệp cần quan tâm đến chu kỳ phát triển sản phẩm từ khi mới đưa sản phẩm ra mắt thị trường đến khi phát triển, trưởng thành và biến mất trên thị trường. Từ đó mà doanh nghiệp có thể đưa ra những mục tiêu, chiến lược marketing khác nhau đem lại lợi nhuận.
Price (giá thành) – Marketing Mix 4P
Yếu tố tiếp theo mà bạn cần quan tâm là giá thành sản phẩm/dịch vụ. Bởi giá thành sản phẩm là yếu tố khơi gợi ấn tượng đầu tiên đối với khách hàng. Thông thường khách hàng nhận định mức giá tương đồng với chất lượng mà sản phẩm/dịch vụ đó mang lại. Thông qua giá cả sản phẩm mà doanh nghiệp có thể đưa ra những kế hoạch về chi phí sản xuất, chi phí phân phối.
Ngoài ra việc định giá sản phẩm còn góp phần ảnh hưởng đến các chính sách khuyến mãi. Đây được xem là một chiến lược giúp tăng doanh số hiệu quả cho doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Việc định giá sản phẩm cần dựa theo nhiều tiêu chí, phân tích tổng hợp về các mục tiêu chiến lược cho doanh nghiệp. Bởi nếu định giá sản phẩm sai gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của đơn vị.
Place (phân phối)
Phân phối (Place) là một trong những yếu tố quan trọng trong chiến lược Marketing Mix 4P. Đây là yếu tố giúp lưu chuyển,điều phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Ngoài ra, chính sách trung gian phân phối cũng góp phần ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
Chiến lược về chiều dài kênh phân phối
Khi sử dụng kênh phân phối trực tiếp, doanh nghiệp có thể kiểm soát chặt chẽ quá trình phân phối sản phẩm, thời gian lưu chuyển nhanh và thích ứng kịp với những diễn biến của thị trường.
Đối với kênh phân phối gián tiếp thì bạn không cần đầu tư ngân sách lớn, có thể tận dụng kinh nghiệm sẵn có của các trung gian phân phối nhằm chia sẻ rủi ro kinh doanh và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Chiến lược chiều rộng kênh phân phối
Kênh phân phối đại trà được áp dụng cho dòng sản phẩm tiêu dùng phổ thông, nhằm tiếp cận đến nhiều khách hàng nhất có thể.
Phân phối độc quyền được áp dụng cho dòng sản phẩm cao cấp, số lượng mặt hàng giới hạn nhằm kiểm soát chặt chẽ về chất lượng cũng như thương hiệu sản phẩm.
Phân phối chọn lọc là kiểu trung gian nằm giữa phân phối đại trà và độc quyền. Dạng phân phối này được áp dụng cho sản phẩm giá trị cao và thời gian sử dụng lâu dài.
Tù từng mục tiêu kinh doanh của đơn vị doanh nghiệp mà có những cách thức phân phối hàng hóa khác nhau.
Promotion (xúc tiến/chiêu thị)
Promotion còn được gọi là chiêu thị/xúc tiến thương mại, là yếu tố quan trọng trong Marketing mix 4P. Xúc tiến thương mại có vai trò thúc đẩy hoạt động mua bán nhanh hơn và củng cố địa vị của doanh nghiệp trên thị trường.
Đây là quá trình giới thiệu, tạo ra độ nhận diện sản phẩm và gây thiện cảm cho khách hàng. Một số hoạt động PR thương hiệu, sản phẩm như sử dụng catalog, truyền hình, báo đài, marketing online, mạng xã hội…
Ngoài ra, để quảng bá thương hiệu, sản phẩm thành công thì doanh nghiệp cần có sự sáng tạo để tạo ra những mối liên kết giữa khách hàng với sản phẩm.
Kết luận
Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Marketing Mix 4P và các yếu tố trong chiến lược 4P. Đây được xem là một chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp định hướng được mục tiêu, tệp khách hàng tiềm năng. Để có thể áp dụng thành công cho doanh nghiệp mình, bạn hãy nhớ rằng 4P này cần được kết hợp hòa quyện với nhau dựa trên đối tượng khách hàng và mục tiêu doanh nghiệp hướng đến.