Để phân tích, đánh giá tình hình sử dụng vốn doanh nghiệp có đem lại hiệu quả hay không cũng như khả năng thanh toán các khoản nợ có hợp lý hay không thì người ta sử dụng đến hệ số nợ, hệ số thanh toán. Vậy thế nào là hệ số nợ? Hệ số thanh toán? Ý nghĩa các hệ số trên.
1. Thế nào là hệ số nợ?
– Hệ số nợ là một hệ số quan trọng để quyết định đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không; hệ số này cho biết mức độ an toàn tài chính cao hay thấp, có trang trải được nợ khi doanh nghiệp phá sản hay không?
Công thức tính:
Hệ số nợ = Tổng nợ / Tổng tài sản
Ý nghĩa hệ số nợ
- Hệ số cho biết phần trăm tổng tài sản của công ty được tài trợ bằng các khoản nợ là bao nhiêu. Hệ số nợ thấp có thể cho thấy việc sử dụng nợ không hiệu quả, còn hệ số nợ cao thể hiện gánh nặng về nợ lớn, có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán.
- Để đánh giá tỷ số nợ của doanh nghiệp, phải căn cứ nhiều yếu tố như ngành, nghề, quy mô doanh nghiệp, mục đích vay vốn … thông thường, hệ số nợ ở mức 60% (60/40) là chấp nhận được, khá an toàn.
- Ngoài hệ số nợ, Hệ số Nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu cũng được dùng để đo lường mức độ rủi ro tài chính, cho biết mức độ thiệt hại của các chủ nợ khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán (phá sản).
2. Thế nào là hệ số thanh toán
Hệ số thanh toán
Các hệ số thanh khoản của doanh nghiệp phản ánh năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ.
2.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn (Current ratio)
– Công thức tính:
Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn / Nợ ngắn hạn
– Ý nghĩa của khả năng thanh toán ngắn hạn
- Khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ là tốt nếu tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chuyển dịch theo xu hướng tăng lên và nợ ngắn hạn chuyển dịch theo xu hướng giảm xuống. Hệ số này cao (lớn hơn 1) cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán hết các khoản nợ.
- Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn nhỏ hơn 1 cho thấy khả năng thanh toán kém. Tuy nhiên, cần xem xét cẩn trọng khi hệ số này tăng giảm; Chẳng hạn khi hệ số này tăng, có thể do nợ chưa thu tiền cao, hàng tồn kho nhiều chưa bán được … làm tài sản lưu động cao; thì khả năng thanh toán ngắn hạn cao chưa hẳn là tốt.
2.2. Khả năng thanh toán nhanh (Quick ratio)
– Công thức tính:
Khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động & đầu tư ngắn hạn – hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn
– Ý nghĩa của khả năng thanh toán dài hạn hạn
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh được loại trừ yếu tố hàng tồn kho- tính thanh khoản thấp nên nó phản ánh chính xác hơn khả năng thanh toán hiện hành.
- Hệ số này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp cũng khá khó khăn trong việc thanh toán nợ ngắn hạn; nếu hệ số này quá thấp so với khả năng thanh toán hiện hành cho thấy doanh nghiệp hiện tại đang quá phu thuộc vào hàng tồn kho.
2.3. Hệ số thanh toán tiền mặt (Cash ratio)
– Công thức tính:
Hệ số thanh toán tiền mặt = Tiền và các khoản tương đương tiền / Nợ ngắn hạn
– Ý nghĩa hệ số thanh toán tiền mặt:
- Tiền và cá khoản tương đương tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất, hệ số này cho thấy mức độ thanh toán nhanh của doanh nghiệp đối với các khoản nợ ngắn hạn.
- Chỉ số này càng cao thì rủi ro về thanh toán thấp, nhưng hệ số này cao quá cũng không hẳn tốt: hiệu quả sử dụng vốn thấp.
– Ngọc Anh –
>>> Đào tạo thực hành kế toán
>>> Trung tâm đào tạo kế toán tổng hợp
>>> Học kế toán ngắn hạn
- Chia sẻ
- Tweet