Lãi gộp là một cụm từ rất quen thuộc nhưng cũng khá mới mẻ đối với nhiều người. Vậy, lãi gộp là gì? Công thức và cách tính lãi gộp như thế nào?
Đối với các doanh nghiệp, công ty kinh doanh, lãi gộp là một phần không thể thiếu, thường xuất hiện trong các báo cáo tài chính. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh hay đang tìm hiểu về lĩnh vực liên quan thì lãi gộp là một cụm từ vô cùng mới mẻ.
Vì thế, trong bài viết, nganhangviet.org sẽ cung cấp những thông tin chi tiết giúp bạn trả lời được câu hỏi lãi gộp là gì? Công thức tính lãi gộp cũng như ý nghĩa của lãi gộp đối với doanh nghiệp.
Lãi gộp là gì?
Theo định nghĩa trong kinh doanh, lãi gộp hay còn gọi là lãi ròng. Đây là số tiền lãi mà doanh nghiệp thu được sau khi lấy doanh thu thực tế trừ đi chi phí kinh doanh. Hoặc bạn có thể hiểu theo một cách đơn giản, lãi gộp chính là sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra.
Đối với các doanh nghiệp nhập hàng từ nơi khác về bán thì lãi gộp là chênh lệch giữa doanh thu thuần và số tiền mà doanh nghiệp đã bỏ ra để nhập hàng. Còn đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thì lãi gộp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất hàng hóa.
Công thức và cách tính lãi gộp
Công thức tính lãi gộp được xem là cách tính vô cùng đơn giản. Chúng ta có thể dựa vào định nghĩa lãi gộp là gì để đưa ra công thức:
Lãi gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng hóa
Đối với những trường hợp doanh thu thuần thay cho Doanh thu, các bạn có thể áp dụng công thức sau:
Hệ số biên lợi nhuận gộp (%) = lợi nhuận gộp/doanh thu thuần.
Lưu ý: Lãi gộp và lợi nhuận gộp là hai thuật ngữ mang ý nghĩa tương đương nhau. Lãi gộp được sử dụng ở Hoa Kỳ, lợi nhuận gộp là thuật ngữ được sử dụng phổ biến ở Anh và Úc.
Ví dụ: Doanh nghiệp bạn kinh doanh quần áo, sản xuất 100 chiếc quần jean bán ra với đơn giá 100.000 VNĐ/chiếc. Chi phí để sản xuất ra một chiếc quần jean là 60.000 VNĐ. Như vậy, lãi gộp sẽ là: 100*100.000 – 100*60.000 = 4.000.000 VNĐ.
Tỷ lệ lãi gộp là gì?
Tỷ lệ lãi gộp hay còn được hiểu là tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc hệ số biên độ lợi nhuận gộp là tỉ lệ lợi nhuận hiển thị dưới dạng % doanh thu. Dựa vào tỷ lệ lãi gộp, bạn sẽ tính được lợi nhuận mà doanh nghiệp có được sau khi đã trừ hết các khoản chi phí. Hoặc, có thể so sánh tỷ lệ lãi gộp giữa các năm để đánh giá sự phát triển của một doanh nghiệp.
Công thức và cách tính tỷ lệ lãi gộp
Công thức:
Tỷ lệ lãi gộp (%) = Lãi gộp / Doanh thu
Ví dụ: Trong năm 2017, doanh nghiệp A có lãi gộp là 20 tỷ, doanh thu là 100 tỷ. Như vậy, tỷ lệ lãi gộp ( % ) = 20 / 100 = 20%.
Tương tự, trong năm 2018 doanh nghiệp A có lãi gộp 30 tỷ, doanh thu 200 tỷ. Như vậy, tỷ lệ lãi gộp ( %) = 300 / 200 = 15%
Từ những con số trên, chúng ta có thể thấy rằng, doanh thu của năm 2018 với năm 2017 tăng gấp đôi, nhưng tỷ lệ lợi nhuận lại giảm đi. Việc hiệu quả kinh doanh bị giảm sút xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như giá vật tư, nguyên liệu tăng, chi phí marketing lớn…Việc đánh giá các khía cạnh sẽ giúp doanh nghiệp có thể khắc phục được vấn đề còn tồn đọng.
Ý nghĩa lãi gộp, tỷ lệ lãi gộp trong kinh doanh
Để vận hành doanh nghiệp một cách hiệu quả, bạn cần hiểu được ý nghĩa của lãi gộp để có hướng đi đúng. Theo đó, lãi gộp, tỷ lệ lãi gộp mang đến những ý nghĩa trong kinh doanh như:
- Những con số về lãi gộp không chỉ giúp doanh nghiệp có cái nhìn khách quan về thu nhập mà còn giúp doanh nghiệp đưa ra những chính sách, chiến lược hợp lý.
- Dựa vào lãi gộp, nhà đầu tư có thể xem xét, đánh giá khả năng sinh lời của một doanh nghiệp.
- Trường hợp chi phí sản xuất quá cao, vượt doanh thu thì có thể giảm giá vốn bằng cách sản xuất ít tốn kém hơn. Ngoài ra, nếu doanh thu quá cao so với chi phí sản xuất thì có thể nâng cao chất lượng sản phẩm để có thêm lượng khách hàng cũng như khẳng định uy tín thương hiệu.
- Nếu lãi gộp nằm ở mức (-) thì có nghĩa là doanh nghiệp của bạn đang phải bù lỗ. Ngược lại, nếu đó là (+) thì bạn hoàn toàn có thể an tâm tiếp tục phát triển hoạt động để doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh.
Các trường hợp kinh doanh phí thấp lãi gộp cao
Những doanh nghiệp kinh doanh ổn định, có mức lãi gộp cao hay thấp dựa vào khả năng tính toán cũng như quy luật kinh doanh. Tuy nhiên, có một số doanh nghiệp bỏ ra chi phí thấp nhưng lãi gộp lại ở mức cao. Bạn có thể tham khảo một số trường hợp kinh doanh bỏ ra chi phí thấp nhưng lãi gộp cao sau đây:
- Quán bán đồ ăn sáng tiện lợi và giao hàng tận nơi như bánh mì, xôi…Những món đồ ăn sáng này chi phí rất rẻ nhưng khi chia nhỏ ra để bán cho từng vị khách thì giá thành của mỗi phần nhỏ sẽ được đẩy lên cao. Bên cạnh đó, giao hàng tận nơi cũng là hình thức kinh doanh mang lại lợi nhuận cao.
- Kinh doanh rau sạch và hoa quả online sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí thuê mặt bằng. Bạn có thể liên hệ với người nông dân trồng rau sạch để thu mua với giá thành rẻ. Sau đó, bán Online, khách hàng đặt là có giao tận nhà.
- Bán các loại thức uống mang đi cũng là một hoạt động kinh doanh phí bỏ ra thấp nhưng lợi nhuận mang về tương đối cao.
- Bán quần áo, các vật dụng gia đình online…Tất cả đều là những thứ cần thiết đối với các gia đình, vì thế mức lãi gộp bạn nhận được sẽ cao.
- Ngoài ra, các cửa hàng nhỏ lẻ bán cây cảnh mini, chim cảnh trực tiếp và online…cũng nhận được mức lãi gộp cao…
Từ những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã biết lãi gộp là gì, công thức tính lãi gộp như thế nào rồi chứ? Với những ai muốn kinh doanh thành công thì việc tìm hiểu về lãi gộp là kiến thức không thể thiếu. Hy vọng đó sẽ là chia sẻ hữu ích giúp công việc kinh doanh của bạn trở nên hiệu quả hơn.
TÌM HIỂU THÊM:
- Ký quỹ là gì? Lợi ích và đặc điểm của giao dịch ký quỹ
- Bảo lãnh ngân hàng là gì? Quy trình bảo lãnh ngân hàng hiện nay