Đường Glucôzơ được coi là một trong những chất không thể thiếu đối với cơ thể con người. Mặc dù vậy thì thì vẫn còn nhiều câu hỏi liên quan, mà phổ biến nhất là chức năng chủ yếu của đường Glucôzơ là gì đối với sức khỏe? Cùng S-Life tìm ra lời giải trong bài viết sau đây bạn nhé!
Contents
Đường Glucôzơ là gì?
Để biết được chức năng chủ yếu của đường Glucôzơ là gì thì chúng ta cần phân tích vào 2 yếu tố chủ đạo, đó là:
- Định nghĩa: Đường Glucôzơ là một loại hợp chất được tạo ra bởi thực vật và hầu hết các loại tảo trong quá trình quang hợp. Nó có thể nhận biết thông qua dạng kết tinh màu trắng hoặc tinh thể trắng, có vị ngọt và cực kỳ dễ bị tan trong nước.
- Xuất hiện nhiều trong các loại thực phẩm: Hầu hết mọi loại thực phẩm mà chúng ta thường bổ sung vào cơ thể đều có chứa một lượng đường Glucôzơ, tuy nhiên hàm lượng này sẽ cao hoặc thấp tùy vào nguồn thực phẩm. Một số loại tiêu biểu có thể kể tới là bánh mì giàu tinh bột, trái cây rau củ hay đặc biệt là các chế phẩm từ sữa.
Chính vì sự có mặt rộng rãi trong các loại thực phẩm nên việc nạp Glucôzơ vào cơ thể là điều tất yếu, và đây cũng là lý do nhiều người quan tâm loại đường này có chức năng gì, tác động như thế nào đối với sức khỏe.
Chức năng của đường Glucôzơ đối với cơ thể
Theo nhiều nghiên cứu và báo cáo khoa học đã chứng minh, đường Glucôzơ đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe. Khi được bổ sung vào cơ thể, hợp chất này trực tiếp thực hiện các chức năng sau đây:
Tham gia xây dựng cấu trúc tế bào
Nếu bạn thắc mắc chức năng chủ yếu của đường Glucôzơ thì câu trả lời là tham gia hầu hết hoạt động sống của cơ thể. Lượng Glucôzơ được giải phóng khỏi thực phẩm sẽ được vận chuyển trong tế bào hồng cầu, trong khi số dư thừa sẽ dự trữ dưới dạng glycogen ở gan cho những trường hợp cần bổ sung năng lượng bất chợt.
Nếu tế bào không có sự tham gia của đường Glucôzơ thì gần như không thể hoạt động ổn định do không được cung cấp năng lượng cần thiết.
Cung cấp năng lượng cho tế bào cơ thể
Chức năng chủ yếu của đường Glucôzơ là cung cấp năng lượng, thúc đẩy các cơ quan trong cơ thể hoạt động với cường độ cao. Và đặc biệt hơn cả là khả năng cung cấp năng lượng được đẩy mạnh từ cấp độ tế bào.
Lượng Glucôzơ trong các loại thực phẩm và đồ uống được nạp vào cơ thể sẽ được phân giải, chuyển hóa thành năng lượng hoặc dự trữ theo dạng dưỡng chất cần thiết. Có thể nói năng lượng dự trữ theo dạng Glucôzơ là rất nhiều, khi được phân giải sẽ chuyển thành con số calo ấn tượng, tạo điều kiện để các tế bào được nạp đầy và hoạt động mạnh mẽ hơn.
Theo nghiên cứu thì đường glucozo cũng có trong các thực phẩm khác, trong đó có con bò cười. Vậy ăn phô mai con bò cười có béo không?
Chất dẫn truyền thần kinh quan trọng
Não bộ là cơ quan cần nhiều Glucôzơ nhất trong cơ thể của bạn. Đây là chất dẫn truyền thần kinh trung gian đối với não, kết nối các hoạt động thần kinh ngoại vi. Đây cũng là hợp chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa năng lượng và đảm bảo khả năng hoạt động ổn định của não bộ.
Nếu cơ thể của bạn bị thiếu Glucôzơ sẽ dẫn tới một số chứng bệnh thần kinh như rối loạn não, mất nhận thức, gặp phải nhiều vấn đề trong quá trình phát triển não bộ, về lâu dài ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Tăng cường trí nhớ và tập trung
Đường Glucôzơ là nguồn năng lượng chính, giúp mọi hoạt động của cơ thể diễn ra bình thường. Đặc biệt với những người làm việc thiên về tư duy và trí tuệ thì đường Glucôzơ càng thể hiện tầm quan trọng đối với hoạt động não bộ. Bạn sẽ cần đảm bảo hàm lượng Glucôzơ cho não bộ nhằm nâng cao khả năng tư duy, tăng cường trí nhớ cũng như duy trì sự tập trung trong thời gian dài hơn.
Kiểm soát lượng đường huyết
Lượng đường Glucôzơ trong máu luôn luôn được kiểm soát bởi Insulin tiết ra từ tuyến tụy. Đường huyết duy trì ở mức độ ổn định là điều kiện để cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh, có thể hoạt động và làm việc trong nhiều điều kiện khác nhau. Đồng thời cũng cho thấy các chỉ số sức khỏe được thể hiện theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên trong trường hợp tuyến tụy gặp vấn đề, không tiết đủ lượng Insulin cần thiết thì có thể gây ra bệnh tiểu đường.
Với những chức năng kể trên, có thể khẳng định rằng đường Glucôzơ đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe và thể trạng của mỗi người. Do đó việc bổ sung Glucôzơ vào chế độ ăn là điều không thể bỏ qua.
Nguyên lý hoạt động của Glucozo
Sau khi đã xác định được chức năng chủ yếu của đường Glucôzơ là gì, chắc hẳn nhiều người cũng sẽ tò mò đến nguyên lý hoạt động của hợp chất này trong cơ thể diễn ra như thế nào.
Trong một ngày, lượng Glucôzơ cần xử lý là rất lớn, đặc biệt đối với những người hoạt động liên tục và đòi hỏi cơ thể được tiêu thụ nhiều năng lượng. Khi cơ thể tiết ra enzyme phá vỡ Glucôzơ, tuyến tụy sẽ tiết ra Insulin để kiểm soát lượng Glucôzơ trong máu ở mức độ ổn định.
Điều này tạo ra vòng lặp tuần hoàn, phải có sự cân bằng giữa lượng đường huyết và insulin. Trong trường hợp hạ đường huyết do thiếu Glucôzơ, cơ thể sẽ bị mệt mỏi, uể oải và choáng váng. Nhưng khi lượng đường huyết tăng cao thì bạn cũng sẽ bị suy thận, suy giảm thị lực, suy giảm hệ thống miễn dịch, làm tổn thương đến hệ thần kinh.
Từ đây chúng ta có thể thấy rõ được chức năng chủ yếu của đường Glucôzơ là gì và vì sao cần cung cấp một lượng đủ để cơ thể hoạt động ổn định.
Những loại thực phẩm giàu Glucozo
Nhìn chung thì hàm lượng đường Glucôzơ trong máu cao hoặc thấp đều gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Bạn nên cân nhắc chọn các loại thực phẩm sau đây vào chế độ ăn hàng ngày nhằm cân bằng lượng Glucose ở mức hợp lý:
- Trái cây: Bao gồm các loại như vải thiều, chanh leo, lựu, xoài, kiwi, nho, ổi, chuối, đào, lê, táo,…Tất cả đều có chứa đường Glucôzơ tự nhiên, dễ bổ sung vào thực đơn hàng ngày.
- Tinh bột: Các loại đồ ăn từ tinh bột khi được tiêu hóa sẽ chuyển hóa thành glucose, cung cấp năng lượng cho cơ thể với một con số ấn tượng.
- Chế phẩm từ sữa: Trong các loại thực phẩm này có chứa hàm lượng Glucôzơ ở mức ổn định, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn uống. Ngoài ra cũng dễ dàng điều chỉnh nhờ có nhiều phương án lựa chọn khác nhau.
Chỉ số Glucôzơ trong máu cho biết điều gì?
Chúng ta đều đã biết chức năng chủ yếu của đường Glucôzơ là gì, nhưng bạn đã biết gì về chỉ số Glucôzơ trong máu thể hiện điều gì hay chưa?
- Nếu chỉ số ở mức bình thường, cơ thể của bạn sẽ luôn ở trạng thái hoạt động hiệu quả và khỏe mạnh. Chỉ số đường huyết cơ bản thường được đo trước khi ăn hoặc trước khi vận động thể dục thể thao.
- Khi mức đường huyết hơn 130 mg/dl lúc đói hoặc cao hơn 180 mg/dl sau khi ăn cho thấy bạn đang bị tăng đường huyết. Khiến cơ thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ như đái tháo đường, suy giảm hệ miễn dịch và mất nước, nhiễm trùng da, giảm thị lực.
- Trong trường hợp mức đường huyết ở dưới 70mg/dl thì bạn đang bị tụt đường huyết. Nếu tình trạng liên tục kéo dài sẽ khiến cơ thể bị suy yếu, tim đập nhanh, lo lắng, chóng mặt, co giật, hôn mê và cần được hỗ trợ y tế ngay lập tức.
Nắm bắt được chức năng chủ yếu của đường Glucôzơ là gì, bạn sẽ không còn phải lo lắng về những vấn đề đối với sức khỏe. Hãy chăm chỉ bổ sung dưỡng chất cho cơ thể ngay từ hôm nay để kiểm soát lượng đường huyết ở mức ổn định, và đừng quên đón đọc thêm những bài viết bổ ích từ S-Life Việt Nam trong thời gian tới!