Trong cuộc sống, chúng ta tiếp xúc với rất nhiều người, nên khó tránh việc gặp mặt những kẻ “ăn cháo đá bát”. Đau lòng hơn nữa nếu đây chính là người chúng ta tin tưởng và yêu mến.
Contents
1. “Ăn cháo đá bát” là gì?
Bạn đã biết ẩm thực Việt Nam vô cùng phong phú, với đa dạng các món đặc sản ba miền: Bắc, Trung, Nam. Ấy thế mà, tại sao ông bà ta lại dùng món cháo trong câu thành ngữ này?
Cháo là món ăn dễ nấu, bình dân và chỉ cần một ít gạo thôi đã đủ một nồi to cho cả gia đình. Đây cũng là món nuôi lớn chúng ta từ thuở nhỏ, bởi cháo là món dễ ăn và giúp tiêu hóa nhanh chóng nhất.
Hơn thế nữa, đối với những gia đình nghèo khổ, cháo được xem là món ăn cứu đói qua ngày. Món cháo không cần cầu kỳ, chỉ cần ít muối hay một cục đường nhỏ cũng đủ ấm lòng.
Từ đó, để thấy được giá trị của một tô cháo không chỉ nằm ở mặt hình thức, mà nó chứa đựng tấm lòng và tình cảm bên trong. Mặc dù không phải cao lương mỹ vị nhưng lại nuôi dưỡng ta khôn lớn, bảo bọc lúc ta gặp phải khó khăn trong cuộc sống.
Thành ngữ “Ăn cháo đá bát” ám chỉ những kẻ khi đói được người khác cho tô cháo, nhưng sau khi no nê còn thẳng chân đá chiếc bát đi. Cũng giống một số thành phần trong xã hội, họ nhận được sự giúp đỡ và sau đó đáp trả bằng lòng phản bội.
Nói đến đây, có lẽ mỗi người đã có đáp án cho câu “Ăn cháo đá bát” nói đến điều gì?. Đúng vậy, thành ngữ này nhằm lên án những kẻ vong ơn bội nghĩa với người đã giúp mình vượt qua những lúc hoạn nạn. Thậm chí, “hạt cháo còn dính trên môi” mà đã vội ngoảnh mặt quay đi, làm ngơ trong lúc ân nhân của mình vướng phải khó khăn. Thậm chí còn có thể hãm hại sau lưng họ.
Xem thêm: Có chí làm quan có gan làm giàu – câu tục ngữ thể hiện ý chí mạnh mẽ, quyết tâm trong mọi việc
2. “Ăn cháo đá bát” và lối sống vô ơn trong xã hội
Ngày nay, chúng ta bị cuốn theo vòng xoáy tiền tài, danh lợi. Xã hội dần đặt giá trị vật chất lên hàng đầu và xem thường lối sống tình cảm, trọng nghĩa tình. Không khó để bắt gặp những câu như: “Điều gì không mua được bằng tiền, có thể mua được bằng rất nhiều tiền”
Câu nói ấy, tưởng chừng như vô hại. Nhưng, nếu được truyền bá rộng rãi, lâu dần thế hệ trẻ mai sau sẽ hình thành lối suy nghĩ lệch lạc. Từ đó đánh mất cách cư xử tốt đẹp giữa con người với con người cũng như giá trị đạo đức.
Chúng ta cũng không còn xa lạ trước những tình huống “khách hàng là thượng đế” ở những nơi như nhà hàng, khách sạn. Họ sẵn sàng dùng những lời lẽ chua cay với nhân viên nếu cảm thấy không hài lòng với chất lượng phục vụ.
Phải chăng những lời nói vô tâm ấy xuất phát từ sự vô ơn ngay trong ý thức mỗi người, mà có lẽ họ sẽ khó nhìn ra được khiếm khuyết của bản thân.
Trường hợp ngược lại, những bạn nhân viên lại có thái độ xem thường hoặc tỏ vẻ cáu có với khách hàng. Thiết nghĩ trong mối quan hệ kinh doanh thuận mua thì vừa bán, không ai đi xin xỏ hay bố thí.
Vậy, tại sao chúng ta có thể vô ơn với nhau? Sự biết ơn nên nằm từ hai phía: “Tôi cảm ơn anh đã mang đến chất lượng phục vụ và sản phẩm chất lượng”. Đồng thời chủ doanh nghiệp cũng cần bày tỏ sự biết ơn đối với những người tin tưởng và mang đến lợi nhuận cho công ty.
Cuộc sống không bao giờ là suôn sẻ, nếu bạn lâm vào hoàn cảnh túng thiếu được người thân và bạn bè giúp đỡ. Vậy mong rằng, bạn hãy biết ơn trước tấm chân tình này, bởi thứ bạn đang vay họ không phải là vật chất mà là sự tin tưởng và tình nghĩa. Đừng khiến họ phải thốt lên rằng, bạn là kẻ “Ăn cháo đá bát”.
Xem thêm: Thấm nhuần lời dạy lòng biết ơn và hiếu kính qua 16 câu ca dao tục ngữ về ông bà
3. Những câu nói nhắc nhớ về lòng biết ơn ý nghĩa nhất
Bên cạnh thành ngữ “Ăn cháo đá bát” chúng ta cùng nhau đọc qua những câu nói hay về sự vô ơn, phản bội trong cuộc sống ngay dưới đây:
- Những kẻ tiểu nhân bỉ ổi thường vong ân bội nghĩa. Vong ân bội nghĩa vốn là một phần của những kẻ bỉ ổi – Sưu tầm
- Muốn con người không vong ơn bội nghĩa, chẳng khác nào việc muốn sói ăn chay. – Sưu tầm
- Sinh ra một đứa con vong ơn bội nghĩa còn tổn thương người hơn cả nọc độc của loài rắn độc.- Sưu tầm
- Rõ ràng trong lòng cố ý mà lại nói rằng vì bất đắc dĩ. Rõ ràng là thờ ơ lạnh nhạt mà lại nói rằng lực bất tòng tâm. Rõ ràng là ân đoạn nghĩa tuyệt mà lại nói là vong ân bội nghĩa. – Sưu tầm
- Tôi cảm thấy hối hận vì đã đưa anh vào cuộc sống của tôi. Tôi biết rõ anh là người vong ơn bội nghĩa, vậy mà tôi vẫn ở bên cạnh anh những lúc anh buồn. – Sưu tầm
- Thường xuyên ghi nhớ ân tình ủa người khác. Đối xử với mọi người xung quanh và hoàn cảnh xung quanh bằng một trái tim biết ơn. Thì thế gian này sẽ là thiên đường. Nếu đối xử với mọi người xung quanh và sự vật xung quanh bằng sự vô ơn, bạc bẽo. Thì thế gian này sẽ là địa ngục. – Sưu tầm
- Vô ơn là bản tính của con người. Nó giống như là cỏ dại mọc sinh trưởng ở khắp nơi. Biết ơn thì lại giống như hoa hồng, cần phải tận tâm vun trồng và tưới tắm bằng tình yêu. – Sưu tầm
- Nói một cách nghiêm ngặt, trên thế giới này không hề tồn tại cái gọi là vong ơn bội nghĩa. Chỉ là bản thân chúng ta nhìn sai người lúc ban đầu mà thôi. – Sưu tầm
- Con cái vô ơn giống như một bàn tay đưa thức ăn vào miệng. Nhưng cái miệng đó lại cắn luôn cả bàn tay. – Sưu tầm
- Một người vô ơn bạc bẽo. Họ có thể bán rẻ người nô bộc trung thành nhất của mình và người bạn trung thực nhất của mình. Vì một sự đố kỵ hay sợ hãi nào đó. – Sưu tầm
- Biết ơn thì nhỏ bé trong những đức tính tốt đẹp. Vong ơn bội nghĩa lại là thói quen xấu xa nhất. – Sưu tầm
- Nhân loại vô ơn bạc bẽo. Khi bạn không còn làm việc cho họ nữa, họ sẽ quên hết tất cả mọi thứ tốt đẹp về bạn. Đồng thời sản sinh thù hận. – Sưu tầm
Thành ngữ “Ăn cháo đá bát” là lời phê phán cho những kẻ sống vô ơn bội nghĩa, cũng như lời khuyên để chúng ta đừng dẫm lên lối sống trái đạo đức của con người.
Cuộc sống vốn ngắn ngủi, mong rằng bạn và tôi hãy sống thật hạnh phúc, mang những điều tốt lành đến cho xã hội và trân trọng tình cảm của người xung quanh.
Sưu tầm Nguồn ảnh: Internet