Ngoại ngữ luôn là một chủ đề nhạy cảm khi tìm việc. Bạn đã vượt qua vòng đầu với bộ CV Tiếng Anh tiêu chuẩn. Nhưng vẫn không thể tránh cảm giác hồi hộp, lo lắng khi nghĩ tới phỏng vấn Tiếng Anh. Cùng sumuoi.mobi chuẩn bị kĩ để tránh rơi vào trường hợp này nhé
Contents
CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
1. Tell me about yourself. (Hãy giới thiệu về bản thân bạn.)
Nhìn qua thì câu hỏi này có vẻ đơn giản nhất, nhưng thực chất lại là câu hỏi quan trọng nhất. Vì nó là mở đầu của cuộc phỏng vấn, và tạo cho nhà tuyển dụng ấn tượng ban đầu về con người bạn. Nhà tuyển dụng có hình dung tốt hay xấu về bạn phụ thuộc rất lớn vào cách bạn trả lời câu hỏi này có khéo léo không.
Bạn đang xem: Attention to detail là gì
Nội dung cùng chủ đề mà có thể bạn sẽ quan tâm:
Thông thường, bạn sẽ giới thiệu qua về tên tuổi, ngành học, tính cách, kinh nghiệm và một số mục tiêu, mong muốn của bản thân.
Ví dụ:
– I am ABC. I grew up in Viet Nam and studied finance. I’m a hard worker and I like to take on various challenges to improve my skills. I also love reading and bicycling in free time.
(Tôi là ABC. Tôi lớn lên tại Việt Nam và theo học ngành tài chính. Tôi là một người chăm chỉ và muốn đón nhận nhiều thử thách khác nhau để trau dồi các kỹ năng. Tôi cũng thích đọc sách và đạp xe vào thời gian rảnh.)
Tuy nhiên nếu chỉ trả lời như trên thì chắc chắn chẳng gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Vậy nên hãy chú ý 5 cách bắt đầu ấn tượng đối với loại câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh này ngay sau đây:
– I can summarize myself/ who I am in three words. (Tôi có thể khái quát bản thân trong 3 từ)
Câu này sẽ gây sự chú ý của nhà tuyển dụng ngay lập tức, đồng thời thể hiện sự súc tích và khả năng nắm bắt vấn đề của bạn rất tốt.
– People who know me best say that I’m … (Những người biết tôi rõ nhất thường bảo tôi là …)
Câu trả lời này cho thấy bạn là người khách quan và có sự tự nhận thức về bản thân mình.
– When I was 6 years old, I always wanted to … (Từ khi 6 tuổi tôi đã luôn muốn …)
Điều này thể hiện bạn hoàn toàn có tầm nhìn, sự chuẩn bị và nghiêm túc đối với công việc này từ rất lâu, chứ không phải một quyết định bồng bột.
– The compliment people give me most frequently is … (Lời khen mà mọi người hay nói với tôi nhất là…)
Đây là một lời chứng thực khách quan, và cho thấy khả năng lắng nghe và tiếp nhận các phản hồi của bạn.
– The quotation I live my life by is … (Châm ngôn sống của cuộc đời tôi là…)
Câu trả lời chứng minh nhận thức, sự hiểu biết và khả năng muốn vươn cao của bạn.
2. What are your strengths? (Điểm mạnh của bạn là gì?)
Đến câu hỏi này bạn đã có thể nói sâu hơn về các ưu điểm, thế mạnh và triển vọng đối với công việc của bạn. Tuy nhiên nhiều quá cũng không tốt. Hãy chắt lọc những thế mạnh thiết thực và phù hợp với công việc nhất. Nếu không có thể nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn là kẻ khoa trương và không biết kiềm chế bản thân đấy.
Ví dụ:
– I’ve always been a great team player. I’m good at keeping a team together and producing quality work.
(Tôi luôn là một người đồng đội tuyệt vời. Tôi làm tốt trong việc kết nối nhóm với nhau và đạt được chất lượng công việc.)
– I learn quickly and love challenges.
(Tôi học hỏi nhanh và thích thử thách.)
– I always pay attention to details and get the job done well.
(Tôi luôn chú ý đến từng chi tiết và hoàn thành tốt công việc.)
3. Why did you leave your last job? (Tại sao bạn lại nghỉ công việc trước?)
Đây là loại câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh đòi hỏi bạn phải trả lời thật khéo léo, nếu không sẽ khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn là người thiếu cam kết gắn bó với công việc. Khéo léo ở đây không có nghĩa là bịa lý do và nói dối. Hãy cứ trung thực và nói những điều cần thiết. Ngầm thể hiện được bạn là người có mục tiêu nghềnghiệp rõ ràng thì càng tốt.
Ví dụ:
– I thought I was not suitable for the previous boring working environment. I really want to experience new things.
Xem thêm:
(Tôi nghĩ là mình không phù hợp với môi trường làm việc nhàm chán lúc trước. Tôi thực sự muốn trải nghiệm nhiều điều mới hơn.)
– I wanted to focus on finding a job where I can grow professionally.
(Tôi muốn tập trung tìm một công việc có thể giúp mình phát triển một cách chuyên nghiệp.)
4. What are your negative traits? (Những hạn chế của bạn là gì?)
Câu hỏi này cũng cần bạn phải chọn lựa và trả lời thông minh. Và tốt nhất hãy kèm theo cách khắc phục các nhược điểm để nhà tuyển dụng nhìn thấy quyết tâm và sự đầu tư nghiêm túc cho công việc của bạn.
Ví dụ:
– I usually focus on details instead of the bigger picture. So now I’m learning how to focus on the overall progress as well. (Tôi thường quá chú tâm vào chi tiết mà không chú ý đến toàn cảnh. Vậy nên bây giờ tôi đang học cách nhìn chung hơn vào toàn bộ quá trình.)
– It seemed to be bad, but in college I found that I procrastinated a lot. I realized this problem, and I’m working on it by finishing my work ahead of schedule. (Điều này có vẻ là xấu, nhưng khi học đại học tôi thấy rằng bản thân rất hay chần chừ. Tôi đã nhận ra vấn đề này, và tôi đang cải thiện nó bằng cách hoàn thành công việc trước thời hạn.)
5. What are your short-term and long-term goals? (Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn là gì?
Qua câu hỏi này nhà tuyển dụng có thể đánh giá về kế hoạch cũng như tầm nhìn của bạn. Vậy nên câu trả lời cần phải rõ ràng, rành mạnh và có định hướng. Mục tiêu ngắn hạn chắc chắn phải có, còn dài hạn thì có thể bạn chưa xác định được. Không sao, hãy cứ tỏ rõ quan điểm rằng bạn muốn trải nghiệm nhiều hơnvà tìm ra đam mê thực sự của mình trước khi xác định mục tiêu dài hạn chẳng hạn.
Ví dụ:
– In short term, I want to learn the basics of marketing and experience the real market as much as possible. So I can grow as a market analyst, which is my long-term goal.
(Trong ngắn hạn, tôi muốn học những điều cơ bản của marketing và trải nghiệm thị trường thực tế càng nhiều càng tốt. Từ đó tôi có thể trở thành chuyên gia phân tích thị trường, đó là mục tiêu dài hạn của tôi.)
– I want to become a valued employee of a company in advance. I want to make difference and I’m willing to work hard to achieve my goal. And then I want to build a special career that I can be proud of.
(Trước tiên tôi muốn trở thành một nhân viên có ích của công ty. Tôi muốn tạo nên sự khác biệt và tôi sẵn sàng làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu này. Sau thì tôi muốn xây dựng một sự nghiệp đặc biệt mà tôi có thể tự hào.)
6. What do you think makes you a good fit for this company? (Điều gì khiến bạn nghĩ rằng mình hợp với công ty này?)
Với câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh này, nhà tuyển dụng đang muốn nhìn thấy những kỹ năng bạn có và những ưu điểm phù hợp với điều mà họ đang tìm kiếm. Cũng giống như câu hỏi về thế mạnh, bạn hãy chọn lọc những kỹ năng và kinh nghiệm phục vụ tốt cho công việc đang ứng tuyển.
Ví dụ:
– Nếu đang ứng tuyển công việc Sales, bạn có thể nhấn mạnh sự tự tin, kỹ năng thuyết phục và giải quyết vấn đề.
I’m so confident in my persuading and problem-solving skills.
(Tôi rất tự tin vào kỹ năng thuyết phục và giải quyết vấn đề của mình.)
– Nếu ứng tuyển công việc SEO web, bạn hãy nói về khả năng viết và kinh nghiệm viết bài, làm việc với web trước đây của mình.
I’m good at writing, and I worked for a travel agency as a copywriter in 2 years.
(Tôi có khả năng viết tốt, và đã từng làm vị trí viết bài cho một đại lý du lịch trong 2 năm.)
7. Do you have any questions? (Bạn còn câu hỏi gì không?)
Đây cũng là dạng câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh “kinh điển” như câu đầu tiên. Với câu này, người bình thường sẽ chỉ nói không có và cảm ơn. Những người thông minh sẽ biết cách thể hiện sự quan tâm và tìm hiểu kỹ lưỡng đối với công ty. Đưa ra được những câu hỏi thông minh cũng sẽ giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Vậy nên đừng dại mà nói “Tôi không có” rồi đứng dậy ra về nhé.
Ví dụ:
– What would be the first project I’d be working on if I was offered the job?
(Nếu tôi được nhận công việc này, dự án đầu tiên mà tôi được tham gia là gì?)
– I have searched but could not find much information about your company. Can you tell me more about the organizing system?
(Tôi đã tìm hiểu nhưng không thể tìm thấy nhiều thông tin về công ty. Anh/chị có thể nói cho tôi nhiều hơn về hệ thống tổ chức của bên mình được không?)
Trong một cuộc phỏng vấn, tất nhiên sẽ phát sinh rất nhiều câu hỏi khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của ứng viên và yêu cầu bên phía công ty. Trên đây chỉ là những câu hỏi thường gặp và cần lưu ý khi trả lời nhất.
Tất nhiên phần trả lời chỉ là gợi ý của chúng tôi, hãy thỏa sức sáng tạo và tạo ra phong cách riêng của bạn. Như vậy mới thực sự khiến nhà tuyển dụng bị ấn tượng và cân nhắc. Chúc các bạn luôn trả lời tốt những câu hỏi tiếng Anh khi phỏng vấn!
Còn nếu bạn vẫn đang gặp khó khăn trong việc viết CV bằng tiếng Anh, hãy đến với công cụ tạo CV miễn phí của sumuoi.mobi để được giúp đỡ:https://www.sumuoi.mobi.vn/mau-cv
TỪ VỰNG CẦN THIẾT
Personal details/ information: thông tin cá nhânWork ethic: đạo đức nghề nghiệpHire: thuê, tuyểnCompany: công tyCorporation: tập đoànInterpersonal skills: kỹ năng giao tiếpTeamwork: kỹ năng làm việc nhómLogical/ Critical thinking: Tư duy logic/ phản biệnProblem-solving skill: kỹ năng giải quyết vấn đềPresentation skills: kỹ năng thuyết trìnhColleague: đồng nghiệpGood fit: người phù hợpEmployer: nhà tuyển dụngEmployee: người ứng tuyểnRecruitment: đợt tuyển dụngStrength: thế mạnhWeakness: điểm yếuPotential: tiềm năng, triển vọngManage/ Arrange: quản lý, sắp xếpOrganize: tổ chứcActive: năng động, chủ độngDescribe: mô tảWork style: phong cách làm việcChallenge: thách thứcOppotunity: cơ hộiPressure: áp lựcExperience: trải nghiệmSupervisor: người giám sátManager: người quản lýAim/ Goal: mục tiêuAmbitious: có tham vọngOrientation: định hướngCreative/ Think out of the box: sáng tạoGrowth: sự phát triển, tăng trưởngResponsibility: trách nhiệmResponsible: có trách nhiệmSuitable: phù hợpKnowledge: kiến thứcPersonality: tính cách, phẩm chấtPassion: đam mêPositive: tích cựcWell-organized: ngăn nắp, tổ chức tốtReliable/ Dependable: đáng tin cậyHonest: trung thựcDedicated: cống hiến, tận tụyHard-working: chăm chỉExperience: kinh nghiệmProfessional: chuyên nghiệpTeam player: người cùng độiTeam leader: đội trưởng
CHÚC CÁC BẠN PHỎNG VẤN THÀNH CÔNG
- Enhancing là gì
- Turquoise là gì
- Vẽ kỹ thuật tiếng anh là gì
- Cấp dưới tiếng anh là gì