Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2022 đã chính thức được phát động từ ngày 1/4/2022 với chú đề Khát vọng phát triển đất nước. Sau đây là chi tiết Thể lệ cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc 2022 cùng với gợi ý đáp án bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2022 đề 1, mời các bạn cùng tham khảo.
Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2022 đề 1 bao gồm 2 câu hỏi về việc chia sẻ cảm nhận về cuốn sách truyền cảm hứng về lối sống tích cực và viết sáng kiến kinh nghiệm nhằm phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu gợi ý bài thi Đại sứ văn hóa đọc 2022, Đại sứ văn hóa đọc 2022 đề 1 giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo cũng như lên ý tưởng cho bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc 2022 được tốt hơn. Sau đây là nội dung chi tiết bài mẫu Đại sứ văn hóa đọc 2022, mẫu bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc 2022. Mời các em cùng tham khảo.
1. Đề Đại sứ văn hóa đọc 2022 – đề 1
Câu 1: Chia sẻ cảm nhận của em về một cuốn sách đã truyền cảm hứng, hướng em tới lối sống tích cực, có ý thức xây dựng môi trường sống văn hóa lành mạnh, có trách nhiệm với xã hội, khơi dậy khát vọng cống hiến và phát triển đất nước.
Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng? (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, kết quả đạt được).
2. Đáp án Đại sứ văn hóa đọc 2022 – đề 1
Xem đáp án câu 1 Tại đây.
Xem đáp án câu 2 Tại đây.
Gợi ý câu 1 Đại sứ văn hóa đọc 2022 – đề 1
Bài mẫu 1
Các bạn đã nghe về câu chuyện một cậu bé vừa sinh ra đã mất đi cả đôi chân lẫn đôi tay của mình nhưng vẫn có một sức sống vô cùng mãnh liệt và vô cùng thành công hay chưa? Nếu chưa thì đó chính là câu chuyện về vị diễn giả nổi tiếng, là chủ tịch và là CEO của tổ chức quốc tế Life Without Limbs -Nick Vujicic. Nick Vujicic đã từng nói: “Không có mục tiêu nào quá lớn. Không có ước mơ nào quá xa vời”. Anh chính là bằng chứng sống cho câu nói đó và anh không chỉ vực dậy chính bản thân mình mà còn tiếp lửa cho hàng triệu người trên thế giới thông qua cuốn sách “Cuộc sống không giới hạn”. Đây là một cuốn sách vô cùng đặc biệt không chỉ vì người viết cuốn sách là một người “đặc biệt” mà ý nghĩa và giá trị nó để lại vẫn còn nguyên cho đến ngày nay. “Cuộc sống không giới hạn” là cuốn sách hay kể về cuộc đời chính tác giả. Trong cuộc đời chúng ta không thể biết trước được tương lai sẽ ra sao, có bao nhiêu khó khăn và thử thách nhưng điều quan trọng là chúng ta phải biết cố gắng, vượt qua bản thân, dũng cảm và chiến đấu với tất cả gian khổ đó. Khi bạn có niềm tin, sự hy vọng và lòng nhiệt huyết chắc chắn mọi công lao của bạn sẽ được đền đáp. Cuốn sách như một lời tự sự chân tình nhưng đã truyền được cảm hứng vô cùng to lớn đối với bạn đọc. Với những bài học được rút ra từ câu chuyện khiến cho ta nâng cao được nhận thức bản thân, hướng ta tới lối sống tích cực: lạc quan, yêu đời, có niềm tin, dũng cảm, cố gắng vượt lên hoàn cảnh,…để có thể cống hiến và phát triển cho chính bản thân mình cũng như gia đình và toàn xã hội.
Bài mẫu 2
Người ta vẫn thường nói đọc sách để cho chúng ta có thể mở mang được những điều hay, bố ích và đầy thú vị. Đọc sách còn giúp chúng ta được truyền cảm hứng, để hướng tới những điều tốt đẹp, đến lối sống tích cực. Cuốn sách đã truyền cảm hứng cho tôi là cuốn ” Dám bị ghét” của Kishimi Ichiro và Koga Fumitake. Đây là một trong những tác phẩm kinh điển về dóng sách tâm lý tại Nhật Bản. Tại sao cuốn sách đó lại có thể thu hút người đọc như vậy? Cuốn sách đã đề cập đến những cách thức để điều hòa các mối quan hệ trong xã hội, những góc khuất u tối của xã hội. Những rào cản của xã hội đã ai dám vượt qua chưa? Ai đã sẵn sàng đối mặt với những lời chê bai, chế giễu bản thân để đối mặt với cuộc sống hay chưa? Cuốn sách sẽ giúp cho bạn tìm thấy được hạnh phúc, vượt lên những khó khăn để thay đổi bản thân. Trờ thành một phiên bản hoàn hảo nhất của bản thân. Chắc chắn bạn đã từng than phiền về những khó khăn, những vấp ngã trong cuộc sống, và tự đổ lỗi cho người khác, hay đổ lỗi cho hoàn cảnh khiến bạn thất bại. Thứ bạn cần làm là biết quên đi những sai lầm trong quá khứ để tiếp tục sống cho hiện tại và hướng đến những thành công trong tương lai. Cuốn sách sẽ giúp bạn suy nghĩ tích cực hơn, hướng đến những điều tốt đẹp và khơi dậy những ý thức cống hiến cho đất nước, cho xã hội của bạn.
Bài mẫu 3
Cuộc sống đang hạnh phúc hay bế tắc, cuộc sống đó được trải đầy hoa hồng hay là nhiều chông gai. Bạn có muốn cuộc sống của mình thay đổi theo hướng tốt đẹp hay không? Vậy hãy đọc cuốn sách “ Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi” – Andrew Matthews. Chúng ta sẽ phải thay đổi như thế nào đó là điều mà nhiều người vẫn chưa có thể nghĩ ra.
Chúng ta khó có thể thay đổi được xã hội, được cộng đồng, thay đổi được cuộc sống ngoài kia. Nhưng mà chúng ta chỉ cần thay đổi cách suy nghĩ và nhìn nhận vấn đề thì mọi thứ sẽ khác. Cuốn sách “ Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi” là mong muốn sẽ đánh thức tiềm năng tiềm ẩn của mỗi con người chúng ta. Nếu xã hội càng phát triển mà bạn vẫn cứ dậm chân tại chỗ, không có sự thích nghi đối với những điều mới mẻ thì bạn sẽ mãi thụt lùi lại phía sau. Nên việc thay đổi suy nghĩ, thay đổi những thói quen sẽ làm bạn cảm thấy có thể tiến gần hơn, hội nhập hơn với thế giới. Đọc cuốn sách sẽ giúp ta đưa ra các giải pháp hữu ích và phù hợp để bạn sẵn sàng đối mặt và giải quyết các tình huống khó khăn và thất bại trong cuộc sống của mình. Tác giả có hẳn một chương có tiêu đề “ hãy sống cho hiện tại” bạn hãy sống thật vui vẻ, hạnh phúc cho hiện tại. Hãy tự hoàn thiện bản thân hàng ngày để hiện tại luôn là phiên bản hoàn hảo nhất của mình. Bạn phải hoàn hảo hơn hôm qua, hơn quá khứ của mình. Bạn hãy cố gắng nhìn nhận mọi việc, mọi điều một cách tích cực nhất có thể, không được chán nản mà hãy cố gắng nắm giữ hạnh phúc của bản thân.
Để cuộc sống được tốt và tích cực bạn hãy học ngay cách thay đổi bản thân mình từ những điều nhỏ nhặt nhất. Từ đó hướng tới một lối sống tích cực, lạc quan và luôn luôn yêu đời. Mong được cống hiến tuổi trẻ của mình cho đất nước, cho quê hương.
Gợi ý câu 2 Đại sứ văn hóa đọc 2022 – đề 1
– Sáng kiến kinh nghiệm nhằm phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng theo em là ATM sách
– Mục đích: để cho sách tiếp cận được đến nhiều người, nhân rộng văn hóa đọc trong toàn cộng đồng.
– Phương pháp
+ Chúng ta cần đặt những cây ATM sách ở những nơi tập trung đông dân cư.
+ Chọn lọc những cuốn sách hay và gần gũi với mọi người.
– Kết quả
+ Nhiều người đã đọc sách, và tiếp thu văn hóa đọc trong cộng đồng
– Tác động
+ Thay đổi cách nhìn, thói quen của cộng đồng về văn hóa đọc.
3. Câu hỏi Đại sứ văn hóa đọc 2021 đề 1
Câu 1: Chia sẻ về một cuốn sách mà em yêu thích hoặc một cuốn sách đã làm thay đổi nhận thức hoặc cuộc sống của em.
Câu 2: Nếu được chọn trở thành Đại sứ văn hóa đọc, em sẽ có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích các bạn và mọi người đọc sách nhiều hơn?
Lưu ý: Đề thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2021 vẫn giữ nguyên so với đề 2020.
4. Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc thủ đô 2021 đề 1
1. Câu 1: Chia sẻ về cuốn sách mà em yêu thích
Một lít nước mắt – Tác giả Kito Aya
Có những điều tưởng chừng giản dị trong cuộc sống con người, tuy nhiên mấy ai lại quan tâm, để ý đến. Có những ước mơ mới nhìn qua cảm thấy rất bình thường, nhưng có những người khao khát mãi cũng không với lấy được nó. Vì vậy, chúng ta hãy luôn trân trọng những điều bình dị nhất ngay xung quanh chúng ta và hãy làm những việc có thể làm khi ta còn sống. Cách nhìn cuộc sống của tôi đã thay đổi như thế từ khi tôi đọc cuốn sách này, tôi càng thêm trân trọng cuộc sống cũng như đồng cảm và yêu quý,nâng niu cuốn sách” bảo bối” của tôi, đấy là cuốn sách: “Một lít nước mắt”.
Cuốn sách “một lít nước mắt” quả là một câu chuyện cảm động, sâu lắng, dựa trên nhân vật có thật là cô bé Aya người Nhật Bản mắc phải căn bệnh nan y thoái hóa tiểu não khi mới vừa tròn mười lăm tuổi nhưng có một nghị lực phi thường. Nhan đề cuốn sách thật giàu hình ảnh và ý nghĩa nhưng phải chăng là một cách nói thậm xưng, nói quá.
Không đâu, bởi khi đọc xong cuốn sách này, tôi lại nghĩ, một lít nước mắt thì vẫn chưa đủ, vẫn còn quá ít bởi lẽ câu chuyện này đã làm cảm động, rung cảm đến hàng triệu trái tim người đọc, khiến hàng triệu giọt nước mắt rơi, muôn đời chưa ráo. Cuốn sách được xuất bản dựa trên nhật kí của Aya với câu chuyện mười năm chống chọi với cái chết thật phi thường và ở tuổi hai mươi lăm, cái tuổi đẹp nhất đời người, cô đã gác bút nghìn thu, gác mọi ước mơ, hoài niệm, hi vọng về một tươi lai tốt đẹp.
Cô gái xinh đẹp ấy đã ra đi vì cơn bạo bệnh khi tuổi đời còn quá ngắn ngủi hai mươi lăm năm với những dự định cuộc sống còn nhiều dang dở. Và ước mơ lớn nhất của cô ngay lúc này đó là:” Liệu con có thể kết hôn được không?”. Cô luôn khao khát về tình yêu và hạnh phúc. Cô cần một hạnh phúc giống như bao người, thật sự rất cần… Ước mơ chưa thể thực hiện mà đã ra đi, một ước mơ, một niềm khát khao cháy bỏng làm nhức nhối tâm can người đọc.
“Con người ta ai cũng mang nặng những ưu phiền
Hễ nhớ về quá khứ là nước mắt tuôn rơi
Còn hiện thực quá phũ phàng và tàn nhẫn
Mơ ước nhỏ nhoi không cách nào thực hiện
Nghĩ đến tương lai lại sụt sùi nước mắt”.
Cuốn sách này chỉ có thể tái hiện được một phần nào đó nỗi đau của cô nhưng nó đã làm tôi xót xa khôn xiết. Khi bị bệnh, cô ăn uống khó khăn, tay chân không thể cử động như những người bình thường, tình yêu đến với cô rồi cũng xa cô khi biết cô bị bệnh, bạn bè ai cũng xa lánh vì sợ bị làm phiền, khi cận kề cái chết, mặt cô trở nên xấu xí, biến dạng.
Nhưng nghị lực sống phi thường không để cô có thể gục ngã mà buộc cô phải tiếp tục sống. Bởi trong tận cùng của sự phũ phàng, tuyệt vọng, cô vẫn còn có cha mẹ yêu thương bằng cả tấm lòng, có cả Asou – một người bạn thân luôn bên cạnh cô, động viên, an ủi, khóc cùng cô những lúc khó khăn nhất. Cũng chính tình yêu thương đó đã tiếp thêm nghị lực để cô có thể tiếp tục sống thêm mười năm nữa.
Các bạn biết không, cách nhìn nhận cuộc sống của Aya rất khác biệt. Bên cạnh nghị lực phi thường, cô còn có cảm nhận khá sâu sắc về cuộc sống bên ngoài:” Mình muốn trở thành không khí”. Cô ấy ước ao mình có cuộc sống nhẹ nhàng êm dịu như bao người và muốn cho mọi người biết đến sự tồn tại của mình trên cuộc đời này.
Có lẽ căn bệnh nghiệt ngã này đã khiến cho cô có cái nhìn sâu sắc hơn với thế giới, với những gì đang diễn ra xung quanh cô, tuy đơn sơ nhưng gần gũi, cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. Và chính lúc này đây, cô đã cảm nhận được tình cảm gia đình dành cho mình, thiêng liêng và cao cả biết nhường nào.
“Ở nơi đó, có lẽ tôi sẽ không còn nước mắt nữa”, ở thế giới hiện tại cô đã khóc thật nhiều nhưng tâm hồn vẫn luôn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, cô ước mong thi đậu vào trường Đại học nổi tiếng ở Nhật Bản. Nhưng có lẽ mong ước ấy mãi mãi không thể thực hiện được, cô giờ đã đi đến một thế giới khác, một thế giới không còn nước mắt nữa. Trước khi chết, cô đã có một ước nguyện:” con muốn mình được nằm giữa một rừng hoa, ba..mẹ..đừng quên con nhé”.
Đúng như vậy, vào cái ngày cô ra đi, tất cả mọi người biết được câu chuyện nhật kí của cô, đều xúc động, thương tiếc đến chia buồn. Trên tay mỗi người đều cầm một bó hoa tạo thành một rừng hoa xung quanh cô Aya đầy nghị lực phi thường. Đóa hoa hướng dương mà cô đã viết trong những năm tháng cuối đời:” Con biết cha mẹ luôn cầu mong một điều kì diệu sẽ đến với con.
Nhưng nếu điều kì diệu không xảy ra, mong cha mẹ cũng đừng đau buồn..” Và một câu nói mãi làm nghẹn ngào tâm hồn người đọc:” Tại sao lại là con chứ ?” Có ai đọc những dòng chữ này mà không đau lòng? Phải chăng tất cả là do số phận như Nguyễn Du từng nói:
“Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt thì người phải theo
Bắt phong trần, phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao”.
Đây là một cuốn sách đáng để chúng ta đọc và ngẫm nghĩ, tái hiện một câu chuyện thấm đẫm tính nhân văn và nghị lực phi thường. Đọc “ Một lít nước mắt “ để ta thêm trân trọng từng giây, từng phút trong cuộc đời này. Cuộc sống của tôi diễn ra vẫn bình thường như bao ngày, tôi vẫn cảm nhận được ánh nắng mặt trời, cát, gió, không khí.
Nhưng chỉ khác là từ khi tôi đọc cuốn sách ấy, tôi càng thêm trân trọng những điều giản dị ấy mà trước đây tôi chẳng để ý đến. Và tôi cảm ơn cuốn sách yêu dấu này đã giúp tôi nhận ra và thêm trân trọng những khoảnh khắc đẹp trong cuộc đời khi còn có thể.
Cây chuối non đi giày xanh – Tác giả Nguyễn Nhật Ánh.
Tôi đã từng nghe nói ở đâu rằng “sách là thế giới”. Quả thật đúng như vậy, sách là thế giới thu nhỏ, cho phép ta trải nghiệm, cảm nhận rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Qua những câu chuyện đầy xúc động mỗi người lại tự rút ra những bài học cho riêng mình. Đối với tôi cuốn sách gối đầu giường, cuốn sách tôi yêu thích nhất chính là “Cây chuối non đi giày xanh” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
Câu chuyện được bắt đầu thật tự nhiên hợp lý. Nhân vật Đăng cũng là nhân vật chính trong tác phẩm nhận được lời đề nghị của người bạn: “Mày viết cho tao một bài về những kỉ niệm lúc mày còn ở đây… Mày viết thật thơ mộng vào. Như viết tiểu thuyết càng tốt”. Nhận lời đề nghị của người bạn, Đăng đã bắt tay vào viết, đó cũng là lúc biết bao kỉ niệm xưa cũ, trong trẻo, hồn nhiên của tuổi thơ ùa về: tình bạn, tình yêu, tình cảm thầy trò. Những kỉ niệm ấy thật đẹp đẽ, mơ mộng và đáng trân trọng biết bao.
Trong cuốn truyện điều tôi ấn tượng nhất là hành trình tuổi thơ cũng là hành trình phát triển từ tình bạn thành tình yêu của Đăng và nhỏ Thắm. Những đứa trẻ con ngây thơ, hồn nhiên bên nhau trong suốt thuở thiếu thời: bị chết đuối hụt, chúng cùng đi học bơi, bảo vệ nhau trước những kẻ xấu, cùng nhau đi học, cùng nhau cười đùa,… và chúng ngượng ngùng, xấu hổ khi nghe thấy những lời chòng ghẹo, trêu đùa từ người khác.
Nhưng trên hết đó là sự quan tâm, giúp đỡ nhau chân thành, tha thiết. Tôi đã vô cùng ngỡ ngàng, ngạc nhiên với hành động hồn nhiên mà cũng đầy chân thành của chú tiểu Khôi, Phan… khi Thắm buộc phải lấy người mà bố mẹ mai mối. Đó còn là sự yêu thương vô bờ của mẹ Thắm dành cho đứa con của mình. Chẳng phải ai khác mà chính là bà đã dán tờ giấy ấy trước nhà với nội dung phản đối hôn nhân lạc hậu. Bà mẹ ấy thật bao dung và vĩ đại biết bao. Bà biết rằng nếu bị phát hiện chắc chắn nhỏ Thắm sẽ bị ăn đòn, bởi vậy bà tình nguyện làm việc đó để đỡ đòn roi thay cho con.
Tác phẩm còn thể hiện tình người, tình làng nghĩa xóm đầm ấm, thân thiết. Ông hớt tóc chẳng khác nào ông Ba Bị mà bố mẹ vẫn dọa mỗi lần tôi hư. Ông hay chòng ghẹo những đứa bé trong làng, miệng ông nhai trầu đỏ lòm làm tất cả những đứa trẻ trong làng phải khiếp sợ. Nhưng khi thấy Đăng và Thắm bị ngã nước, sắp chết đuối ông đã vội vàng xuống cứu. Ẩn sau con người gàn dở ấy là cả một tấm lòng nhân hậu và lương thiện biết bao.
Và còn rất nhiều câu chuyện nhỏ nhặt, vô cùng đời thường trong truyện khiến người ta đọc một lần rồi chẳng thể nào quên được. Có lẽ khi đọc cuốn sách này những đứa trẻ nông thôn sẽ như được sống lại những kí ức ngây thơ, hồn nhiên của mình. Chỉ là những câu chuyện vặt, câu chuyện nhỏ nhưng đầy chất nhân văn và thấm đẫm tình người.
Truyện được viết bằng giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, thấm đẫm chất trữ tình. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, đậm chất Nam Bộ khiến người đọc cảm nhận được thân thương, gần gũi. Không chỉ vậy, Nguyễn Nhật Ánh còn tạo dựng tình huống đặc sắc, những chi tiết bất ngờ làm câu chuyện trở nên hấp dẫn, lí thú hơn.
Gấp cuốn sách lại, những gì đọng lại trong lòng mỗi người không chỉ là giọng văn đằm thắm, chân thành mà còn bởi tình người sâu sắc, cảm động, bởi những suy nghĩ hồn nhiên, ngây thơ nhưng hết sức chân thành. Qua tác phẩm, không chỉ tôi mà rất nhiều bạn khác sẽ rút ra cho mình bài học riêng cho mình: bài học về tình bạn, tình cảm hàng xóm, về tình cảm gia đình,…
Cảm nhận về cuốn sách Tôi đi học
Tôi rất thích đọc sách hay xem báo về những tấm gương sáng, vượt khó để đi đến thành công, vinh quang như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Ngọc Ký,Trần Văn Thước,Nguyễn Công Hùng,…Trong đó, người tôi ngưỡng mộ nhất là thầy Nguyễn Ngọc Ký, cái tên rất thân thuộc với bao thế hệ thiếu niên Việt Nam đã trở thành biểu tượng của lòng quyết tâm và kiên trì.Sự quyết tâm kiên trì của thầy thể hiện rõ qua cuốn tự truyện “Tôi Học”do chính thầy sáng tác.
Lên 4 tuổi, Nguyễn Ngọc Ký bị liệt 2 tay, 7 tuổi tập viết bằng chân. Cả chặng đường tuổi thơ của ông chỉ có một ước mơ duy nhất là quyết chí đi học để được như những người bình thường. Và ông đã vượt lên sự run rủi của số phận, trở thành một nhà giáo ưu tú viết bằng chân. Cũng đôi chân ấy, ông đã viết sách, làm thơ, dạy học, tư vấn để vẽ lên một huyền thoại, một tấm gương vượt khó như biểu tượng cho nhiều thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam noi theo.Cuốn tự truyện nói về cuộc sống gian nan, khó khăn và ý chí phấn đấu của câu học sinh khi bị liệt cả hai tay. Chuyện bắt đầu vào những năm thực dân Pháp sang xâm lược nước ta. Chúng thỉnh thoảng câu đại bác khiến dân làng chịu biết bao nỗi cơ cực,vất vả. Những pháo đại bác đã làm tan nát nhà cửa, nhiều người bị thương và nỗi đau mất mát nhất là cảnh mất đi người thân yêu của mình. Mỗi khi nghe tiếng súng giặc là dân làng tản ra những chiếc hầm ngoài đồng.Vào mùa đông trong một lần trốn giặc Ký đã bị cảm. Cơn sốt ngày càng tăng không thể mời thầy lang đến chữa trị vì bốn bên đều có giặc ba của Ký mời ông lang hàng xóm. Ba ngày trôi qua Ký đã tỉnh lại nhưng đôi tay bỗng nặng trịch không thể nhắc lên nổi. Từ đó đôi tay Ký bị liệt khi mới 4 tuổi.
Kể từ ngày Ký bị liệt cả hai tay là những chuỗi ngày buồn tủi, gò bó như một con chim non đang lúc tập bay bị gãy cánh,bị bạn chê cười là “thằng què”. Suốt ngày Ký quanh quẩn trong nhà, thấy đôi lúc chán nên ra sân đình thấy tụi bạn chơi sôi nổi, Ký muốn lao vào dự cuộc nhưng không thể. Từ ấy, mọi sinh hoạt của Ký phải dựa vào bố, mẹ hay các chị. Bây giờ nghĩ lại Ký thương bố mẹ nhiều lắm, lẽ ra ít nhất phải giúp đỡ bố, mẹ chén nước, cái tăm. Thế mà chả giúp được gì mà còn bắt bố mẹ hầu hạ đủ mặt.
Hòa bình lập lại, đất nước hoàn toàn giải phóng, làng quê trở nên nhộn nhịp lạ thường. Bà con trong làng ấp gọi nhau ra đồng cày cấy. Mọi sự thay đổi quay về chiều quỹ đạo nhưng tiếc thay đôi tay Ký mãi không thể như trước được. Rồi các lớp học được mở khấp nơi. Trẻ con nô nức đến lớp. Có các bạn của Ký là Bằng, Tam, Oánh cũng đến lớp vậy là chẳng còn ai chơi với Ký cả. Ở nhà cứ mỗi lần nghe tụi bạn đến lớp Ký thèm lắm. Ký quyết định ngắm bọn trẻ đi học. Qua mấy lần học trộm qua cửa sổ. Ký xin cô cho học cùng các bạn nhưng thấy tay Ký như vậy cô Cương ái ngại khuyên Ký về nhà chơi cho các bạn học. Bỗng Ký òa khóc Cô Cương dẫn Ký ra ngõ.Về nhà Ký xin bố,mẹ cho đi học với các bạn. Cuối cùng, bố Ký đã xin cô Cương thấy Ký như thế mà ham học cô đồng ý. Sáng hôm sau cô Cương dẫn Ký vào lớp. Từ đó Ký được đi học.
Ký sung sướng, hả hê lắm. Trong lớp Ký ngồi cạnh Bằng, Bằng giúp Ký rất nhiều trong học tập và mỗi khi các bạn trêu Ký là Bằng bênh ngay. Trong lớp Ký được cô giáo dạy về nhà Ký được chị dạy thêm.Thấm thoát chưa bao lâu Ký đã nhận ra mặt chữ. Nhưng những đứa bạn học đã biết viết. Mỗi khi cô giáo đưa quyển vở Ký thấy tủi tủi không được như tụi bạn.
Một hôm buổi chiều,khi về nhà Ký gặp cô giáo và nói về những chiếc lá có những hình vẽ . Cô giáo bảo là do con chim dùng mỏ để vẽ . Về nhà Ký suy nghĩ mãi hay mình dung mồm để viết nhưng không được làm sao lật tập. Ngày hôm sau Ký thấy đàn gà con bới rác tìm mồi. Ký quyết định bắt đầu viết bằng chân xem sao. Cô Cương biết Ký viết bằng chân nên đã cho một cây bút chì xanh đỏ, một quyển vở. Sau đó cô tập cho Ký viết bằng chân. Ban đầu mới tập bút cứ rớt hoài mọi người khuyên nên bỏ cuộc, nhưng vì không nản chí Ký đã viết được các con chữ và dần dần được cô giáo cho điểm 5,8 rồi 10.
Mùa thu năm ấy Ký phải xa cô Cương vào trường mới. Và cứ như thế từ lớp vỡ lòng đến khi tốt nghiệp trung học, Ký luôn là một học sinh giỏi, được thầy yêu bạn mến. Trong kì thi học sinh giỏi toán lớp 7 của miền Bắc, Ký đứng thứ 5. Lúc còn ở lứa tuổi thiếu niên, Nguyễn Ngọc Ký đã hai lần được Bác Hồ gửi tặng huy hiệu của Người.
Thầy Nguyễn Ngọc Ký luôn biết ơn những người đã quan tâm, chăm sóc Ký như: cô Cương, thầy Châu, thầy Chữ, thầy Bằng, Tam, Phụ, Liễu, Bích, Nghiệp,.. nhờ có thầy cô, bạn bè cậu bé bị liệt đôi tay nên Nguyễn Ngọc Ký mới được như ngày hôm nay.
Tôi rất thích cuốn sách này bởi lẽ nó là một câu chuyện thực tế tuy khó tin về một cậu bé bị liệt lại có thể trở thành một thầy giáo ưu tú nhưng tất cả là sự thật.Thầy đã dùng chân viết lên số phận của mình như một huyền thoại.
Điều tôi tăm đắc nhất ở cuốn sách là nội dung, lời văn chân thật gợi nhiều hình ảnh thôn quê như bọn trẻ chơi ở sân đình làm nhiều người gợi nhớ tuổi thơ của mình.Tôi rất thích câu “Tôi sẽ chẳng bao giờ quên quãng thời gian ngắn ngủi đáng yêu ấy, những ngày đôi tay của tôi còn lành lặn. Bây giờ nhớ lại, tôi ước gì được sống lại, dù chỉ đôi phút…”Lần đầu tôi đọc đoạn này tôi nhìn đôi tay của mình, cảm thấy hạnh phúc vô cùng và nghĩ nếu mình là Ký thì mình sẽ như thế nào, một cảm giác đau đớn thương tiếc bất chợt trong tim khiến tôi nhói lòng, thật đáng sợ. Điều tâm đắc thứ ba tôi thấy dụng ý tác giả viết cuốn sách này cho học sinh noi theo, sự kiên trì vượt khó của tác giả qua những câu chuyện trong sáng, chân tình trong mỗi trang sách sẽ mãi là ngọn lửa thắp sáng cho tâm hốn bao thế hệ.
Sau khi đọc xong cuốn sách nói về cuộc đời đầy khổ luyện và ý chí phấn đấu, vượt qua nghịch cảnh để đến với thành công của người thầy “tàn nhưng không phế”. Tôi đi học là cuốn tự truyện kể về chặng đường vất vả mà thầy Nguyễn Ngọc Ký đã trải qua. Câu chuyện chân thật về sự khổ luyện đầy cảm động của Nguyễn Ngọc Ký thật đáng để mọi người noi theo. Cuốn tự truyện Tôi đi học như một lời nhắn nhủ cho học sinh hãy cố gắng học tập tốt hơn, lao động và rèn luyện tốt hơn để sau này trở thành người có ích cho xã hội.
“Hãy sống đừng để cho một phút nào của tuổi trẻ trôi đi hoài phí. Không có gì ngày mai. Không đạt được nếu hôm nay ta biết học hết mình” (Nguyễn Ngọc Ký).
Cảm nhận về quyển sách mà em yêu thích
Với cuộc sống bộn bề ngày nay, dường như số thời gian làm việc chiếm nhiều hơn thời gian chúng ta nghỉ ngơi,bên cạnh đó cùng xu thế hội nhập,hại đại hóa của xã hội,tuy làm cho cuộc sống chúng ta tiện nghi, thoải mái hơn,nhưng cũng vô tình chính vì điều ấy mà một số thói quen tốt của chúng ta bị mai một dần, trong đó có thói quen đọc sách. Nhưng thật vô cùng may mắn, một số người vẫn còn giữ được thói quen tốt này và điều quan trọng là trong tương lai không xa thói quen ấy sẽ trở lại và dần đi sâu vào nếp sống hằng ngày của mỗi người và ngày càng được nhân rộng khi có sư góp sức của công ty……. trong việc đưa văn hóa đọc sách trở lại, đặc biệt là trong môi trường học đường, nơi đào tạo, ươm mầm cho những tài năng của đất nước, giúp ích cho xã hội bằng chương trình thiết thực mang tên “Thư viện thông minh”. Với đủ mọi loại sách giúp ích cho học sinh trong quá trình tự học cũng như đáp ứng được nhu cầu giải trí cho các bạn, sau thời gian học tập căng thẳng, bên cạnh đó còn củng cố thêm cho các ban một số kiến thức, kĩ năng cần thiết trong đời sống. Trong đó có một cuốn sách mà em vô cùng ưng ý, một cuốn sách đã làm thay đổi cách sống của em, đặc biệt trong việc nhìn nhận và phân tích sự việc và còn hơn thế nữa là trong cách xua tan những phiền muộn lo lắng ngay từ tên của cuốn sách “Quẳng gánh lo đi và vui sống “của tác giả người Mỹ Dale Carnagie, được nhiều người biết đên và chiếm được đông đảo số lượng đọc giả, trong đó có cả em. Cứ sau mỗi buổi học là em luôn cảm thấy căng thẳng, đặc biệt là trong những kì kiểm tra hay thi cử thì cứ y như rằng em luôn cảm thấy mệt mỏi, lo lắng và đầu óc cứ rối bời, không ngừng suy nghĩ. Và nếu buổi kiểm tra hay kì thi không thuận lợi thì em luôn bị hai chữ “phiền muộn “bám theo dai dẳng và chính cuốn sách nà là chiếc chìa khóa giải thoát cho em khỏi những nỗi âu lo, phiền muộn ấy, trả lại sự tự do cho bản thân em và dường như nó còn tiếp thêm cho em nhiều năng lượng để học tập và vui chơi mà không phải mang bộ mặt ủ rũ, mệt mỏi nữa. Cuôn sách này là “bài thuốc “kì diệu cho tinh thần của riêng em, không tốn chi phí củng chẳng tốn nhiều công sức, khi mà mỗi qui tắc hay những lời giảng giải trong cuốn sách này đều là những dược liệu quí trong bài thuốc ấy. Chính cuốn sách này đã làm thay đổi cách nhìn nhận cũng như suy nghĩ của em trước những vấn đề nan giải, nó làm cho cuộc sống của em đơn giản hơn, từ đó mọi vật xung quanh cũng như những việc làm của em dường như trở nên đẹp hơn trong cuộc sống, những ga màu tối đã dần được thay thế bằng những ga màu sáng hơn trong bức tranh của cuộc sống muôn màu muôn vẻ của em và dường như sự lạc quan, yêu đời luô hiện diện bên cạnh em. Cũng chính nhờ quyển sách này mà trong viêc học, cũng như thi cử dường như trở nên nhẹ nhàng hẳn đối với em. Thật đúng với tên của cuốn sách, sau khi đọc xong cuốn sách này, bao nhiêu gánh nặng trên vai như lo lắng, ưu phiền… Dường như được trút bỏ hết và mỗi ngày em đều vui sống mà không phải bận tâm điều gì nữa. Chân thành cảm ơn công ty ……. đã tổ chức chương trình “Thư viện thông minh”, giúp em và nhiều bạn được tiếp cận với nguồn tri thức không lồ, trong đó có cuốn sách mà em thích nhất, một cuốn sách đã mở ra cho em một cách sống mới hoàn toàn khác với trước đây, cuốn sách với cái tựa hết sức chân thật “Quẳng gánh lo đi và vui sống”.
Chia sẻ về cuốn sách đã làm thay đổi nhận thức của em
Nếu có ai đó hỏi, liệu một quyển sách có khả năng làm thay đổi đời người không, tôi sẽ trả lời rằng tôi hiếm khi nghi ngờ điều đó. Một quyển sách, đến vào đúng thời điểm, có thể làm cho cuộc sống của ta rẽ sang hướng khác.
Đấy không phải là điều bạn được tuyên truyền hay dạy bảo, mà chính bạn sẽ rút ra được kết luận này, khi bắt gặp quyển sách của đời mình.
Tôi nhớ một buổi chiều ở Era, quán café sách quen thuộc tôi hay ghé lại mỗi khi rảnh rỗi. Khi đang chăm chú chọn sách trên chiếc giá sách nhỏ hai ngăn sát tường, có một người khách nữa trong quán cũng đến kệ sách. Đó là một người lạ, nhưng chúng tôi vẫn gật đầu chào nhau, có lẽ vì những ai cùng chung sở thích sẽ cảm thấy dễ gần hơn.
Và trong lúc cả hai đang chọn sách, anh quay sang tôi bắt chuyện, chủ yếu vẫn là hỏi về những thể loại sách tôi thích đọc. Rồi người lạ hỏi tôi, em đọc Bắt Trẻ Đồng Xanh chưa. Nhận được một cái lắc đầu thay câu trả lời, anh rút trong giá sách ra một quyển rất cũ, đưa cho tôi kèm lời giới thiệu “em đọc thử đi, sẽ không thấy tiếc thời gian đâu”.
Tôi nhớ mình đã ngồi lại đọc cho đến hết quyển sách được giới thiệu ấy. Cho đến bây giờ, tôi vẫn không tiếc khoảng thời gian đã bỏ ra cho bất kỳ quyển sách nào, không hẳn chỉ vì tôi thích đọc, mà có lẽ vì một quyển sách dù rất tệ cũng sẽ mang lại cho bạn vài điều gì đó đáng nói. Và nếu một lúc nào đó bạn được đắm chìm trong những trang viết tuyệt vời, thì đó hẳn là những khoảnh khắc đáng quý.
Nhưng sẽ hay hơn nhiều, nếu khi buông quyển sách xuống, và thoát ra khỏi thế giới của nó mà ảnh hưởng của những gì bạn đọc được vẫn còn đó, đi theo bạn, trở thành một phần của bạn. Bắt Trẻ Đồng Xanh, đối với tôi – là một quyển sách như thế.
Tôi tìm thấy sự đồng cảm với nhân vật chính – Holden Caulfield, chàng trai 17 tuổi bị đuổi khỏi trường dự bị Pencey vì những lý do như đã thi trượt bốn trong tổng số năm môn, hay không chịu học hành, nhưng lý do lớn nhất là cậu đã chán đến tận cổ một nền giáo dục giáo điều, rỗng tuếch; cũng như những con người đạo đức giả và bộ tịch đầy rẫy trong môi trường học tập của cậu.
Tôi dõi theo bước chân của Holden – một cậu trẻ thông minh và nhạy cảm – chỉ vừa bước một chân qua ngưỡng cửa của sự trưởng thành, còn nhiều băn khoăn, nghi ngờ, đôi lúc chán nản cùng cực. Cho dù là ở New York xa xôi, hay ngay tại đây, chung quanh chúng ta và có thể ngay chính bản thân chúng ta nữa, chúng ta luôn tìm thấy những nỗi băn khoăn, những hoài nghi, và sự phản kháng thậm chí nổi loạn của giới trẻ.
Có thể chính vì thế mà qua nhiều năm, Bắt Trẻ Đồng Xanh luôn tìm được những cảm xúc đồng điệu trong lòng người đọc, và luôn có ảnh hưởng đến những lớp độc giả trẻ tuổi. Ở đó, người ta bắt gặp hình ảnh của mình, hoặc là một phần của chính mình.
Ngay từ lần xuất bản đầu tiên tại Hoa Kỳ năm 1951, Bắt Trẻ Đồng Xanh (nguyên tác: The Catcher in the Rye) đã trở thành một hiện tượng. Bị chỉ trích như một quyển sách tồi tệ vì dùng ngôn ngữ thô tục và đề cập đến tôn giáo, xã hội và giáo dục một cách “không chính thống”, nhưng đồng thời Bắt Trẻ Đồng Xanh cũng là quyển sách được đưa vào chương trình giáo dục trung học của Hoa Kỳ.
Hình tượng nhân vật chính – Holden Caulfield, trở thành một hình ảnh biểu trưng cho một thế hệ thanh niên lạc lõng, chán chường và nổi loạn, không chỉ có giá trị phản ánh một phần lịch sử đương thời, mà nó luôn tươi mới và gắn liền với cuộc sống, với những người trẻ ở bất kỳ một thời điểm nào. Cho đến nay, với hơn 65 triệu ấn bản được bán ra trên toàn thế giới, cũng như việc quyển này được tạp chí Time đưa vào danh sách 100 tiểu thuyết tiếng Anh hay nhất từ 1923 đến nay cũng đã phần nào cho thấy sức sống và sức lan tỏa của tác phẩm.
Tại Việt Nam, người đọc làm quen với ấn phẩm tiếng Việt qua bản dịch của Phùng Khánh (Nhà sách Thanh Hiên – 1965) và một bản nữa của Đức Dương và Bùi Mỹ Hạnh (NXB Phụ Nữ, 1992 và tái bản bởi NXB Văn Học, 2005).
Trong bài phê bình “Những giá trị đạo đức trong Bắt trẻ đồng xanh” của Edwards June (Mai Sơn dịch), ông cho rằng “Trái với những lời kết tội, Bắt Trẻ Đồng Xanh đích thực là một cuốn sách đạo đức. Dù bạn lấy những lời dạy của Jesus, văn kiện của chế độ dân chủ, lý thuyết của Kohlberg, hay bất cứ một nguồn luận cứ nào khác để làm nguồn sáng đạo đức soi rọi, thì Holden vẫn nổi lên như là một con người bối rối mà đức hạnh.”
Tất nhiên, Bắt Trẻ Đồng Xanh không chỉ có thế, vì nếu đấy chỉ là một cuốn sách đạo đức thì bạn đã có hàng ngàn cuốn khác như thế, hàng ngàn cuốn rao giảng đạo đức đơn thuần. Bắt Trẻ Đồng Xanh, trong cách nhìn nhận của tôi, là một quyển sách làm nên sự khác biệt.
Với tôi, trước nhất khía cạnh giữ chân tôi là cách kể chuyện tự nhiên và cuốn hút của tác giả, cũng như việc nắm bắt tâm lý giới trẻ rất tốt, để tôi cảm thấy như thể Salinger viết cho chính mình, cho những người cùng thời, mà còn cho cả tôi, hoặc viết về một ai đó có nhiều điểm giống tôi.
Theo chân Holden Caulfield trở về nhà ở New York sau khi bị đuổi học, tôi không chỉ trải qua một chặng đường với nhiều điểm lý thú nho nhỏ, mà đến khi đọc xong, tôi biết rằng chàng trai ấy không chỉ để lại cho tôi một ấn tượng đẹp, mà còn gieo vào lòng tôi một mong muốn mãnh liệt: mong muốn được tìm thấy bản thân, và được sống với những giá trị đích thực của chính mình.
Trong một xã hội mà những giá trị ảo và thói đạo đức giả lên ngôi, Holden đã cố tách mình khỏi nó. Người ta cần sự tỉnh táo để nhận ra những điều xấu xa, dối trá; cần lòng ngay thẳng để biết ghê tởm và xa lánh chúng; nhưng cũng cần cả sự trong sáng trong tâm hồn để biết nhìn ra những điểm tốt đẹp giữa nơi xô bồ chứ không đánh đồng mọi việc.
Holden chính là một người có những phẩm chất đó. Cậu chán ngấy những màn kịch tôn giáo màu mè và nghĩ “nếu Jesus mà thấy được những bộ trang phục màu mè ấy, chắc ngài sẽ nôn mửa ra mất”, nhưng lại quý mến và quyên tiền cho hai nữ tu đang trên đường xuống miền Nam Chicago dạy học.
Caulfield chán nản những trường lớp rao giảng giáo điều, nhưng trước khi về nhà sau khi bị đuổi học cậu còn ghé thăm ông giáo già dạy Sử, người tuy đã đánh trượt cậu nhưng cậu vẫn quý ông ta vì lòng nhiệt tâm với nghề, thậm chí còn ghi thêm vài dòng vào bài thi để ông không cảm thấy áy náy khi đánh trượt mình.
Cũng vậy, tuy ghê tởm những đứa bạn bẩn thỉu, nhưng Caulfield sẵn sàng trò chuyện hay đi xem phim với chúng, vì chúng chẳng có đứa bạn nào. Tôi cảm động vì Caulfield, ngay cả khi có hành động nổi loạn vẫn không hề chống lại những nền tảng gia đình, vẫn tôn kính cha mẹ và yêu thương anh em, đặc biệt là cô em gái Phoebe.
Với tôi, đoạn trò chuyện giữa hai anh em khi Caulfield lẻn vào nhà, cũng như đoạn kết khi cậu quyết định ở lại vì em gái và dẫn em đi chơi công viên là một trong những trang viết đẹp nhất mà tôi từng đọc về tình cảm gia đình. Nó trong sáng, cảm động dù quả thực rất trẻ con, và nó làm bạn bất giác mỉm cười.
Với tôi, Bắt Trẻ Đồng Xanh chưa bao giờ là một quyển sách của sự phản kháng và chán chường đơn thuần. Tôi tìm thấy ở đó niềm vui sống, của nhân vật và của cả độc giả. Những niềm vui giản dị, nhỏ bé và rất dễ bắt gặp khắp mọi nơi. Mội bài thơ của đứa em đề tặng trên găng tay, một giọng hát trẻ con trong trẻo, hay những mơ ước có phần viển vông….
Như “nghề mơ ước” của Holden Caulfield vậy: hãy hình dung một cánh đồng lúa mạch xanh bát ngát ở đâu đó trên trái đất này, chỉ có bầy trẻ con chơi với nhau. Cậu sẽ đứng trên một mỏm đá bên rìa vực thẳm, ngắm lũ trẻ chơi đùa, canh chừng cho chúng. Khi chúng băng qua cánh đồng xanh, đến gần mỏm đá, chàng Holden nhà ta sẽ tóm lấy chúng để chúng khỏi rơi xuống. Chỉ thế thôi.
Đọc đến đấy, tôi bật cười. “Anh biết, Phoebe ạ, đó là mơ tưởng điên khùng, ngu xuẩn, nhưng thực sự anh muốn thế”. Không chỉ Holden, có lẽ còn nhiều người mơ như thế, hoặc tương tự thế. Và không có giấc mơ nào là ngu xuẩn, nhất là việc giữ lại niềm vui ngây thơ của con trẻ, cũng như chia sẻ niềm vui ấy với chúng. Có lẽ bất kỳ xã hội nào cũng cần những con người muốn làm công việc “bắt trẻ đồng xanh” ấy.
Trong một quyển tiểu thuyết tôi đọc, có 1 nhân vật nói về cha mình như sau “Ông cụ rất tốt, nhưng ông là một chai Coca. Có hàng triệu chai Coca trên thế giới này, và chúng giống hệt nhau. Tôi không muốn mình cũng là một trong số đó”.
Khi những nỗ lực đồng hóa mọi người, những khuôn thước, chuẩn mực được đưa ra để triệt tiêu cái Tôi khác biệt, Bắt Trẻ Đồng Xanh là một tiếng nói phản tỉnh. Quyển sách đánh thức cái mong muốn được sống đúng với thực chất con người mình trong tôi.
Mỗi người là một vũ trụ nhỏ bao gồm cả những điểm đẹp đẽ và xấu xa nhưng rất riêng biệt, chính vì thế nó làm cho cuộc đời rộng lớn kia thêm phong phú. Tôi đã biết cách trân trọng những điểm khác biệt ở người khác, ngay cả khi họ có quan điểm trái ngược với mình.
Tôi nuôi dưỡng những giấc mơ, và luôn nỗ lực để có thể biến nó thành hiện thực (tất nhiên không phải là một giấc mơ bắt được vài đứa trẻ băng qua cánh đồng). Và tôi tin ở những gì mình cảm nhận được. Chẳng phải niềm tin là một điều đẹp đẽ sao, và cứ hãy tin những điều bạn muốn, thay vì tin những gì người ta muốn bạn phải tin, hoặc cố nhồi vào đầu bạn.
Cho dù đi ngược lại, hoặc không hoàn toàn trùng khớp với những “giá trị chung” như Kinh thánh, hay sách vở thì với tôi Bắt Trẻ Đồng Xanh vẫn là một quyển sách đẹp đẽ, vì nó giúp người ta nhận ra Con Người, hiểu với ý nghĩa đơn lẻ nhất – đáng được trân trọng như thế nào.
Khi Holden bị đuổi học, đúng ra là lần thứ tư bị đuổi, cô em gái luôn lập lại “bố sẽ giết anh mất thôi”. Cậu cũng hình dung ra chuyện gì chờ đợi mình, nhưng tôi chắc Holden sẽ không đời nào chọn con đường dẹp bỏ cảm xúc, tảng lờ chính tiếng nói của tâm hồn mình để trờ thành một ai đó như mong muốn của gia đình, hay có một vị trí trong xã hội.
Khi Holden nói với em Phoebe “anh sẽ lên phía Bắc chăn ngựa…” dù cậu chưa từng cưỡi ngựa, tôi tin rằng nếu có cơ hội Holden vẫn sẽ làm mọi cách để tìm đến cánh đồng xanh của mình. Tôi cũng thế, và ngã rẽ của cuộc đời tôi được đánh dấu vào ngày tôi rời trường đại học để làm những gì mình thực sự muốn. Trong quyết định ấy của tôi có phần ảnh hưởng không nhỏ từ Bắt Trẻ Đồng Xanh.
Cuộc sống thật đáng quý và có lẽ rất ngắn ngủi, vì thế ta có lẽ nên dành thời gian để làm những việc mình muốn, thay vì sống theo ý muốn của một ai đó khác hoặc sống cho qua tháng ngày.
Nhìn lại, cho đến giờ có thể tôi chưa đạt được thành công gì đáng kể, và sau này tôi cũng chẳng mong mình thành ông thánh bà tướng gì cả. Tôi chỉ đơn giản thấy hạnh phúc và mãn nguyện.
Nếu bạn muốn tặng ai đó một món quà, tôi xin đưa ra một đề nghị nho nhỏ: bạn hãy tặng họ 1 quyển sách. Có thể nó không tạo ra một bước ngoặt, không thay đổi cuộc đời họ, mà chỉ đơn giản là làm họ thêm yêu đời là đã đủ rồi. Sẽ chẳng bao giờ là quá muộn để bắt đầu Sống thực sự, và đôi khi quá trình ấy được khởi đầu, hoặc thúc đẩy nhờ vào một quyển sách đến đúng thời điểm.
Khi tôi đọc Bắt Trẻ Đồng Xanh, đó là 1 quyển sách cũ rách bìa xuất bản từ trước năm 75, và thuộc dạng sách hiếm, khó tìm, ngay cả khi tìm trong các nhà sách cũ. Tôi đã mượn chủ quán về để bọc lại bìa, và hi vọng có nhiều bạn sẽ tiếp tục đọc nó, cũng như copy ra nhiều bản để tặng bạn bè mình.
Đến cuối tháng 04.2008, tôi lại thấy bản Bắt Trẻ Đồng Xanh ngoài nhà sách, vẫn là bản dịch cũ của dịch giả Phùng Khánh, có chỉnh sửa và biên tập lại. Quả thực, đó là một niềm vui đối với tôi.
Tự quyển sách làm nên giá trị của nó, nhưng phải kể đến phần đóng góp không nhỏ của dịch giả Phùng Khánh trong việc mang lại một bản dịch tiếng Việt điêu luyện, nhuần nhị và tinh tế mà vẫn giữ được tinh thần của nguyên tác.
Khi việc tìm kiếm quyển sách không quá khó khăn như trước nữa, sao bạn không thử tìm đọc nó? Tôi nghĩ bạn sẽ không tiếc thời gian đã bỏ ra, nhất là sau khi đọc xong quyển tiểu thuyết đẹp đẽ ấy.
2. Câu 2: Một số biện pháp giúp mọi người đọc sách nhiều hơn
Gợi ý 1:
Vận động người thân trong gia đình làm thẻ thư viện mượn sách đọc trong thời gian nhàn rỗi.
Tìm đọc những cuốn sách hay có tại thư viện trường sau đó giới thiệu cho bạn bè cùng đọc.
Rủ các bạn thường xuyên đến thư viện tìm sách đọc.
Tích cực tham gia các hoạt động đọc sách báo do nhà trường tổ chức như ngày hội đọc sách, cuộc thi kể chuyện theo sách.
Cùng các bạn thường xuyên đến nơi nhiều sách để mua hay mượn về đọc như đến thư viện trường, các nhà sách trên địa bàn.
Giúp cô thư viện trường hướng dẫn các bạn tìm sách đọc, giữ gìn bảo quản sách và sắp xếp lại sách ở thư viện trường.
Tìm đọc những cuốn sách mới, những câu chuyện hay trong sách để kể lại cho các bạn.
Giúp cô thư viện trường trưng bày sách, giới thiệu những cuốn sách mới, trang trí làm mới, làm đẹp thư viện để thu hút các bạn đến đọc sách nhiều hơn.
Hãy tạo ra một tủ sách học sinh. Cùng bạn bè, người thân đi xin quyên góp sách để làm đầy tủ sánh tri thức. Tủ sách này sẽ được sử dụng miễn phí, ngoài ra các thành viên có thể tạo ra các buổi sinh hoạt để trao đổi với nhau về những cuốn sách hay đã đọc.
Gợi ý 2:
Nếu như em được chọn trở thành Đại sứ văn hóa đọc, trong khả năng của mình, em sẽ cố gắng hết sức để thực hiện những biện pháp thiết thực, phù hợp nhất để khuyến khích và lan truyền văn hóa đọc trong trường học. Việc quyên góp sách từ thiện cho các vùng trung du miền núi và xây dựng lên những thư viện đọc sách nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu đọc sách của mọi người để ai cũng có cơ hội đến gần hơn với sách là điều hết sức cần thiết. Em mơ ước có thể mở câu lạc bộ đọc sách, nhằm khuyến khích, gắn kết những người yêu sách đặc biệt là các bạn trẻ và giúp cho sách đến gần hơn nữa với con người.
Ở trường, em có thể vận động các thầy cô giáo, bạn bè quyên góp, ủng hộ và kết hợp với Thư viện Nhà trường để tổ chức một buổi hội chợ sách quy mô nhỏ, nơi các bạn có thể mua bán giá cả hợp túi tiền học sinh, hoặc trao đổi sách cũ với các bạn khác, để mọi học sinh trong trường có cơ hội đọc nhiều cuốn sách, để những cuốn sách em đã đọc và rất tâm đắc có thể đến tay nhiều người. Và em dự định cùng những bạn mê đọc sách sẽ làm một buổi triển lãm về một số bộ sách, trưng bày, giới thiệu về những cuốn sách nổi tiếng, trích dẫn các đoạn văn hay, thông tin thú vị trong sách nhằm tạo ra sự hứng thú tìm hiểu đối với các bạn. Những thông tin về các buổi trao đổi tập hợp sẽ được phổ biến rộng rãi trên trang web và fanpage trường, trên Thư viện điện tử để tạo ra một diễn đàn đọc sạch thật ý nghĩa. Để làm được điều ấy, em rất cần sự ủng hộ và giúp đỡ của tất cả mọi người. “Hãy thay đổi nhận thức hôm nay, tôi làm được và bạn cũng thế!”
Ở mỗi lớp học, em thấy đều có một chiếc tủ nhỏ để đồ dùng học tập, dụng cụ thể thao, báo Đội, một số quyển sách và từ điển cần thiết cho việc học. Em muốn lấp đầy tủ sách ấy bằng việc mỗi thành viên trong lớp đóng góp một đầu sách. Trong vòng một học kì hoặc một năm học, tất cả các bạn trong lớp đều có thể đọc đủ số đầu sách này trước khi cuốn sách trở về với chủ. Thời gian tiếp theo, hoạt động này sẽ được duy trì với việc mỗi bạn đóng góp một cuốn sách khác. Để khuyến khích học sinh trong lớp đọc sách, các bạn có thể viết bài đánh giá và nhận nhuận bút cho trang viết học trò của trường, các thầy cô chủ nhiệm cũng có thể cho điểm khuyến khích hoặc tổ chức các buổi thảo luận về nội dung sách trong giờ sinh hoạt lớp. Làm được việc ấy, việc đọc sách sẽ trở thành thói quen, rồi sẽ trở thành niềm vui chung của nhiều bạn học sinh.
Hoatieu.vn xin chia sẻ với các bạn đáp án một số cuộc thi khác để các bạn cùng tham khảo:
- Bài dự thi Người anh hùng nhỏ tuổi chí lớn Vừ A Dính
- Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho học sinh
Mời bạn đọc tham khảo thêm thể lệ cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thủ đô để nắm rõ thể lệ viết bài.