Bài tập ngữ văn lớp 11 nâng cao tập 2
I – BÀI TẬP
1. Đọc những câu sau và thực hiện các nhiệm vụ nêu ở dưới.
− Anh ấy chắc sẽ đến. (1)
− Anh ấy chắc chắn sẽ đến. (2)
− Anh ấy có lẽ sẽ đến. (3)
− Anh ấy may ra sẽ đến. (4)
− Anh ấy có thể sẽ đến. (5)
− Anh ấy tất sẽ đến. (6)
− Anh ấy có khi sẽ đến. (7)
− Anh ấy hình như sẽ đến. (8)
a) Các câu trên có chung một loại nghĩa tình thái gì ?
b) Phân loại các câu trên theo thang độ khả năng xảy ra cao hay thấp của sự việc.
2. Các câu sau đây chỉ khác nhau ở những từ ngữ tình thái cuối câu. Hãy xác định sự khác biệt về nghĩa giữa những câu ấy.
− Ăn cơm đã. (a)
− Ăn cơm nào. (b)
− Ăn cơm nhỉ. (c)
− Ăn cơm đi chứ. (d)
− Ăn cơm đi mà. (đ)
3. So sánh các cặp câu sau đây và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới.
− Anh ấy có thể bơi qua sông, (a)
− Có thể anh ấy bơi qua sông, (b)
− Chi có thể đoc cuốn sách triết hoc đó. (a)
− Có thể chi đọc cuốn sách triết học đó. (b)
− Nó có thể về nhà. (a)
− Có thể nó về nhà. (b)
− Hắn có thể đi xuyên rừng, (a)
− Có thể hắn đi xuyên rừng, (b)
− Bà ta có thể chạy đến bờ sông, (a)
− Có thể bà ta chạy đến bờ sông, (b)
a) Về mặt trật tự từ, các câu (a) khác như thế nào với các câu (b) ?
b) Về mặt nghĩa, từ có thể ở các câu (b) phải hiểu như thế nào, ở các câu (a) có thể hiểu như thê nào ?
c) So sánh các câu (a) và (b) với nhau và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới.
− Ông ấy nỡ nói nặng lời với chị. (a)
− Ông ấy không nỡ nói nặng lời với chị. (b)
− Hắn đang tâm hành hụ đứa bé mới tí tuổi đầu. (a)
− Hắn không đang tâm hành hạ đứa bé mới tí tuổi đầu. (b)
− Nó đành quay đi. (a)
− Nó không đành quay đi. (b)
a) Câu nào thể hiện thái độ của chủ thể (biểu thị ở chủ ngữ).
b) Câu nào thể hiện sự đánh giá của người nói ?
c) Về mặt ngữ pháp, các câu (a) và các câu (b) khác nhau như thế nào ? Từ đó có thể rút ra quy tắc gì liên quan đến sự khác biệt về nghĩa tình thái giữa hai loại câu (a) và (b) ?
d) Những từ ngữ nỡ, đang tâm, đành ở các câu trên biểu hiện nghĩa tình thái nào trong các loại nghĩa tình thái đã học ?
II – GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP
1. Nghĩa tình thái chung của các câu này là đều chỉ khả năng xảy ra của sự việc. Có thể phân ra ba nhóm : (a) các câu (2), (6) chỉ khả năng đó là cao ; (b) câu (4) chỉ khả năng đó là thấp ; và (c) gồm các câu còn lại, không thể cho là có nghĩa chỉ khả năng cao như (a), mà cũng không thể xếp vào loại khả năng thấp như (b).
2. Khi dùng như một từ tình thái cuối câu, đã diễn đạt ý “cần làm một việc nào đó trước, rồi mới làm việc khác” ; nào có ý thúc giục ; nhỉ có sắc thái thân mật, tỏ ý muốn được người đối thoại đồng tình ; đi chỉ sự cầu khiến ; chứ thể hiện ý thúc giục khi thấy người đối thoại chưa chịu ăn ; mà đưa đến cho câu nói màu sắc năn nỉ.
3. a) Dễ dàng thấy ở câu (a), từ có thể đứng sau chủ ngữ, trong khi ở câu (b) lại đứng trước chủ ngữ.
b) Ở câu (b) từ có thể chỉ khả năng xảy ra của sự việc trong khi ở câu (a) chấp nhận một trong ba cách hiểu sau : 1. khả năng xảy ra ; 2. năng lực của chủ thể và sự được phép.
4. Các câu (a) là trần thuật khẳng định, thể hiện sự đánh giá của người nói. Trong khi các câu (b) là trần thuật phủ định, thể hiện thái độ của chủ thể của sự việc.
Những từ ngữ nỡ, đang tâm, đành ờ các câu trên biểu đạt sự việc được nhận thức như là một đạo lí.
Xem thêm tương tư tại đây