Cách làm bài văn nghị luận chứng minh
I. LÍ THUYẾT VỀ LẬP LUẬN CHỨNG MINH
Văn chứng minh là kiểu bài sử dụng hàng loạt các dẫn chứng có định hướng để khẳng định, để làm sáng tỏ vấn đề đó là đúng, là chân lí để thuyết phục người đọc, người nghe.
Ví dụ 1:
Lấy dẫn chứng về lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta để chứng minh rằng nhân dân ta rat anh hùng.
– Vấn đề phải chứng minh là: nhân dân ta rất anh hùng.
– Nguồn dẫn chứng: lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Không phải một, hai dẫn chứng mà là hàng loạt dẫn chứng có định hướng.
Ví dụ 2:
Chứng minh rằng thơ văn bồi đắp tâm hồn ta.
– Vấn đề phải chứng minh: thơ văn bồi đắp tâm hồn ta.
– Nguồn dẫn chứng khá rộng, có thể lấy từ: văn học dân gian, văn học trung đại, văn học Việt Nam 1945 – 1975, thơ văn nước ngoài.
– Cần tránh miên man, thiếu chọn lọc dẫn chứng.
Cần tránh phiến diện. Thiếu dẫn chứng văn học nước ngoài.
Cần chốt lại là văn học chân chính, văn học đích thực mới bồi đắp tâm hồn ta
“Trong văn chương, chứng minh một vấn đề là phải trình bày dẫn chứng chính xác, cụ thể để làm cho người ta tin tường vấn đề ấy đúng.
Bài văn chứng minh ấy được gọi là bài: nghị luận chứng minh”. Các dẫn chứng trong nghị luận chứng minh thương là các số sự kiện, nhân vật, danh ngôn hoặc thơ văn,…tất cả cần phải tiêu biểu, cụ thể, chính xác và phù hợp với vấn đề cần chứng minh.
- Tóm tắt văn bản tự sự
- Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
II. HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC THỰC HÀNH
Bước thứ nhất: Nhận dạng đề
Đề nghị luận chứng minh thường được trình bày bằng nhiều dạng, các em học sinh cần nhận đúng dạng, nghĩa là xác định đúng thể loại.
Thông thường, một đề nghị luận thường gồm có hai phần:
1. Nêu vấn đề cần bàn bạc giải quyết
Thí dụ: Tục ngữ Việt Nam có câu: “Lá lành đùm lá rách”.
2. Yêu cầu giải quyết vấn đề:
Theo một trong những thể loại như:
– Chứng minh
– Phân tích
– Bình luận
– Phát biểu cảm nghĩ.
Thi dụ: “Em hãy chứng minh câu tục ngữ trên.”
Đặc biệt, phần yêu cầu giải quyết vấn đề theo thẻ “chứng minh” có nhiều cách nói khác nhau
Cách A: “em hãy chứng minh “
Cách B: “bằng các dẫn chứng em hãy làm sáng tỏ…”
Cách C: “em hãy lấy hoặc tìm dẫn chứng minh hoạ vấn đề trên”.
Thí dụ A: Ca dao Việt Nam có câu:
“Công cha như núi Thái Sơn.
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chày
Em hãy chứng minh hai câu ca dao trên để hiểu rõ công cm sâu nặng của mẹ cha.
Thí dụ B: Ca dao Việt Nam có câu:
‘‘Công cha như núi Thái Sơn.
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Dựa vào thực tế em hãy tìm các dẫn chứng để tìm ra sáng tỏ hai câu ca dao trên.
Thí dụ C: Ca dao Việt Nam có câu:
‘‘Công cha như núi Thái Sơn.
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Bằng các dẫn chứng em hãy làm sáng tỏ hai câu ca dao trên và cho biết cảm nghĩ của mình về công cha nghĩa mẹ.
Căn cứ vào cấu tạo của đề nghị luận và các dạng đề chứng minh đã trình bày ờ trên, học sinh cần lưu ý ba điều khi tìm hiểu đề.
1. Vấn đề cần bàn bạc giải quyết là gì?
2. Giải quyết theo phương pháp nào, thể loại nào?
3. Tìm phạm vi tư liệu chứng minh ở đâu (trong đời sống hay trong văn học)?
III. NHỮNG TIÊU CHUẨN VỀ DẪN CHỨNG
Khi đề luận đưa ra một vấn đề yêu cầu học sinh chứng minh, ta nên hiểu rằng vấn đề ấy là một chân lí được khẳng định. Học sinh phải làm sao tìm được dẫn chứng để minh hoạ cho vấn đề ấy, làm sao để những ai chưa tin sẽ phải tin cả, nửa tin nửa ngờ sẽ tin hoàn toàn, cả tin mơ hồ sẽ tin tưởng vững chắc.
“Có bột mới gột nên hồ”. Cũng vậy, có dẫn chứng mới làm nên bài văn chứng minh. Dan chứng là bản chất, là linh hồn của bài văn chứng minh.
Dẫn chứng trong văn chứng minh cần đảm bảo những tiêu chí sau:
– Về số lượng, dẫn chứng phải nhiều, phải có hàng loạt dẫn chứng. Dan chứng ít thì chửng minh sẽ sơ lược, mỏng mảnh, không đủ dữ kiện để khẳng định vấn đề. Dẫn chứng phải nhiều, phải phong phú.
– Về chất lượng, dẫn chứng phải hay, tiêu biểu, điển hình và toàn diện. Có thế mới làm sáng tỏ được các khía cạnh của vấn đề. Phiến diện là hạn chế lớn cần khắc phục trong văn chứng minh. Lúc lựa chọn ca dao, dân ca, tục ngữ, văn thơ… để Ịàm dẫn chứng, ta luôn luôn tự hỏi: dẫn chứng ây, câu văn, câu thơ ấy đã hay chưa, đã tiêu biểu chưa, đã điển hình chưa. Có thuộc nhiều thơ văn mới có thể làm tốt, làm hay văn chứng minh được.
– Dẫn chứng phải sát đề, phải hướng về luận đề, hoặc luận điểm, hướng về khía cạnh của luận đề. Tính chất quy tụ, đồng tâm, đồng hướng của mọi dẫn chứng trong văn chứng minh là một thao tác cần đặc biệt chú ý luyện tập. Mỗi dẫn chứng là một mũi tên, tất cả đều phải bắn đúng mục tiêu, có thế mới làm sáng tỏ được luận đề.
Tóm lại, dẫn chứng phải phong phú, phải hay và điển hình, phải toàn diện và sát đề, trúng luận đề. Đó là những tiêu chí về dẫn chứng trong văn chứng minh.
Nói tóm lại, tìm ý trong văn chứng minh là tìm dẫn chứng minh hơn cho vấn đề được nêu ra ở đầu bài sao cho mọi người tin tưởng vấn đề ấy đúng.
– Chính xác
– Tiêu biểu Vì thế, dẫn chứng cần phải – Sát họp
– Cụ thể
– Hấp dẫn Để cụ thể hơn, các em cần biết những câu hỏi dưới đây:
1. Để luận nêu lên vấn đề gì? Em thử giải thích nội dung ý nghĩa của vấn đề ấy?
2. Ai, ở đâu đã có những hành động gì, vào lúc nào chứng minh vấn đề ấy đúng?
Câu hỏi thứ hai này có thể tách thành nhiều câu hỏi nhỏ như sau:
1. Ai ở Việt Nam ngày xưa đã có những hành động gì, chứng minh vấn đề ấy đúng?
2. Ai ở Việt Nam ngày nay đã có những hành động gì, chứng minh vấn đề ấy đúng?
3. Những ai ở Việt Nam ngày xưa đã có những hành động g|i, chứng
minh vấn đề ấy đúng?
4. Những ai ở Việt Nam ngày nay đã có những hành động gì, chứng minh vấn đề ấy đúng?
5. Aị trên thế giới ngày xưa đã có những hành động gì để chứng minh
vấn đề ấy đúng?
6. Những ai trên thế giới ngày xưa đã có những hành động để chứng minh vấn đề ẩy đúng?
7. Ai trên thế giới ngày nay đã có những hành động gì để chứng minh vấn đề ấy đúng.
– Cùng với phương pháp này chúng ta có thể đi vào các câu hỏi dàn ý chi tiết hơn về thời gian, dựa vào các thời điểm lịch sử như:
– Thế chiến thứ nhất. Thế chiến thứ hai…
– Thế kỉ XV…thế kỉ XX…
– Trước Cách mạng tháng Tám, sau Cách mạng tháng Tám…
– Trước ngày hoà bình thống nhất (1975)
Sau ngày hoà bình thống nhất, v.v…
Ta cúng có thể dùng cách suy luận này tìm ý trong các lĩnh vực khác nhau như:
Lĩnh vực chiến đấu
Lĩnh vực xây dựng Lĩnh vực khoa học Lĩnh vực y tế…
Từ đó các em sẽ có câu gợi ý sau:
Ai trọng chiến đấu ở Việt Nam đã có những hoạt động gì để chứng minh vấn đề ấy đúng? Trong thời xưa? Trong thời nay?
Ai, những ai trong học tập và nghiên cứu khoa học đã có những hoạt động gì để chứng minh vấn đề ấy đúng (Ngày nay? Ngày xưa?) (Trong chiến tranh? Trong hoà bình)
IV. PHÂN TÍCH VÀ TRÌNH BÀY DẪN CHỨNG
1. Phân tích dẫn chứng
Có dẫn chứng hay, nhiều, toàn diện, sát đề chưa đủ mà còn cần phải biết phân tích dẫn chứng. Cá, thịt, thực phẩm tươi, sống phải được chế biến giỏi mới thành thức ăn ngon, bô. Mọi dẫn chứng của một bài văn chứng minh cũng vậy, nghĩa là phải được phân tích đầy đủ, hợp lí. Phân tích và trích dẫn là một thao tác quan trọng tạo nên “chất văn’’ của bài chứng minh.
(Xem 3 thao tác phân tích – trích dẫn ờ Tập làm văn lớp 9)
2. Trình bày dẫn chứng
Dẫn chứng không thể đựa ra một cách tùy tiện, xô bồ. Trái lại phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định.
– Theo trình tự hệ thống luận điểm.
– Theo trình tự hệ thống sự việc.
– Theo trình tự hệ thống thời gian.
– Theo trình tự hệ thống không gian.
Ví dụ, bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (ở bài mẫu), các dẫn chứng được Chủ tịch Hồ Chí Minh sắp xếp theo trình tự hệ thống thời gian: ở phần này lại sắp xếp dẫn chứng theo trình tự hệ thống không gian và các lớp người trong xã hội.
Tóm lại, có phân tích dẫn chứng mới làm cho vân chứng minh trở nên sâu sắc. Có sắp xếp, trình bày dẫn chứng theo trình tự hệ thống hợp lí mới tạo nên bố cục chặt chẽ, cân đối trong văn chứng minh.
3. Trích dẫn chứng
Nếu dẫn chứng là câu văn, câu thơ phải trích dẫn thật đúng, thật chính xác, phải đặt vào dấu ngoặc kép, phải chú thích tên tác giả, đầu đề. “Nói có sách, mách có chứng” là vậy. Trích dẫn chứng, nếu thơ cần trình bày trang trọng, cân xứng trên tờ giấy làm bài; có thế mới làm cho bài văn trang nhã, đẹp mắt.