Contents
- 1 Đề 1: Đọc truyện Tấm Cám, anh chị suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa cái tốt và kẻ xấu trong xã hội ngày nay.
- 2 BẠN QUAN TÂM
- 3 Top các app giải toán cấp 2 THCS lớp 6, 7, 8, 9 TỐT nhất 2023
- 4 “Kỷ Niệm” trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
- 5 Đề 2: Bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề mà tác giả Thân Nhân Trung đã nêu trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba – 1442: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia…
- 6 Đề 3: Viết bài nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành
Đề 1: Đọc truyện Tấm Cám, anh chị suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa cái tốt và kẻ xấu trong xã hội ngày nay.
Bài làm
Vạn vật tồn tại trên thế giới này đều luôn tồn tại những mặt hoàn toàn đối lập. Những mặt đối lập ấy là những đối cực va đập vào nhau giúp cho sự vật trở nên tốt hơn, hoàn thiện hơn. Con người ta cũng thế, luôn tồn tại cái thiện, cái ác trong tâm hồn mình. Để hoàn thiện hơn, con người ta sẽ phải luôn đấu tranh giữa cái thiện, cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu, như trong câu chuyện cổ tích Tấm Cám đã gợi nhắc.
Tấm Cám là câu chuyện cổ tích không còn xa lạ với người dân Việt Nam từ bao đời nay. Bởi cô Tấm gắn liền với hình ảnh quả thị và sức sống mãnh liệt với những lần hóa thân thần kì. Tấm là một đứa trẻ mồ côi, sống với dì ghẻ và cô con gái của mụ trong một căn nhà. Cô Tấm là người hiền lành, chịu thương chịu khó nên luôn nhận phần thua thiệt về mình, phải chịu cảnh sống tủi nhục, bị đàn áp và bóc lột. Mỗi lần uất ức, Tấm chỉ biết khóc lóc. Khi ấy, Bụt – nhân vật thần kì trong những câu chuyện cổ tích, cũng là người giúp Tấm thực thi công lí, sẽ hiện lên giúp đỡ cô. Để được trở lại làm hoàng hậu, Tấm đã bị mẹ con Cám tìm cách giết hại hết lần này đến lần khác: từ hóa thành chim vàng anh rồi bị giết, hóa thành cây xoan đào rồi bị đẵn, hóa thành khung cửi rồi bị đốt đến hóa thành quả thị rơi vào cái bị của bà lão. Cuối cùng, Tấm cũng được trở lại làm người, xinh đẹp hơn xưa gấp bội phần, được đoàn tụ với hoàng tử và trở về trừng trị mẹ con Cám…
=> Xem tất cả các bài viết số 1 đề 1
Đề 2: Bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề mà tác giả Thân Nhân Trung đã nêu trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba – 1442: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia…
Bài làm
Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã nhìn nhận:
“Tuấn kiệt như sao buổi sớm
Nhân tài như lá mùa thu”
để khẳng định giá trị của những trang nam tử, hảo hán cũng như những người tài trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Từ xưa tới nay, người ta luôn đề cao vai trò của hiền tài trong bất cứ hoàn cảnh, triều đại nào. Cũng bàn về vấn đề này, trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại bảo thứ ba – 1442, Thân Nhân Trung đã đề bút: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp.
Thật vậy, với mỗi quốc gia, hiền tài chính là nguyên khí. “Hiền tài” là từ Hán Việt dùng để chỉ những con người vừa tài giỏi lại vừa có tâm, có đạo đức và phẩm chất hơn người. Những người này sẽ mang đến sự hưng thịnh cho quốc gia. Còn “nguyên khí” là cốt khí, sức mạnh nội tại của mỗi quốc gia, dân tộc trong công cuộc xây dựng đất nước. Nói như thế có nghĩa, người vừa có tài, vừa có đức chính là sức mạnh nội tại lớn lao để đất nước có thể phát triển đi lên. Thân Nhân Trung đã nhìn nhận thật sắc vấn đề này, khi khẳng định, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp.
Có thể nói ngoài Thân Nhân Trung thì chưa có bất kì một ai có thể nói nên mối liên hệ giữa hiền tài và sự suy thịnh của một triều đại một quốc gia. Ông đã đặt ra một sự gắn kết chính xác một đường lối chiến lược về văn hóa giáo dục và nó đúng cho dù ở bất cứ một triều đại, một thế kỉ nào….
=> Xem tất cả các bài viết số 1 đề 2
Đề 3: Viết bài nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành
Bài làm
Bàn về vấn đề học và hành có rất nhiều ý kiến khác nhau. Mỗi một ý kiến đều đúc kết một kinh nghiệm học tập khác nhau. Tuy nhiên đến nay được nhiều người ủng hộ nhất vẫn là học đi đôi với hành. Nó không chỉ có ý nghĩa trong một thời điểm mà còn có giá trị mãi về sau này.
Và để hiểu được trọn vẹn ý nghĩa câu nói này thì đầu tiên bạn nên hiểu học và hành là gì? Học là quá trình tiếp thu kiến thức, thu thập những tri thức từ trong sách vở và trong cuộc sống. Nó giúp con người mở mang tầm hiểu biết và trở thành người có ích cho xã hội. Còn hành ở đây có nghĩa là thực hành, hành động. Vận dụng những điều đã biết trong sách vở vào thực tiễn thành hành động mang lại của cải vật chất cho xã hội. Trên thực tế hai vấn đề này có liên hệ mật thiết với nhau và bổ trợ nhau cùng phát triển.
Vậy tại sao học với hành phải đi đôi với nhau? Trên thực tế học là quá trình thu thập những kiến thức cơ bản của nhân loại trong mấy ngàn năm lịch sử thông qua sách vở, cách truyền dạy của thầy cô, bạn bè… Mục đích của nó là làm giàu nguồn tri thức của con người nâng cao trình độ hiểu biết để có thể làm chủ cuộc đời mình. Còn hành chính là việc bạn áp dụng nó vào thực tế cuộc sống để củng cố thêm lí thuyết. Trên thực tế dù bạn có học lí thuyết cao siêu đến đây mà không vận dụng được vào thực tế thì mớ lí thuyết đó cũng chỉ là mớ lí thuyết suông mà thôi. Thế còn nếu học mà không có hành thì cũng chỉ là vô ích. Hành vừa là mục đích vừa là phương pháp học tập để giúp việc học tập thêm vững chắc và khắc sâu…
=> Xem tất cả các bài viết số 1 đề 3