Contents
1. Cách trình bày bìa ngoài của sơ yếu lý lịch học sinh THPT
Đối với loại sơ yếu lý lịch của học sinh THPT nó sẽ khác với sơ yếu lý lịch cho người đi làm ở chỗ thay vì bắt đầu ngay vào phần thông tin chi tiết thì nó sẽ mở đầu với một trang bìa. Trên trang bìa này gồm có các phần là:
- Phần quốc hiệu, tiêu ngữ
- Tên loại sơ yếu lý lịch
- Mục đích sử dụng sơ yếu lý lịch
- Họ và tên học sinh
- Ngày tháng năm sinh
- Hổ khẩu thường trú
- Thông tin của người nhận báo tin ‘
- Số điện thoại liên lạc (nếu có)
Trong đó quốc hiệu, tiêu ngữ được đặt ở sát mép trên bên phải của tờ sơ yếu, “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (được viết in hoa toàn bộ) và “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” (được viết thường). Đối xứng với nó ở phía bên kia sẽ là dòng chữ “Bộ giáo dục và đào tạo” (được viết in hoa toàn bộ) để xác định loại sơ yếu lý lịch thuộc về quyền quản lý của bộ giáo dục và đào tạo.
Ngay phía dưới, được viết in hoa căn giữa đó là dòng chữ “LÝ LỊCH HỌC SINH, SINH VIÊN”, bổ sung thêm dòng thông tin bên dưới được viết với cỡ chữ nhỏ hơn và in nghiêng là “Dùng cho HS, SV trúng tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng, TCCN). Đồng thời các thông tin bên dưới của ứng viên được ghi theo đúng yêu cầu. Lưu ý đối với hộ khẩu thường trú là địa chỉ chính xác theo sổ hộ khẩu của bạn. Còn với dòng “Khi cần báo tin cho ai” thì các bạn sẽ ghi đầy đủ tên + số điện thoại + địa chỉ nơi ở của bố mẹ hoặc người thân mà mình đang sống cùng để tiện cho việc liên lạc.
2. Các nội dung chi tiết trong sơ yếu lý lịch học sinh THPT
2.1. Thành phần bản thân
Bắt đầu đi vào chi tiết của nội dung sơ yếu lý lịch dành cho THPT cũng đồng thời là trang thứ 2 của cả bộ lý lịch này. Lần lượt sẽ là:
Ảnh đại diện: Là ảnh thẻ chụp chân dùng của thí sinh, kích cỡ 4x6cm, đảm bảo ảnh chụp trong thời gian lâu nhất là 3 tháng trở lại thời điểm nộp sơ yếu lý lịch.
Họ và tên: Viết đầy đủ có dấu in hoa
Ngày tháng năm sinh: phần nào được cho ô trước, bạn sẽ điền dưới dạng 2 số 1 lần ở các ô ngày sinh, tháng sinh và năm sinh (riêng năm sinh điền 2 số cuối). Ví dụ ngày sinh 20 tháng 1 năm 2002, bạn ghi 20 01 02.
Dân tộc và giới tính: được ký hiệu bằng số trong ô, trong đó dân tộc kinh và giới tính nữ ký hiệu chung là số 1, dân tộc khác và giới tính nam kí hiệu chung là số 0.
Tôn giáo: ghi không nếu bạn không theo tôn giáo và ghi đúng tên tôn giáo nào đó nếu như bạn đang theo
Hộ khẩu thường trú: ghi giống vào địa chỉ ngoài bìa sơ yếu lý lịch
Khu vực tuyển sinh: ghi giống trong giấy báo dự thi
Thành phần xuất thân: Cũng được ghi theo ký hiệu số gồm có công nhân viên chức – số 1, nông dân – số 2, và thành phần khác – số 3.
Đối tượng dự thi: Ghi giống giấy báo dự thi
Ngành học học và mã ngành học: Ghi giống giấy báo dự thi
Ký hiệu trường: Có thể tra theo google để điền chính xác hoặc xem trong giấy báo dự thi
Số báo danh: ghi chính xác đầy đủ phần số trong số báo danh của bạn
Điểm thi tuyển sinh: ghi rõ điểm của từng môn thi và tổng của 3 môn thi công lại. Cùng với đó là phần điểm cộng nếu có kèm theo lý do của điểm cộng đó. Đồng thời nếu thi sinh không phải xét tuyển điểm thi mà được tuyển thẳng sẽ ghi phần lý do ở trong mục này.
Kết quả học tập cuối cấp: gồm có xếp loại học tập, xếp loại hạnh kiểm xếp loại tốt nghiệp theo thang điểm TB – Khá – Giỏi hoặc TB – Khá – Tốt
Ngày vào Đoàn, ngày vào Đảng: ghi chính xác ngày, tháng, năm kết nạp nếu chưa được kết nạp thì ghi chữ “chưa vào”.
Năm tốt nghiệp: điền vào ô 2 số cuối của năm. Ví dụ tốt nghiệp năm 2020 sẽ ghi 20
Số chứng minh thư nhân dân, số thẻ học sinh: Ghi rõ đầy đủ theo số trên thẻ
Khen thưởng kỷ luật: Là danh hiệu mà thí sinh đã đạt được trong năm lớp 12
Cuối cùng các bạn tóm tắt quá trình học tập của mình theo cấu trúc: khoảng thời gian, tên lớp, tên trường, quận và thành phố trực thuộc.
2.2. Thành phần gia đình
Phần này tương ứng với trang 3 và trang 4 của mẫu sơ yếu lý lịch cho học sinh THPT chuẩn theo bộ giáo dục. Thành phần gia đình sẽ phần để kê khai các thông tin của bố, mẹ và anh chị em ruột thịt trong gia đình của bạn. Ngoài ra nó cũng có thêm 1 phần thông tin kê khai với vợ hoặc chồng. Tuy nhiên phần này mặc dù có nhưng sẽ không ghi do đối tượng học sinh THPT chưa đủ độ tuổi kết hôn theo luật hôn nhân cho nên phần này là bất hợp lý. Ghi các thông tin về bố mẹ gồm có:
Họ và tên: viết thường có dấu
Quốc tịch, Dân tộc, Tôn giáo: ghi thường
Hổ khẩu thường trú: Địa chỉ chính xác trên sổ hổ khẩu của gia đình
Hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội: phần này các ghi rõ về nhiệm vụ cũng như nơi làm việc theo đúng 2 mốc thời gian lịch sử là trước Giải phóng miền Nam 30/4/1975 và từ 30/4/1975 đến nay. Nếu khoảng thời trước đó, bố/mẹ chưa được sinh ra hay còn nhỏ thì ghi rõ như vậy. Còn khoảng thời gian nào có sự lao động, làm việc kinh tế – xã hội thì cần ghi cụ thể theo cấu trúc: khoảng thời gian, công việc/vị trí việc làm, công ty/đơn vị công tác, quận/huyện và thành phố trực thuộc.
Lưu ý phần kê khai về hoạt động của kinh tế, chính trị, xã hội của bố mẹ phải trùng khớp với thành phần gia đình mà bạn đã kê khai ở phần I (thành phần bản thân). Đồng thời nếu như trên giấy khai sinh, bạn không có bố/mẹ có thể bỏ qua phần này, với trẻ mồ côi có thể ghi tên của người giám hộ hoặc nuôi dưỡng.
Tiếp dưới đó là phần kê khai về anh chị em, thì chỉ cần ghi rõ tên, ngày tháng năm sinh, nơi ở cũng như công việc và nơi công tác. Nếu là học sinh còn đi học thì chỉ cần ghi tên, ngày tháng năm sinh và nơi ở theo địa chỉ của gia đình.
Xem thêm: Cách khai báo hoàn cảnh gia đình trong sơ yếu lý lịch
3. Lưu ý về phần xác nhận trong sơ yếu lý lịch học sinh THPT
Đối với phần xác nhận trong sơ yếu lý lịch học sinh THPT, thí sinh phải cam kết tất cả những thông tin đã kê khai bên trên là đúng sự thật và chính xác theo các giấy tờ nhân thân đã có. Đồng thời thí sinh cũng phải đính kèm với sơ yếu lý lịch là các bản chính và bản sao của giấy khai sinh, bằng tốt nghiệp THPT, phiếu báo điểm thi, giấy chứng nhận kết quả thi, bằng khen học sinh giỏi các môn thi cấp thành phố/cấp quốc gia (nếu có), giấy chứng nhận giải thưởng đối với huy chương đồng/vàng/bạc các môn thi thể thao., quyết định tuyển thẳng của trường đại học, …
Đương nhiên cam đoan này phải kèm theo sự chịu trách nhiệm xử lý theo quy chế hiện hành của bộ Giáo dục và Đào tạo nếu như có sự kê khai thiếu trung thực và sai lệch thông tin gốc. Sau đó, sơ yếu lý lịch của học sinh THPT cũng phải kèm theo cả cam đoan của gia đình (là bố/mẹ hoặc người thân nhất/người giám hộ khi bố mẹ mất) về những thông tin mà thí sinh đã kê khai. Kèm theo đó là chữ ký của gia đình (đặt bên trái) và chữ ký của thí sinh (đặt bên phải).
Bên dưới là xác nhận của chính quyền xã, phường nơi học sinh đang cư trú. Xác nhận này là nhận xét và đóng dấu của người đứng đầu xã, phường đó hoặc người chịu trách nhiệm xử lý hồ sơ. Xác nhận được quy chiếu theo bản gốc của giấy tờ tùy thân lẫn việc theo dõi thực hiện nghĩa vụ công dân của thí sinh tại địa phương đó.
4. Làm sao để có mẫu sơ yếu lý lịch học sinh THPT?
Sơ yếu lý lịch học sinh THPT là một loại giấy tờ trong thể thiếu để nộp kèm trong hồ sơ dự tuyển và nhập học vào các trường cao đẳng – đại học. Cho dù là bạn xét tuyển theo điểm thi hay xét tuyển bằng hình thức xét học bạ thì vẫn cần phải có sơ yếu lý lịch. Căn cứ vào loại giấy tờ này, các phòng ban quản lý của trường cao đẳng – đại học đó mới có thể nắm được việc thí sinh có đủ điều kiện để trúng tuyển và theo học ở trường không. Đặc biệt với một số trường về quân đội, lai lịch của thí sinh rất quan trọng mà nó lại được thể hiện rõ trên sơ yếu lý lịch nộp kèm. Vì vậy đây là một yêu cầu bắt buộc đối với nhóm đối tượng này.
Thông thường mẫu sơ yếu lý lịch học sinh THPT sẽ được in sẵn và bày bán tại các hiệu sách hoặc chính các bàn tiếp sinh của các trường đại học. Các bạn có thể tìm mua chỉ với giá khoảng 10.000đ. Tuy nhiên trong trường hợp bạn không thể tìm mua ở nơi mình sinh sống thì có thể tải các bạn word của mẫu sơ yếu lý lịch này trên mạng xuống để điền và tự in.
Đối với các bản sẵn trên mạng, các bạn nên tải bản PDF để định dạng in được chuẩn. Cùng với đó file PDF cũng có khả năng tùy chỉnh các phần text bên trong. Trong trường hợp với dùng bản word thì các bạn nên lưu ý về font chữ cũng như phần định dạng chuẩn để sơ yếu lý lịch không bị mắc lỗi về trình bày. Các bạn có thể tham khảo một mẫu sơ yếu lý lịch cho Học sinh THPT dưới đây!
Mẫu 1.doc
Mẫu 2.doc
Mẫu 3.doc
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn chi tiết về cách viết sơ yếu lý lịch học sinh THPT. Dựa vào đó, hy vọng rằng các bạn đã có thể ghi được chính xác các nội dung cần ghi cũng như cách trình bày sao cho đúng và chuẩn nhất theo quy định của bộ Giáo dục. Nhờ vậy mà nó đảm bảo thuận tiện hơn cho quá trình đăng ký thi và nhập học của bạn.