Bệnh thủy đậu có được tắm không là vấn đề thắc mắc của rất nhiều người bởi nguyên nhân chính là sợ khi tắm gội, các mụn nước sẽ vỡ ra và lây lan sang các vùng khác của cơ thể. Cùng Diệp An Nhi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
Dấu hiệu khi bị thuỷ đậu
Bệnh thuỷ đậu ở trẻ em và người lớn đều có những dấu hiệu và triệu chứng ủ bệnh giống nhau. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 10 – 20 ngày, sau đó đến thời gian phát bệnh, các nốt thuỷ đậu lúc mới đầu là các nốt ban đỏ. Sau đó 1 – 2 ngày thì các nốt thuỷ đậu chỉ là các nốt phát ban đỏ. Thời điểm phát bệnh cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như sốt nhẹ, nhức đầu, người mệt mỏi. Một số người bệnh còn có hạch sau tai hoặc viêm họng.
Giai đoạn sốt cao, người bệnh chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu và đau cơ. Các nốt ban đỏ có những nốt phỏng nước hình tròn. Mụn nước gây ngứa, rát, rất khó chịu. Mụn nước mọc toàn thân trên cơ thể người bệnh, thậm chí mọc cả vào niêm mạc miệng gây khó khăn trong việc ăn uống. Người nào bị nhiễm trùng mụn nước sẽ có kích thước lớn hơn, dịch mụn chứa mủ.
Phải đến sau từ 7 – 10 ngày phát bệnh các mụn nước mới tự vỡ ra, khô và bong vảy dần phục hồi trở lại. Thời điểm này cần vệ sinh các nốt mụn cẩn thận để tránh bị nhiễm trùng, kèm theo bôi các thuốc trị sẹo lõ, trị thâm vì thuỷ đậu sẽ để lại sẹo sau khi chúng biến mất.
Khi xuất hiện những dấu hiệu phát ban kem sốt và nổi mụn nước rất có thể bạn đã bị thuỷ đậu. Lúc này cần phải thực hiện các biện pháp điều trị sớm nhất.
Thuỷ đậu có được tắm gội không?
Khi bị thuỷ đậu thường kèm sốt kiến toàn thân toát mồ hôi rất khó chịu. Tuy nhiên nếu để các mụn nước vỡ ra và dịch mủ lây lan sang các vùng khác lại hình thành nên các mụn thuỷ đậu mới nên nhiều người băn khoăn “thuỷ đậu có được tắm gội không?“.
Theo quan niệm dân gian bị thuỷ đậu cần phải kiêng nước, kiêng gió nên nhiều người cho rằng bị thuỷ đậu không được tắm. Trên thực tế bệnh thuỷ đậu bùng phát mạnh mẽ nhất vào mùa hè. Mồ hôi tiết ra khiến cơ thể nhớp nháp, khó chịu. Mồ hôi càng khiến cho các nốt thuỷ đậu mọc nhiều hơn nếu cơ thể không được tắm gội sạch sẽ.
Vì thế trả lời cho câu hỏi “bị thuỷ đậu có nên tắm không” thì Diệp An Nhi xin khẳng định người bị thuỷ đậu nên tắm gội bình thường.
Hướng dẫn các bước tắm gội khi bị thuỷ đậu
“Bị thuỷ đậu có tắm xà phòng được không?” hay “trẻ bị thủy đậu có tắm được không?” thì bạn nên xem xét tình trạng giai đoạn bệnh và tắm gội sao đúng để các nốt thuỷ đậu không bị vỡ ra:
- Bước 1: Pha nước tắm khi bị thuỷ đậu: Nước tắm là nước ấm có thể chứa thêm một chút muối hoặc dung dịch kháng khuẩn. Bạn có thể sử dụng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi, trong sản phẩm có chứa nano becberin có khả năng kháng khuẩn cực tốt.
- Bước 2: Tắm – Nên tắm nhẹ nhàng trên toàn bộ cơ thể, tránh kỳ cọ khiến các nốt thuỷ đậu bị vỡ. Nên tắm nhanh hơn bình thường.
- Bước 3: Sau khi tắm dùng khăn bông khô thấm nhẹ lên cơ thể. Tránh lau vì khi lau vải sẽ cọ vào cơ thể khiến các nốt mụn bị chầy, vỡ. Nếu bạn tắm bồn cần làm sạch bồn tắm sau khi tắm vì thuỷ đậu có thể bị lây cho người khác khi dùng chung bồn tắm, khăn lau.
Bị thuỷ đậu có được gội đầu không? Trường hợp bạn muốn gội đầu thì khi gội cần: Gội đầu nhẹ nhàng, không gãi mạnh làm tổn thương những nốt thuỷ đậu dù rất ngứa. Gội đầu bằng nước ấm và thay vào đó dùng thịt tay để gãi thay vì móng tay.
Những lưu ý khi tắm gội cho trẻ nhỏ
Bệnh thuỷ đậu có được tắm không? Bệnh thủy đậu nên tắm như thường. Đối với bệnh thuỷ đậu ở trẻ nhỏ cần lưu ý thêm:
- Không tắm gội quá lâu cho bé.
- Trường hợp các nốt mụn bị vỡ ra thì cần được thấm khô dịch và sát khuẩn để tránh bị viêm nhiễm.
- Mặc quần áo rộng rãi thoải mái.
- Giữ móng tay của bé sạch sẽ và cắt ngắn để bé tránh cào xước trong quá trình tắm.
- Chế độ ăn uống hợp lý, mẹ cần phải hiểu biết trẻ bị thuỷ đậu nên ăn gì, kiêng gì để lựa chọn thực phẩm hợp lý cho con.
Bệnh thuỷ đậu có được tắm không? Bệnh thuỷ đậu nên tắm. Việc tắm không những giảm bớt ngứa do thuỷ đậu mà còn giữ cho cơ thể sạch sẽ và các nốt thuỷ đậu tránh bị bội nhiễm, nhiễm trùng.