Cách phòng bệnh kiết lỵ. Bệnh kiết lỵ là bệnh nguy hiểm, khiến con người mệt mỏi, mất sức đề kháng. Để phòng tránh bệnh kiết lỵ, chúng ta cần làm gì? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.
Contents
1. Cách phòng bệnh kiết lỵ
Dưới đây là một số cách phòng tránh bệnh kiết lỵ:
- Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chín, uống sôi.
- Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặn.
- Vệ sinh môi trường ở sạch sẽ. Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.
- Hạn chế các loại đồ uống có ga, đồ uống chứa cồn…
- Theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ nhằm điều chỉnh đơn thuốc chữa bệnh phù hợp.
Bên cạnh đó, các bạn cũng nên có chế độ ăn uống khoa học, phù hợp:
Cách phòng chống bệnh kiết lỵ đầu tiên xuất phát từ chính cơ thể của bạn. Ăn uống khoa học đầy đủ chất dinh dưỡng giúp nâng cao hệ miễn dịch chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt bạn nên ăn những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, bổ sung các lợi khuẩn cho đường ruột như lợi khuẩn probiotic như sữa chua, đồ lên men hoặc các loại ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh, …
Bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu gừng:
Tinh dầu gừng được chiết xuất từ củ gừng có tác dụng giảm những tình trạng rối loạn tiêu hóa. Giúp củng cố sức khỏe đường ruột và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
2. Bệnh kiết lỵ
2.1 Nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ
Bệnh kiết lỵ có thể được hình thành do nguyên nhân dưới đây:
Nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ đó là do vi khuẩn shigella gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bệnh thường lây qua phân. Người thân trong gia đình bị bệnh, đi vệ sinh không rửa tay, lấy thực phẩm cho bé ăn hoặc mua thực phẩm đường phố có nhiễm vi khuẩn shigella”.
Bên cạnh đó, trong nhà nuôi chó, mèo, phân chó, mèo cũng chứa vi khuẩn gây bệnh cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Trẻ thích chơi với súc vật, sờ vào lông, bò ra nền nhà rồi đưa tay vào miệng…Ruồi nhặng cũng là một trong những trung gian truyền bệnh, dẫn đến bệnh kiết lỵ ở người.
2.2 Triệu chứng bệnh kiết lỵ
Bệnh kiết lỵ không thể hiện các triệu chứng ngay mà phải sau một khoảng thời gian ủ bệnh, các triệu chứng mới bùng phát.
Thời gian ủ bệnh của bệnh lỵ thường từ 1 – 7 ngày, sau đó sẽ phát bệnh một cách đột ngột, với 2 hội chứng: nhiễm khuẩn và hội chứng lỵ.
Hội chứng nhiễm khuẩn gồm các triệu chứng: sốt cao 38 – 39°C, rét run, nhức đầu, mệt mỏi, đau lưng, đau khớp, ở trẻ em có thể có cơn co giật, chán ăn, khát nước, đắng miệng, buồn nôn hoặc nôn.
Hội chứng lỵ. gồm các triệu chứng: đau bụng, ban đầu đau âm ỉ quanh rốn,sau đó lan ra khắp bụng, cuối cùng là những cơn đau quặn bụng ở hố chậu trái. Các cơn đau quặn bụng làm bệnh nhân mót rặn muốn đi đại tiện ngay. Mới đầu phân sệt, sau loãng, rất thối, lẫn với nhầy và máu. Hoặc phân nhầy nhiều, thường đục nhờ nhờ, có khi phân vàng đục như mủ, máu sẫm như máu cá, nhầy và máu hòa loãng với nhau không có độ bám dính. Hội chứng lỵ có thể diễn ra từ 5 – 10 ngày hoặc hơn.
Nếu gặp các triệu chứng này, các bạn hãy đến bệnh viện ngay nhé.
Hoa Tiêu vừa giới thiệu đến bạn đọc cách phòng tránh bệnh kiết lỵ. Bệnh kiết lỵ khiến người bệnh mệt mỏi, mất sức đề kháng nghiêm trọng, do đó các bạn nên thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh kiết lỵ tại mục 1 bài này để đảm bảo sức khỏe của mình và người thân.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn
Các bài viết liên quan:
- Ở ngoài tự nhiên trùng kiết lị tồn tại ở dạng nào?