Chơi game là một trong những hình thức giải trí online được phần đông các bạn trẻ lựa chọn, thế nhưng ở những lứa tuổi còn nhỏ chưa biết cách kiểm soát bản thân khiến dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng. Bài viết sau đây vitinhttc.com sẽ tổng hợp các dấu hiệu trẻ nghiện game bạn nên biết nhé!
Contents
Nghiện game là gì?
Nghiện game được biết đến là tình trạng chơi game liên tục trong một ngày đến mức gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là sức khỏe. Ngày nay, thực trạng nghiện game ở lứa tuổi học đường đã trở thành một vấn đề cả dư luận đều quan tâm đến. Mức độ trầm trọng của nó ngày càng gia tăng khi nhiều hậu quả vô cùng đáng tiếc xảy ra, tất cả cũng chỉ vì một lý do là trẻ nghiện game.
Những trẻ nghiện game có thể chơi liên tục hơn cả chục tiếng trong một ngày, thậm chí quên cả ăn ngủ, nhưng bản thân lại không nhận ra bản thân đã mắc chứng nghiện game. Có nhiều trường hợp ba mẹ cũng không thể phát hiện ra do phải đi làm cả ngày, chỉ đến lúc thấy con trẻ bị suy nhược rõ rệt, mặt lờ đờ không ăn không ngủ mới lập tức đưa đi khám thì phát hiện ra trẻ có dấu hiệu tâm thần do nghiện game.
Tổng hợp các dấu hiệu trẻ nghiện game:
Một số biểu hiện của trẻ khi bị nghiện game:
Liên tục nhắc về game:
Trong khi những người bình thường sau một thời gian chơi game họ sẽ nhanh chán, đối với họ chơi game chỉ là biện pháp giải khuây tạm thời hoặc giết thời gian. Tuy nhiên, với những con nghiện game thì hoàn toàn ngược lại, họ xem việc chơi game như một việc không thể thiếu trong đời sống hằng ngày.
Vì thế chơi liên tục suốt hàng chục tiếng đồng hồ là việc khá bình thường với họ, họ chơi say mê và quên tất cả mọi việc xung quanh, kể cả ăn uống. Lúc nào nói chuyện với họ cũng thấy họ nhắc đến game vì họ thường ảo tưởng nhân vật trong game là bản thân. Đã từng có trường vì quá mải mê chơi game đến mức ngất xỉu vì kiệt sức ngay trước màn hình máy tính.
Chi tiền nhiều cho các nhân vật trong game:
Đây là một trong những dấu hiệu dễ thấy ở trẻ em nghiện game, chúng thường cố gắng tiết kiệm thật nhiều sau đó chi mạnh tay để đầu tư vào nhân vật trong game. Chúng sẵn sàng phung phí tất cả tiền bạc có được với lý do để thỏa mãn niềm đam mê chơi game của mình.
Xem thêm: Thiết bị văn phòng đáng đầu tư
Mua linh kiện máy tính hiện đại giá rẻ
Sẵn sàng bỏ học để giành thời gian chơi game:
Với những trẻ nghiện game chúng sẽ tìm đủ lý do để biện hộ cho việc chơi game, nhiều lúc chúng cũng sẵn sàng nói dối người thân để được lên mạng chơi game. Bên cạnh đó, chúng không còn nghĩ đến việc học nữa mà chỉ chú tâm đến cuộc sống trong game, hơn nữa chúng cũng tìm cách trốn tránh các mối quan hệ bạn bè, gia đình…
Cảm xúc bất ổn:
Đây là tâm trạng mà những người nghiện game rất dễ gặp phải khi chơi game, lúc chơi họ sẽ có cảm giác cực kỳ hưng phấn, kích thích, hoặc thất vọng tột độ. Điều đáng nói là tâm trạng này luôn kéo dài dai dẳng sau khi chơi xong, chính điều này cũng là nguyên nhân khiến họ thường xuyên mất ngủ.
Xuất hiện một số dấu hiệu của bệnh trầm cảm:
- Gương mặt mất đi khí sắc, thường xuất hiện chỉ với một biểu cảm đơn điệu, u buồn và hay ngơ ngác.
- Không còn cảm giác hưng phấn, thích thú khi làm điều mình thích ngoài game, dù là âm nhạc hay thể thao… mà trước đó họ từng thích. Nghiêm trọng hơn họ không còn tâm trạng hay sức lực nào để học tập, làm việc mà chỉ nghĩ đến mỗi việc chơi game, trong đầu thường xuyên nhớ tới hình ảnh trong game.
- Mất ngủ là một trong những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân nghiện game, bởi vì họ dành quá nhiều thời gian trong ngày để chơi game, thậm chí còn chơi xuyên đêm.
- Những người mắc chứng nghiện game thường mất vị giác và không còn hứng thú với việc ăn uống. Do đó mà chúng ta thường thấy họ bị sụt cân nhanh chóng và thiếu sức sống.
- Thân thể mệt mỏi, động tác chậm chạp, lờ đờ khi tiếp xúc với con người thực tế bên ngoài.
- Đối với trẻ em nếu chơi liên tục suốt nhiều giờ liền có nguy cơ dẫn đến mệt mỏi quá độ, kiệt quệ hoặc ngất xỉu.
- Luôn mang trong mình cảm giác tội lỗi với người khác, thấy bản thân thật vô dụng. Thế nhưng thực chất cảm giác này xuất phát từ việc chơi game và không làm được gì có ích trong một ngày, đồng thời họ cũng không thể nhận ra hoặc ngừng việc này lại mà chỉ có thể trốn tránh cảm giác khó chịu này bằng cách chơi game qua ngày.
- Mỗi khi cần phải tập trung suy nghĩ cho một việc gì đó họ sẽ cảm thấy rất khó khăn cũng như đưa ra quyết định.
- Thậm chí họ sẽ những ý nghĩ tự tử hoặc đối xử tệ hại với bản thân
Làm thế nào để điều trị sự nghiện game?
- Nói không với việc chơi game mỗi ngày
- Nếu bạn thật sự không thể khống chế nổi bản thân có thể sử dụng thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm
- Ngoài ra bạn có thể điều trị chứng nghiện game tái phát bằng cách uống thuốc hoặc nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ tâm lý với các liệu pháp tâm lý xã hội.
- Tạm thời hãy hoàn toàn tránh xa internet bởi lẽ lúc nào chúng ta cũng thấy được quảng cáo của những tựa game được đổi mới liên tục nhằm thu hút người chơi. Do đó nếu bạn mong muốn có thể từ bỏ thói nghiện game này phải quyết tâm tuyệt đối tránh xa mạng internet trong thời gian điều trị.
- Nên tham gia các hoạt động ngoài thời, tăng cường thể dục thể thao ngoài trời, nên đi cùng người thân hoặc bạn bè để cảm thấy vui vẻ hơn.
- Một số hoạt động lành mạnh giúp người nghiện game dành nhiều thời gian ở ngoài trời nhiều hơn đó là đi bộ, đạp xe, bơi lội… Bên cạnh đó bạn cũng nên tìm cơ hội để đi đây đi đó, du lịch, tham quan những địa điểm mới lạ, hay tham gia các hoạt động có tương tác với xã hội, con người càng nhiều càng tốt nhằm quên đi cảm giác khó chịu khi không được chơi game.
Xem thêm: Phải làm sao khi trẻ em nghiện game?
Tổng hợp các cách bảo vệ mắt khi chơi game nhiều
Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin thực sự hữu ích cũng như tổng hợp các dấu hiệu trẻ nghiện game bạn nên biết nhé!