Contents
Soạn bài Bố cục của văn bản
Bố cục của văn bản:
Câu 1 + 2 :(trang 24 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Bố cục văn bản đã cho trong SGK (3 phần):
– Phần 1 (từ đầu … danh lợi): giới thiệu khái quát nhân vật.
– Phần 2 (tiếp … không cho vào thăm): đạo cao đức trọng của thầy Chu Văn An.
– Phần 3 (còn lại): niềm tiếc thương và sự tôn kính của người đời với thầy.
Câu 3 : (trang 24 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Mối quan hệ các phần trong văn bản: Phần 1 nêu ý khái quát toàn bài; Phần 2 triển khai luận điểm; Phần 3 kết thúc luận đề.
Câu 4 :(trang 24 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Bố cục một văn bản:
– Mở bài : giới thiệu nội dung, thu hút sự chú ý của người đọc.
– Thân bài : phát triển và giải quyết một cách cụ thể vấn đề đã nêu ở phần mở bài, duy trì sự chú ý của người đọc.
– Kết bài : tóm tắt kết luận và đáp ứng sự chờ đợi của người đọc.
Mở bài thường nêu ra chủ đề văn bản, Thân bài trình bày các khía cạnh của chủ đề, Kết bài tổng kết chủ đề văn bản.
Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản
Câu 1 : (trang 25 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Phần Thân bài văn bản “Tôi đi học”, Thanh Tịnh hồi tưởng lại những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên: trên đường đến trường, trên sân trường, vào lớp học. Tác giả sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian: từ nhà đến trường đến khi vào lớp học. Và trình tự không gian: con đường làng → trên sân trường → trong lớp học.
Câu 2 : (trang 25 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Những diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng trong phần Thân bài :
– Khi nói chuyện với người cô: uất ức, mong nhớ, thương mẹ.
– Khi gặp mẹ: sung sướng, hạnh phúc.
Câu 3 : (trang 25 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Khi tả người, vật, con vật, phong cảnh,… có thể tả theo trình tự từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ cao xuống thấp, ngoại hình đến nội tâm, từ khái quát đến cụ thể, chung đến riêng, hoặc ngược lại…
Câu 4 : (trang 25 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Các sự việc trong phần Thân bài của văn bản Người thầy đạo cao đức trọng có hai đoạn. Mỗi đoạn thể hiện một mặt của vấn đề, trước về đạo cao (thầy giáo giỏi), sau về đức trọng (không màng danh lợi)
Câu 5 : (trang 25 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Cách sắp xếp nội dung phần Thân bài của văn bản:
Tùy vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết mà nội dung phần Thân bài được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận.
Luyện tập
Câu 1 : (trang 26 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
a. Miêu tả từ xa đến gần rồi lại ra xa, từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài.
– Cảnh đàn chim khi mới thấy (từ xa)
– Cảnh đàn chim đậu trong vườn cây khi đến gần
– Chim đậu và làm tổ trong vườn
– Cảnh đàn chim khi thuyền đã đi xa.
b. Miêu tả theo thời gian sáng-chiều-tối.
c. Sự việc sắp xếp theo mạch suy luận: nêu luận đề rồi đưa ra dẫn chứng.
Câu 2 : (trang 27 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ :
– Suy nghĩ, thái độ của Hồng trước những lời xúc xiểm nói xấu mẹ của bà cô.
– Sự sung sướng, hạnh phúc của bé Hồng khi gặp lại mẹ qua hành động, qua cảm xúc chân thật.
Câu 3 : (trang 27 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Cách sắp xếp chưa hợp lí. Cần phải giải thích nghĩa của câu tục ngữ trước (nghĩa đen và nghĩa bóng). Sau đó mới lấy ví dụ chứng minh → chuyển ý (b) lên trước ý (a). Trong phần ví dụ cần sắp xếp từ phạm vi nhỏ đến lớn (người chịu đi chịu học → các vị lãnh tụ → thời kì đổi mới).
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 cực ngắn, hay khác:
- Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn)
- Xây dựng đoạn văn trong văn bản
- Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự
- Lão hạc
- Từ tượng hình, từ tượng thanh
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:
- Soạn Văn 8
- Soạn Văn 8 (siêu ngắn)
- Soạn Văn lớp 8 (cực ngắn)
- Văn mẫu lớp 8
- Tác giả – Tác phẩm Văn 8
- Lý thuyết, Bài tập Tiếng Việt – Tập làm văn 8
- 1000 câu trắc nghiệm Ngữ văn 8
- Giải vở bài tập Ngữ văn 8
- Top 55 Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
Ngân hàng trắc nghiệm lớp 8 tại khoahoc.vietjack.com
- Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 8 có đáp án