Đối với các lập trình viên thì bảng mã ASCII không còn là thuật ngữ quá xa lạ nữa. Đây là một hệ thống ngôn ngữ giúp con người trao đổi thông tin với hệ thống máy tính. Tuy nhiên, nếu bạn là người mới bắt đầu học và tìm hiểu về ngôn ngữ này, bạn không nên bỏ qua những thông tin cơ bản trong bài viết ngay sau đây.
Contents
Bảng mã ASCII là gì?
ASCII là viết tắt của cụm từ American Standard Code for Information Interchange, có nghĩa là chuẩn mã trao đổi thông tin Hoa Kỳ. Đây là bộ mã hóa ký tự cho bảng chữ cái La Tinh và được dùng để hiển thị văn bản trong máy tính.
Về cơ bản, bạn có thể hiểu ASCII là một bộ mã giúp máy tính có hiểu và hiển thị được các ký tự mà bạn muốn nhập vào máy tính hay đơn giản hơn là các ký tự trên bàn phím máy tính chuẩn Anh. Tập hợp các mã ASCII tạo thành bảng mã ASCII.
Năm 1963, ASCII được công bố làm bộ tiêu chuẩn bởi Hiệp hội Tiêu chuẩn Hoa Kỳ, và hiện nay trở thành bộ mã được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, do Tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ quốc tế.
Ngoài ra chúng ta cũng có một số bộ mã kiểu Nhật Bản, Hàn Quốc,.., với sự bổ sung thêm các ký tự phù hợp với ngôn ngữ của từng quốc gia. Tuy nhiên, các bộ mã này không thực sự phổ biến như mã ASCII tiêu chuẩn.
Để biểu diễn thông tin về ký tự, ASCII sử dụng mã 7 bit (kiểu bit sử dụng 7 số nhị phân để biểu diễn). Chẳng hạn số 0 được biểu diễn trong ngôn ngữ ASCII là 0110000.
Bảng mã ASCII chuẩn
Bảng mã ASCII chuẩn còn được gọi là bảng mã ASCII cơ bản quy định bộ mã hóa cho những ký tự đơn giản nhất: 128 ký tự bao gồm các ký tự điều khiển, bảng chữ cái, các dấu,…
Bảng mã chuẩn giúp máy tính hiểu và hiển thị được trọn vẹn các từ, ký tự sử dụng trong tiếng Anh.
Bảng mã truyền thống này vẫn sử dụng 7 bit để biểu thị ký tự và được sử dụng rất nhiều trên máy tính cầm tay và máy tính để bàn. Các ký tự được thể hiện trong bảng mã ASCII chuẩn bao gồm:
- Các dấu câu và dấu kết thúc câu (“!”, “?”, “.”, “,”, “:”, “;”,…)
- Các ký tự đặc biệt và các phép tính (“@”, “#”, “$”, “%”, “^”, “&”, “*”, “/”, “+”, “-”, “_”, “]”, “}”, “~”,…)
- Các ký tự chữ thường (“a”, “b”, “c”, “d”, “e”, “f”, “g”, “h”, “i”, “j”, “k”, “l”, “m”, “n”, “o”, “p”, “q”,…)
- Các ký tự chữ in hoa (“A”, “B”, “C”, “D”, “E”, “F”, “G”, “H”, “I”, “J”, “K”, “L”, “M”,…).
Bảng mã ASCII mở rộng
Trên thực tế, mỗi quốc gia lại sử dụng một ngôn ngữ khác nhau với những ký tự khác nhau. Bảng mã ASCII mở rộng đã được ra đời nhằm đáp ứng sự đa dạng trong ngôn ngữ ấy.
Nếu như bảng mã ASCII cơ bản sử dụng 7 bit để biểu thị các ký tự thì bảng ASCII mở rộng sử dụng 8 bit. Vì vậy, bảng này còn được gọi với tên khác là bảng mã ASCII 8 bit.
Sự ra đời của bảng ASCII mở rộng chính là một thành công vang dội của ngành công nghệ thông tin. Kể từ đây, máy tính đã có thể đọc và hiển thị được rất nhiều ngôn ngữ khác nhau, phù hợp với văn hóa của từng quốc gia.
Cùng với sự ra đời của bảng mã ASCII mở rộng, thị trường máy tính và công nghệ thông tin cũng chứng kiến một bước phát triển nhảy vọt. Máy tính dần trở nên phổ biến hơn tại các quốc gia, công nghệ thông tin được áp dụng nhiều hơn vào đời sống.
Bảng mở rộng có số lượng ký tự gấp đôi bảng tiêu chuẩn (256 ký tự). Trong đó bao gồm 128 ký tự của bảng chuẩn, còn lại là các chữ có dấu, các phép toán và các ký tự trang trí. Tiếng Việt của chúng ta cũng được hiển thị trên máy tính là nhờ có bảng ASCII mở rộng này.
Một số lưu ý khi sử dụng bảng mã ASCII
Đối với bảng mã ASCII, chúng ta có một số lưu ý sau:
- Trong bảng mã có những ký tự đặc biệt: Các ký tự từ 0 đến 32 hệ thập phân sẽ không thể hiển thị ra màn hình, mà chỉ được in trong DOS.
- Bên cạnh đó, có những ký tự sẽ được thực hiện theo lệnh của bạn, mà không hiển thị thành dạng văn bản. Chẳng hạn ký tự BEL (0000111) chính là âm thanh của tiếng bip mà bạn nghe thấy.
- Bảng mã ASCII mở rộng có rất nhiều biến thể khác nhau, thay đổi theo từng ngôn ngữ khác nhau.
Trên đây là tổng hợp những thông tin cơ bản về bảng mã ASCII. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bộ mã ký tự trên máy tính này. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp, hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết để được chúng tôi tư vấn thêm nhé!