Bạn có bao giờ thắc mắc RAM là bộ nhớ trong hay ngoài, RAM và ROM khác nhau như thế nào? Trong bài viết ngay hôm nay, Laptop Minh Khoa sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc xung quanh chủ đề “Bộ nhớ ram và rom là bộ nhớ gì?”
Contents
Bộ nhớ Ram và Rom là bộ nhớ gì?
Bộ nhớ RAM là gì?
RAM được viết tắt từ Random Access Memory – một trong những yếu tố hết sức quan trọng bên cạnh vi xử lý. RAM là bộ nhớ tạm của máy giúp lưu trữ thông tin hiện hành để CPU có thể truy xuất và xử lý.
RAM không thể lưu trữ được dữ liệu khi mất nguồn điện cung cấp. Nếu như thiết bị bị mất nguồn, tắt máy thì dữ liệu trên RAM sẽ bị xóa.
RAM được tìm thấy ở bất kỳ đâu trong các thiết bị điện tử như máy chủ, PC, máy tính bảng, điện thoại thông minh hay máy in.
Xem thêm Ram nào tốt nhất cho laptop
- Cấu tạo của RAM
RAM được cấu tạo từ nhiều linh kiện nhỏ bao gồm điện trở, tụ điện, transistor… chúng có nhiệm vụ cung cấp nguồn ổn định cho RAM.
Lát cắt thực tế cho thấy mạch in giúp RAM hoạt động có đến 6 lớp, tùy từng loại RAM mà nhà sản xuất thiết kế mạch in 6 lớp hoặc nhiều hơn.
Mỗi RAM được tích hợp nhiều chip nhớ ở hai mặt.
Các chân tiếp xúc giữa RAM với Main của thiết bị được mạ vàng để tiếp xúc tốt hơn và không bị oxi hóa theo thời gian.
- RAM hoạt động ra sao?
Trong điện thoại, máy tính, bộ nhớ RAM dùng để phối hợp với bộ nhớ máy tính điều khiển, truy cập, và sử dụng dữ liệu. Lúc này CPU chuyển dữ liệu từ ổ đĩa vào RAM để lưu trữ tạm thời, các vùng nhớ đã chiếm chỗ trên RAM sẽ được trả lại khi người dùng tắt ứng dụng hoặc tắt máy.
Dựa vào chức năng mà RAM được chia làm 2 loại, SRAM và DRAM. SRAM hay còn gọi là RAM tĩnh (Static RAM) loại RAM này không bị mất nội dung sau khi nạp trừ khi khởi động máy tính, nó được ứng dụng vào lưu trữ dữ liệu khởi động. Khác với SRAM, DRAM được sử dụng để lưu trữ dữ liệu tạm thời khi chạy ứng dụng và có thể bị trả lại vùng nhớ khi đóng ứng dụng hoặc shutdown hoặc turn off điện thoại hoặc máy tính.
Tham khảo thêm Thông số ram là gì?
Bộ nhớ ROM là gì?
ROM (Read-Only Memory – bộ nhớ chỉ đọc), hay còn được gọi là bộ nhớ trong hoặc dung lượng lưu trữ. Đây là loại bộ nhớ không khả biến dùng trong các máy tính hay hệ thống điều khiển, nơi mà dữ liệu chỉ được đọc ra mà không được phép ghi vào.
- Các loại ROM trên thị trường hiện nay
Về cơ bản, các loại ROM trên thị trường gồm có: PROM, EAROM và EEPROM:
PROM (Programmable Read Only Memory), hay còn gọi là Mask ROM. Được chế tạo bằng các mối nối, thuộc dạng WORM ROM, tức là write Once Read Many. Bộ nhớ này chỉ có thể lập trình một lần và có giá thành rẻ nhất trên thị trường.
EAROM (Electrically Alterable Reay Only Memory), loại này có thể được lập trình lại, tuy nhiên do điện áp cấp không ổn định và việc lập trình lại khá khó khăn và bất tiện nên người ta đã nâng cấp EAROM lên thành một loại mới và đặt tên là EPROM ( Erasable Programmable Read Only Memory) EPROM hoạt động dựa trên nguyên tắc phân cực tĩnh điện và có thể xóa và ghi lại thông tin bằng tia cực tím với bước sóng xác định.
EEPROM, (Electrically Erasable Programmable Read Only Memory) được chế tạo bằng công nghệ bán dẫn. EEPROM có thể xóa và ghi lại dữ liệu bằng điện.
Bảng so sánh cách phân biệt Rom và Ram
Chỉ tiêu so sánh RAM ROM Thiết kế
- Thanh Ram hình chữ nhật rất mỏng được lắp vào khe cắm trên máy tính. Thường thì RAM sẽ có kích thước lớn hơn ROM.
- ROM là một ổ đĩa quang bằng băng từ. Nó có rất nhiều chân được tạo nên bằng những mối nối tiếp xúc với bảng mạch trên máy tính.
Khả năng lưu trữ
- Là bộ nhớ khả biến
- Không có khả năng lưu trữ dữ liệu. Khi mất điện hoặc tắt máy thì dữ liệu bị mất.
- Là bộ nhớ bất biến (tĩnh)
- Có khả năng lưu trữ thông tin kể cả khi tắt máy tính.
Hình thức hoạt động
- Sau khi máy khởi động và nạp hệ điều hành, RAM sẽ hoạt động.
- Có thể loại bỏ, khôi phục hoặc tiến hành thay đổi dữ liệu trong RAM.
- ROM sẽ hoạt động khi khởi động máy tính.
- ROM có thể đọc nhưng không có khả năng chỉnh sửa điều gì trên nó.
Tốc độ
- Xử lý dữ liệu nhanh chóng
- Tốc độ truy cập dữ liệu nhanh chóng
- Quá trình xử lý thông tin và dữ liệu chậm.
- Tốc độ truy cập dữ liệu chậm.
Khả năng lưu trữ
- Một bộ nhớ RAM lưu trữ được nhiều dữ liệu.
- Từ 1GB – 256Gb.
- Có thể nâng cấp khả năng lưu trữ của bộ nhớ RAM.
- Một chip ROM chỉ có khả năng thể hiện được 4MB đến 8MB dữ liệu. Đồng thời, lưu trữ được ít dữ liệu hơn so với bộ nhớ RAM.
Khả năng ghi chép dữ liệu
- Ghi chép dữ liệu dễ dàng hơn so với bộ nhớ ROM. Đồng thời, có thể truy cập dễ dàng hoặc lập trình lại thông tin lưu trữ trong bộ nhớ RAM
- Tất cả thông tin được lưu trữ trên ROM đã được lập trình sẵn. Nên rất khó để thay đổi hoặc lập trình lại.
LỜI KẾT
Trên đây là những chia sẻ về Bộ nhớ ram và rom là bộ nhớ gì? mà bạn có thể tham khảo và thực hiện theo. Đặc biệt, trong quá trình sử dụng laptop, sẽ không tránh khỏi những lỗi và sự cố mà bạn không thể tự khắc phục, lúc này việc của bạn là chọn một cơ sở uy tín để được sửa chữa và tư vấn. Mách nhỏ bạn một nơi sửa chữa uy tín tại thành phố Đà Nẵng đó chính là Công ty sửa chữa laptop Minh Khoa ngụ tại 155 Hàm Nghi, Hải Châu, Đà Nẵng
BÀI VIẾT THAM KHẢO
- Nâng cấp RAM Laptop tại Đà Nẵng
- Ram hư có sửa được không? Sửa ở đâu?
- Phân biệt giữa Ram laptop và Ram PC (Desktop)