Contents
- 1 Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
- 2 BẠN QUAN TÂM
- 3 Top các app giải toán cấp 2 THCS lớp 6, 7, 8, 9 TỐT nhất 2023
- 4 “Kỷ Niệm” trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
- 5 I. Cấu tạo ngoài và di chuyển (trang 52 VBT Sinh học 7)
- 6 II. Dinh dưỡng (trang 53 VBT Sinh học 7)
- 7 III. Sinh sản (trang 53 VBT Sinh học 7)
- 8 Ghi nhớ (trang 53 VBT Sinh học 7)
- 9 Câu hỏi (trang 53 VBT Sinh học 7)
Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
Xem thêm các sách tham khảo liên quan:
- Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7
- Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Lớp 7
- Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 7
- Giải Sinh Học Lớp 7
- Giải Sinh Học Lớp 7 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 7
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7
Giải Vở Bài Tập Sinh Học 7 – Bài 22: Tôm sông giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
I. Cấu tạo ngoài và di chuyển (trang 52 VBT Sinh học 7)
1. (trang 52 VBT Sinh học 7): Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống:
Trả lời:
Cơ thể tôm có 2 phần: phần đầu và ngực gắn liền (dưới giáp đầu – ngực) và phần bụng.
Giáp đầu ngực, vỏ cơ thể cấu tạo bằng kitin. Vỏ cơ thể làm nhiệm vụ che chở và chỗ bám cho hệ cơ phát triển có tác dụng như bộ xương. Thành phần vỏ chứa sắc tố làm tôm có màu sắc như môi trường.
2. (trang 52 VBT Sinh học 7): 2. Quan sát hình 22.1 (SGK), điền và đánh dấu (✓) vào bảng sau:
Trả lời:
Bảng. Chức năng chính các phần phụ của tôm
STT Chức năng Tên các phần phụ Vị trí của các phần phụ Phần đầu ngực Phần bụng 1 Định hướng phát hiện mồi 2 mắt kép, 2 đôi râu ✓ 2 Giữ và xử lí mồi Chân hàm ✓ 3 Bò và bắt mồi Chân kìm, chân bò ✓ 4 Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng Chân bụng ✓ 5 Lái và giúp tôm nhảy Tấm lái ✓
3. (trang 52 VBT Sinh học 7): Trả lời các câu hỏi sau:
Trả lời:
+ Chức năng chính của phần đầu – ngực tôm: Định hướng phát hiện mồi, Giữ và xử lí mồi, Bò và bắt mồi
+ Chức năng chính của phần bụng tôm: Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng, Lái và giúp tôm nhảy
II. Dinh dưỡng (trang 53 VBT Sinh học 7)
1. (trang 53 VBT Sinh học 7): Tôm hoạt động vào thời gian nào trong ngày?
Trả lời:
Tôm hoạt động vào lúc chập tối. Khi đó tôm bắt đầu kiếm ăn.
2. (trang 53 VBT Sinh học 7): Tôm ăn thực vật hay ăn động vật hoặc ăn xác chết?
Trả lời:
Tôm ăn tạp (cả động vật, thực vật, mồi chết).
3. (trang 53 VBT Sinh học 7): Người ta dùng thính để câu hay cất vó tôm là dựa vào tập tính nào của tôm?
Trả lời:
Dùng vó cất tôm hay câu là dựa vào khứu giác nhạy bén của giun. Thính có mùi thơm, lan xa thu hút tôm.
III. Sinh sản (trang 53 VBT Sinh học 7)
1. (trang 53 VBT Sinh học 7): Tôm đực, tôm cái khác nhau như thế nào?
Trả lời:
Tôm đực trưởng thành có đôi càng lớn, kích thước thường lớn hơn con cái cùng tuổi.Con cái đến mùa sinh sản có hiện tượng ôm trứng
2. (trang 53 VBT Sinh học 7): Tại sao trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần?
Trả lời:
Ấu trùng tôm lột xác nhiều lần vì lớp vỏ kitin giàu canxi rất cứng ngăn cản quá trình lớn lên của tôm
3. (trang 53 VBT Sinh học 7): Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa: Bảo vệ trứng tránh kẻ thù.
Ghi nhớ (trang 53 VBT Sinh học 7)
Tôm sống ở nước, thở bằng mang, có vỏ giáp cứng bao bọc. Cơ thể tôm có 2 phần: đầu – ngực và bụng. Phần đầu – ngực có : giác quan, miệng với các chân hàm, xung quanh và chân bò.
Phần bụng phân đốt rõ phần phụ là những chân bơi.
Tôm là động vật ăn tạp, hoạt động về đêm và có bản năng ôm trứng để bảo vệ.
Câu hỏi (trang 53 VBT Sinh học 7)
1. (trang 53 VBT Sinh học 7): Ý nghĩa của lớp cỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm?
Trả lời:
Vỏ kitin giàu canxi tạo thành bộ xương ngoài bảo vệ các cơ quan bên trong. Nhờ sắc tố cơ thể, tôm có thể biến đổi màu sắc theo môi trường để lẩn tránh kẻ thù.
2. (trang 53 VBT Sinh học 7): Nêu kinh nghiệm đánh bắt tôm ở địa phương mà em biết và kể tên các loài tôm làm thực phẩm và xuất khẩu:
Trả lời:
Dựa vào đặc điểm có đôi râu nhạy cảm để phát hiện mồi, ta thường nhử tôm bằng mồi có mùi thính thơm; đôi khi dùng ánh sáng bẫy tôm vào ban đêm, vì mắt tôm cũng khá tinh nhanh.
Ở vùng biển: tôm sú, tôm hùm…
Ở vùng đồng bằng: tôm càng và tôm càng xanh.