Có rất nhiều doanh nghiệp lớn tuyển dụng vị trí R&D. Vậy R&D là gì? Chức năng và nhiệm vụ của phòng R&D ra sao? Bài viết dưới đây của JobsGO sẽ tổng hợp đầy đủ kiến thức để bạn hiểu rõ hơn về ngành này trước khi vào nghề. Đọc ngay nhé!
Contents
Tổng quan về ngành R&D là gì?
R&D là gì?
R&D là gì? Đó là viết tắt của Research and Development nghĩa là nghiên cứu và phát triển. Nhân viên nghiên cứu và phát triển có vai trò tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới chưa có hoặc cải tiến những sản phẩm đã có để đem đến lợi ích tích cực cho công ty, doanh nghiệp.
R&D cần thiết với đa dạng ngành hàng, nhất là các ngành có sự biến đổi theo thị hiếu của người tiêu dùng. Cụ thể là:
- Ngành hàng tiêu dùng, các sản phẩm gia dụng, điện máy, quần áo, may mặc,…
- Sản phẩm, quy trình công nghệ, app, kỹ thuật số,…
- Công nghệ thực phẩm, chế biến nông sản,…
- Sản xuất các sản phẩm công nghiệp như vật tư, linh kiện, máy móc,…
- Thiết bị y tế, thuốc,…
- Dịch vụ thương mại, quy trình trong các nhà hàng, khách sạn, siêu thị,…
- Nội thất, xây dựng.
Phòng R&D là gì?
Phòng R&D là gì? Phòng R&D là bộ phận bao gồm các nhân sự có kiến thức, kinh nghiệm về R&D. Trên thực tế, phòng R&D có nhiệm vụ nghiên cứu tất cả những yếu tố liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp như tính chất, hiệu quả, khả năng cải tiến,… để đưa ra phương án phát triển phù hợp nhất đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách hàng. Do vậy, nhân sự thuộc quản lý của phòng R&D cũng cần đáp ứng đủ các điều kiện nghiêm ngặt về trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng nghiên cứu, phát triển sản phẩm, quy trình, công nghệ.
👉 Xem thêm: Tổng hợp các bộ phận trong công ty, doanh nghiệp
Chức năng và nhiệm vụ của phòng R&D
Được đánh giá là một trong những phòng ban quan trọng bậc nhất trong sự phát triển của doanh nghiệp, phòng R&D thực hiện các nhiệm vụ tương ứng như sau:
Nghiên cứu & phát triển sản phẩm (Product R&D)
Đối với doanh nghiệp, việc đầu tư, chú trọng vào sản phẩm là yếu tố tiên quyết hàng đầu. Việc này càng cần thiết hơn khi trên thị trường hiện nay, có hàng trăm, hàng ngàn doanh nghiệp cùng cạnh tranh một sản phẩm, dòng sản phẩm. Do vậy, nghiên cứu và phát triển sản phẩm được đánh giá là nhiệm vụ nổi bật của phòng R&D. Bản chất của việc làm này là nghiên cứu tính chất, ưu nhược điểm của sản phẩm,… để đưa ra những thay đổi phù hợp với nhu cầu thực sự của khách hàng.
Nghiên cứu & phát triển công nghệ (Technology R&D)
Nghiên cứu, phát triển công nghệ trong doanh nghiệp cũng là nhiệm vụ cần được ưu tiên của phòng R&D. Nói như vậy bởi một sản phẩm, dịch vụ dù có tốt đến đâu mà nằm ngoài xu hướng phát triển công nghệ của thế giới thì cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với người tiêu dùng. Vì vậy, phòng R&D cần đầu tư nhiều thời gian và công sức sao cho áp dụng công nghệ vào sản xuất, phân phối sản phẩm ra thị trường mà không làm mất đi những điểm đặc sắc vốn có của sản phẩm đó.
Nghiên cứu & phát triển bao bì (Packaging R&D)
Có thể nói, bao bì là một trong những yếu tố khiến người tiêu dùng đưa ra quyết định có sở hữu một sản phẩm hay không. Bao bì được thiết kế đẹp mắt, khoa học sẽ dễ dàng tạo thiện cảm với người tiêu dùng hơn. Theo đó, việc nghiên cứu, phát triển bao bì sản phẩm là nhiệm vụ thứ ba cần được chú trọng của đội ngũ nhân sự phòng R&D.
Nghiên cứu & phát triển quy trình (Process R&D)
Ý tưởng về sản phẩm có tốt đến đâu mà quy trình triển khai công nghệ, sản xuất, phục vụ,… không được thực hiện chỉn chu thì cũng rất khó để có hiệu quả tuyệt đối. Do vậy, nghiên cứu và phát triển quy trình cũng cần được thực hiện song song với phát triển sản phẩm, bao bì và công nghệ.
👉 Xem thêm: QC là gì? QC làm việc gì, cần kiến thức ra sao?
Vị trí, vai trò của phòng R&D trong doanh nghiệp
Vai trò và vị trí của phòng R&D là gì? Với những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng kể trên, phòng R&D giữ một vị trí không thể thay thế trong doanh nghiệp. Có thể điểm qua một vài vai trò quan trọng như sau:
- Giúp doanh nghiệp lên nhiều ý tưởng mới mẻ phục vụ cho nhu cầu thay đổi từng ngày của khách hàng.
- Nắm vững các xu hướng công nghệ, tiếp thị,… để cạnh tranh với các đối thủ hoạt động trong cùng ngành, lĩnh vực.
- Tạo định hướng vững chắc để phát triển sản phẩm. Cải tiến nội địa hóa và công nghệ sản xuất.
- Chủ động trong các khâu lên ý tưởng, chuẩn bị, tiến hành sản xuất, phân phối, chăm sóc khách hàng,…
- Tối ưu hóa các chi phí phải đầu tư trong sản xuất và kinh doanh.
- Tạo lòng tin với khách hàng nhờ những sản phẩm chỉn chu, và phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ, đời sống.
- Thay thế những phương phát sản xuất đã cũ và lỗi thời bằng những quy trình hiện đại, tiên tiến và chất lượng hơn.
- Tăng giá trị và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Mức lương của nhân viên R&D hiện nay là bao nhiêu?
Tùy thuộc vào ngành nghề mà mức lương của nhân viên R and D rất đa dạng. Tùy theo năng lực và kinh nghiệm của ứng viên và quy mô của doanh nghiệp, nhân viên R&D tại Việt Nam có phạm vi lương trung bình từ 6 – 15 triệu đồng/tháng.
Khi bạn là fresher thì mức lương khởi điểm thấp tầm 6 triệu đồng, nhưng khi đã học được chuyên môn và có kinh nghiệm thì mức lương của vị trí R&D vô cùng hấp dẫn có thể lên đến 20 – 30 triệu đồng/tháng, cùng các khoản thưởng hấp dẫn theo dự án.
Kiến thức và kỹ năng cần có của nhân viên R&D
Để trở thành một nhân viên R and D, bạn cần có kiến thức và kỹ năng gì? Hãy cùng JobsGO tìm hiểu ngay nào!
Học gì để trở thành nhân viên R&D?
Tùy thuộc vào ngành nghề của vị trí R and D, mà bạn cần ít nhất là bằng cử nhân của lĩnh vực liên quan đến khoa học như Công nghệ sinh học, Vật lý, Hóa học, Dược học, Kỹ thuật, Khoa học máy tính,… Ngoài ra, để tăng kiến thức chuyên môn, có rất nhiều người theo đuổi bằng thạc sĩ, tiến sĩ ở lĩnh vực mình mong muốn theo đuổi.
Các ngành học nghiên cứu bạn có thể tìm hiểu ở các trường đại học, cao đẳng có chuyên môn như Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học bách khoa, Đại học Công nghệ, Học viện bưu chính viễn thông,…
Kỹ năng cần thiết của nhân viên R&D
R and D giỏi kiến thức chuyên môn và kỹ năng chuyên biệt Nhân viên nghiên cứu và phát triển (R&D) đóng vai trò vô cùng quan trọng để tạo ra các sản phẩm then chốt quyết định đến “thành bại” của công ty. Vị trí này đòi hỏi kiến thức chuyên môn và các kỹ năng chuyên biệt đáp ứng mục tiêu phát triển sản phẩm tối ưu.
- Hiểu biết sâu rộng về ngành nghề và sản phẩm định hướng của doanh nghiệp.
- Khả năng phân tích thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng để nghiên cứu sản phẩm đáp ứng nhu cầu, đảm bảo việc tăng doanh số sau sản xuất.
- Kỹ năng giao tiếp giữa các bộ phận, làm việc nhóm với đồng nghiệp để cùng nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
- R&D cần những người năng động, có tư duy và khả năng sáng tạo để có những ý tưởng hiệu quả trong phát triển sản phẩm.
- Các kỹ năng nghiên cứu tài liệu, ngoại ngữ và vốn sống.
👉 Xem thêm: HSE là gì? Công việc chi tiết của nhân viên HSE
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu “R&D là gì” và những kiến thức bổ ích về phòng R&D trong doanh nghiệp hiện nay. Để tìm việc làm R&D nhanh chóng hãy chọn website JobsGO.vn các bạn nhé!