Contents
- 1 Gelatin được dùng rất nhiều trong thực phẩm, vì có khả năng làm đông nhanh hơn, thực phẩm sử dụng gelatin có độ mềm, tơi xốp hơn.
Gelatin được dùng rất nhiều trong thực phẩm, vì có khả năng làm đông nhanh hơn, thực phẩm sử dụng gelatin có độ mềm, tơi xốp hơn.
Được sử dụng trong nhiều món ăn, gelatin góp phần tạo nên những món tráng miệng thơm ngon như viên kẹo dẻo dai dai, những miếng thạch mát lạnh. Ngoài ra, trong gelatin có nhiều các acid amin và collagen, nên được ứng dụng rộng rãi trong việc làm đẹp da và giảm đau khớp. Để hiểu hơn về gelatin, hãy cùng mình đi tìm hiểu nhé!
1 Gelatin là gì?
Gelatin là một protein không vị, không mùi, trong suốt hoặc có màu hơi vàng, được sử dụng rộng rãi trong ngành mỹ phẩm, dược phẩm, và thực phẩm.
Khi sử dụng trong chế biến thực phẩm, gelatin sẽ giúp thực phẩm kết dính lại, và ổn định hình dạng. Có thể chịu được nhiệt độ thấp, nên món ăn làm từ gelatin có thể bảo quản thoải mái được trong ngăn đông của tủ lạnh. Trong thực phẩm, gelatin có 2 dạng: dạng lá và dạng bột.
2 Các dạng của gelatin
Gelatin dạng lá
Đối với dạng lá, bạn không cần đong đếm phải sử dụng bao nhiêu gelatin cho mỗi món ăn, vì mỗi lá gelatin có trọng lượng là 2g.
Khi sử dụng lá gelatin, bạn phải ngâm lá vào trong nước lạnh 10 phút (tỉ lệ nước phải gấp 5 lần tỉ lệ lá), sau đó vớt lá gelatin đã mềm ra và vắt nhẹ cho bớt nước, vậy là có thể sử dụng được rồi.
Dùng 3 lá gelatin cho 250ml chất lỏng.
Với gelatin dạng lá, khi sử dụng còn dư. Bạn cho vào trong một cái túi, đậy thật kín, để ở nơi ẩm, có ánh sáng (không phải ánh sáng trực tiếp từ mặt trời).
Gelatin dạng bột
Gelatin dạng bột không cần phải ngâm nước, bạn chỉ cần cân đúng lượng gelatin cần bỏ vào thực phẩm. Sau đó hòa bột gelatin vào nước và đổ vào dung dịch cần làm đông đặc, hoặc có thể cho vào chung với bột làm bánh.
Với 250ml chất lỏng bạn nên dùng 6g bột gelatin.
Đối với dạng bột, bạn phải sử dụng trong 48h khi gói bột đã được mở ra nhé.
Lưu ý: Nếu cho gelatin vào hỗn hợp đang sôi, thì khả năng kết dính của gelatin sẽ không còn nữa. Nên bạn chỉ được cho gelatin vào khi hỗn hợp còn nóng. Với những món chất lỏng có độ chua, bạn cần phải sử dụng nhiều hơn lượng thông thường.
3 Công dụng của gelatin trong làm bánh
Gelatin không chỉ được dùng trong sản xuất kẹo dẻo, thạch trái cây. Bên cạnh đó, gelatin là một trong những thành phần không thể thiếu để tạo ra những món tráng miệng thơm ngon như: pudding, mousse, panna cotta,…
Khi sử dụng gelatin trong làm bánh, những thành phần trong chiếc bánh sẽ kết dính lại với nhau, ổn định hình dạng làm chúng trông đẹp mắt và ngon miệng hơn. Ngoài ra, còn giúp bánh mềm, xốp hơn.
4 Các câu hỏi liên quan về gelatin
Mua gelatin ở đâu? Giá bao nhiêu?
Gelatin được bán rất nhiều ở các cửa hàng làm bánh, các siêu thị lớn hay trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Shopee, Lazada,… Gelatin bột có giá dao động khoảng 350.000 – 380.000 đồng/ kg, gelatin dạng lá sẽ có giá khoảng 50.000 đồng/ lá.
Làm sao bảo quản gelatin không bị hư?
Với loại gelatin bột, nếu bạn đã khui gói thì phải dùng hết trong vòng 48 giờ, qua 48 giờ bột sẽ bị giảm chất lượng hay bị vón cục không dùng được.
Với gelatin dạng lá thì bảo quản nơi thoáng, khô ráo và không để gần nơi có nhiệt nóng sẽ dễ bị tan chảy.
Cách bảo quản gelatin không bị hư
Bột gelatin khác bột rau câu như thế nào?
Có rất nhiều người nhầm lẫn bột gelatin và bột rau câu, thực tế 2 loại bột này hoàn toàn khác nhau.
Gelatin có lợi gì cho sức khỏe?
Không chỉ giúp cho các món ăn thơm ngon, đẹp mắt, gelatin còn có nhiều công dụng cho sức khỏe như:
Gelatin có nhiều công dụng cho sức khỏe
Ai không nên ăn gelatin?
Mặc dù cũng là một thực phẩm khá phổ biến và dùng làm nguyên liệu cho nhiều món ăn, tuy nhiên, một số nhóm người sau đây nên hạn chế và tốt nhất là không dùng gelatin trong chế biến món ăn:
Qua thông tin trên, hy vọng mọi người sẽ hiểu rõ hơn về gelatin và có cách dùng tốt hơn trong nấu ăn. Chúc các bạn thành công nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Xem thêm cách nấu nhiều món ăn ngon khác tại chuyên mục Món ngon mỗi ngày
Tham khảo các loại bột rau câu ở Bách hóa XANH:
Kinh nghiệm hay Bách hóa XANH