Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương ra đời năm 1849 và đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩara đời năm 1867 là hai tôn giáo nội sinh trên vùng đất An Giang dưới triềuNguyễn, được xếp vào giai đoạn đầu trong dòng chảy các tôn giáo bản địa ở NamBộ. Không chỉ là tôn giáo, đây còn là những phong trào yêu nước và phong tràokhẩn hoang có tầm ảnh hưởng lớn. Mặc dù về hình thức có nhiều điểm khác nhau,nhưng những tư tưởng cốt lõi trong giáo lý của hai đạo nầy tương đối giốngnhau, đều dựa trên nền tảng căn bản là Tứ ân (ân tổ tiên cha mẹ, ân đất nước,ân Tam Bảo, ân đồng bào nhơn loại). Bên cạnh đó, việc thờ trần điều (vải đỏsẫm) cũng là một đặc điểm nhận dạng của hai tôn giáo nầy.
Bạn đang xem: Ngũ công vương phật
Tuy nhiên, trong đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và Tứ Ân Hiếu Nghĩacòn có một hình thức thờ cúng giống nhau mà đến nay chưa có nhiều công trìnhnghiên cứu quan tâm đến, đó là Ngũ Công Vương Phật hay Chư Vị Năm Ông. Nếu đốivới giáo hệ Bửu Sơn Kỳ Hương, thờ cúng Năm Ông chỉ còn được biết qua một số tư liệu, thì đối với giáo hệTứ Ân Hiếu Nghĩa, thực hành tín ngưỡng nầy ngày nay vẫn còn tồn tại. Bài viếtnầy chúng tôi xin giới thiệu một số đặc trưng của tục thờ cúng Năm Ông trongđạo Bửu Sơn Kỳ Hương và Tứ Ân Hiếu Nghĩa như nguồn gốc đối tượng tín ngưỡng,hình thức thực hành tín ngưỡng và một số vấn đề có liên quan… mà trước nay chưađược đề cập đến.
2. Nguồn gốc đối tượng tín ngưỡng
Trong Phật giáo, tục thờ năm vị Phật được cộng đồng Phật tửtheo Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Mật tông chia sẻ, nhưng dưới hai hìnhthức khác nhau.
Trong kinh tạng Pali của Phật giáo Nguyên thủy (Theravada)có nhắc đến năm đời chư Phật tiêu biểu từ quá khứ đến vị lai bao gồm Kakusandha (Phật Câu Lưu Tôn),Konagamana (Phật Câu Na Hàm Mâu Ni), Kassapa (Phật Ca Diếp), Gotama (PhậtThíchCa Mâu Ni), Metteyya (Phật Di Lặc). Theo con đườnghoằng pháp Nam truyền, năm vị Phật nầy được Phật tử các nước Myanmar, Thái Lan,Cambodia… thờ phượng rộng rãi, với hình thức thường thấy là tranh vẽ. Không chỉthế, năm vị Phật đôi khi còn được giới pháp sư ngoại đạo đưa vào các hình thứcbùa chú.
Trong khi đó, năm vị Phật ở Phật giáo Tạng truyền lại hoàntoàn vắng bóng trong kinh văn Pali nguyên thủy. Mật tông đưa ra hình tượng nămvị Phật tối cao của Kim Cang thừa, mà Trung Hoa dịch là Ngũ Trí Như Lai hay NgũPhương Phật gồm: Vairochana (Phật Tỳ Lô Giá Na), Akshobhya (Phật A Súc Bệ),Ratnasambhava (Phật Bảo Sanh), Amitabha (Phật A Di Đà), Amoghasiddhi (Phật BấtKhông Thành Tựu). Đối với người tu Mật tông, năm vị Phật với tư cách là bổn tôncủa hành giả, cũng là biểu trưng cho năm tánh cách của con người.
Tuy nhiên, đối tượng thờ cúng mà tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương vàTứ Ân Hiếu Nghĩa gọi là Chư Vị Năm Ông hay Ngũ Công Vương Phật lại không liênquan đến một trong hai hình thức thờ cúng năm vị Phật từ hai truyền thống Phậtgiáo nói trên. Mỹ hiệu của Năm Ông (có khi được đi kèm với ngũ phương) bao gồm:
-(Đông Phương Thanh Đế) Chí Công Vương Phật
– (Tây Phương Bạch Đế) Lãng Công Vương Phật
– (Nam Phương Xích Đế) Bửu Công Vương Phật
– (Bắc Phương Hắc Đế) Hóa Công Vương Phật
– (Trung Ương Huỳnh Đế) Đường Công Vương Phật.
Vậy Ngũ Công Vương Phật là ai?
Thực ra, mặc dù mang danh xưng là Phật nhưng năm vị nầy lạikhông phải nhân vật Phật giáo, mà là năm vị tướng của Trung Hoa thời TamQuốcđược người đời sau tôn thờ gồm: Quan Công, Quan Bình, Châu Xương,Trương Tiên, Vương Thiên Quân. Năm vị tướng được xem là biểu tượng của trungnghĩa, nên việc thờ phượng các ông còn mang ý nghĩa giáo dục về lòng trungnghĩa. Tục thờ năm vị tướng nầy đã có từ lâu ở Trung Hoa, nhưng tương truyềnmãi đến năm Càn Long thứ 46 (1781) triều Thanh mới chính thức có danh xưng NgũCông Vương Phật xuất hiện. Khi thể hiện bằng tranh, Quan Công thường ngồi ởgiữa, hai bên có Quan Bình và Châu Xương, thêm Trương Tiên đứng sau Quan Bìnhvà Vương Thiên Quân đứng sau Châu Xương.
Quan Công tên thật là Quan Vũ, tự Vân Trường, thời trẻ cùngLưu Bị và Trương Phi kết nghĩa anh em, sau theo phò Lưu Bị và góp công lớntrong việc dựng nghiệp cho nhà Thục Hán. Ông nổi tiếng với đức tánh trungnghĩa, được người đời sau tôn là Quan Thánh Đế Quân hay Hiệp Thiên Đại Đế. TạChí Đại Trường <2014: 293-294> nhận định: “Tính chất lưu vong và thương nhân íthọc (so với nho sĩ khoa bảng) khiến cho người Hoa biết ‘tiểu thuyết’ nhiều hơnkinh truyện, và tin nhân vật tiểu thuyết lịch sử hơn là trong sử kí. Thần QuanĐế của họ mang tính khu vực lưu tán (Nam Trung Quốc) là hình ảnh rút từTamQuốc chí diễn nghĩacủa La Quán Trung chứ không phải từTamquốc chícủa Trần Thọ”.
Quả như thế, Quan Bình vốn là con ruộtcủa Quan Vũ, nhưng trong tiểu thuyết thì nhân vật chỉ nầy là con nuôi. Trongkhi đó, Châu Xương hoàn toàn là một nhân vật hư cấu, với xuất thân là một tướngcướp, về sau theo phò Quan Vũ. Ảnh hưởng từ tiểu thuyết trên nên trong văn hóadân gian Trung Hoa, Quan Bình được tôn là Quan Thái tử và hiệu là Cửu Thiên UyLinh Hiển Hóa Đại Thiên Tôn, còn Châu Xương là Cương Trực Trung Dũng Đại ThiênTôn.
Trương Tiên và Vương Thiên Quân cũngtrở thành các vị thần trong Đạo giáo. Trương Tiên là vị thần phù trợ sản phụ vàtrẻ sơ sanh, được tôn là Linh Ứng Trương Tôn Đại Đế Thất Khúc Dục Thánh ThiênTôn. Vương Thiên Quân được người Trung Hoa cho là Thiên Lôi (Lôi Công) và tônlà Thái Ất Lôi Thinh Ứng Hóa Thiên Tôn.
Người Hoa khi di cư sang Việt Nam đã mang theo tín ngưỡngNgũ Công Vương Phật. Tục thờ cúng nầy dần trở nên phổ biến và được người Việttiếp nhận. Nhiều gia đình người Việt xem Năm Ông là thần độ mạng cho gia chủ,thường thờ phượng dưới hình thức tranh kiếng, đặt trong một trang thờ nhỏ treotrên vách nhà. Nhiều nơi sản xuất tranh kiếng ở Nam Bộ có chế tác tranh thờ NămÔng, phía trên tấm tranh có ghi dòng chữ Hán “Ngũ Công Vương Phật”. Tại núi Cấm(tỉnh An Giang) có miễu Năm Ông thờ phượng theo mô thức nầy. Ngôi miễu được xemlà một trong những điểm linh thiêng trên núi Cấm, đặc biệt đối với giới bùaphép và đồng bóng .
3. Đặc điểm thực hành tín ngưỡng
3.1. Bửu Sơn Kỳ Hương
Đối với đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, chúng ta chưa tìm thấy lời dạynào chính thức từ Đức Phật Thầy Tây An (giáo chủ Đoàn Minh Huyên) hoặc các caođồ về việc thờ Năm Ông. Bởi không như Tứ Ân Hiếu Nghĩa xem trọng việc bày tríthờ phượng, Bửu Sơn Kỳ Hương chủ trương đơn giản hóa việc thờ cúng. Song, quamột số tư liệu, chúng ta có thể góp nhặt được những thông tin đáng lưu ý.
Thứ nhứt, năm 1851, Đức Phật Thầy Tây An giao cho đại đệ tửlà Quản cơ Trần Văn Thành làm năm cây thẻ để ngăn chặn “kẻ dữ” xâm phạm đấtđai. Đó là những cây gỗ lào táo, đẽo gọt thành hình búp sen và khắc bốn chữ“Bửu Sơn Kỳ Hương”, được cắm ở bốn hướng và một ở trung tâm. Các cây thẻ lầnlượt được mang tên giống với danh hiệu Ngũ Công Vương Phật nói trên, bao gồm:
– Đông Phương Thanh Đế(nay ở xã Cần Đăng, huyện ChâuThành, tỉnhAn Giang)
– Tây Phương Bạch Đế(nay ở xã Vĩnh Tế, thành phố ChâuĐốc, tỉnhAn Giang)
– Nam Phương Xích Đế(nay ở xã Vĩnh Điều, huyện GiangThành, tỉnhKiên Giang)
– Bắc Phương Hắc Đế(nay ở xãVĩnh Thạnh Trung,huyện Châu Phú, tỉnhAn Giang).
– Trung Ương Huỳnh Đế(nay ở xã An Hảo, huyện TịnhBiên, tỉnhAn Giang)
Tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương gọi đó là Ông Thẻ hay Quan Thẻ vàlập miếu thờ ở các địa điểm nói trên, đến nay vẫn còn.
Thứ hai, trong một tác phẩm thơ Nôm cổ (không rõ tác giả)thuật lại sự tích Đức Phật Thầy, có nhiều lần nhắc đến tục thờ Năm Ông. Tácphẩm nầy hiện có hai bản làGiảng Năm Ôngdo Nguyễn Hữu Hiệpsưu tầm và công bố năm 1974 vàKinh Năm Ôngdo Nguyễn Văn Sâmsưu tầm ở An Giang năm 2006 và công bố năm 2009. Hai bản có nhiều điểm khácnhau, nhưng chúng ta vẫn có thể dễ dàng nhận ra chúng chỉ là hai dị bản củacùng một tác phẩm. Xin trích một số câu quan trọng:
+ “Baonhiêu thói dữ đừng màng
Đêmngày niệm Phật kỉnh thờ Năm Ông”
+ “Kỉnhtin Năm Ông Ngũ Phương
Điềulành thời giữ chớ mong thói tà”
+ “Đêm ngày tin tưởng Năm Ông
Họa rađặng thoát khỏi chưng nạn này”
Thứ ba, Sư Vãi Bán Khoai là một nhân vật truyền đạo ở Nam Kỳnhững năm 1901 – 1902, không rõ lai lịch trước đó và hành tung sau đó, tuynhiên vẫn được tín đồ xem là một trong những vị kế tục dòng chảy Bửu Sơn KỳHương. Ông để lại bộSấm giảng người đờigồm 11 quyển, trongđó quyển thứ 9 có đoạn hướng dẫn việc thờ phượng Năm Ông như sau:
“Trong nhà lập mấy bàn thờCửu huyền thất tổ, ngoài thờ Năm ÔngThường đêm hương đốt đừng khôngThời là lại có lưỡng thần chép biên”
Thứ tư, hiện nay tại đình Tòng Sơn (xã Mỹ An Hưng A, huyệnLấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) có bàn thờ Chư Vị Năm Ông. Tòng Sơn là quê hương củaĐức Phật Thầy và ngôi đình nầy cũng nơi đầu tiên ông tá túc khi trở về làng(1849) sau nhiều năm lưu lạc. Dân gian kể rằng, ở tại đình được một thời gian,ông tiếp tục rời đi và để lại một cây cờ ngũ sắc được gọi là “cây thẻ Năm Ông”.Lúc đó, dịch bịnh đang xảy ra nên dân chúng kéo nhau đến thỉnh vải cờ để uốngchữa bịnh: “Thiên hạ lúc đầu tới đình thỉnh còn được cờ, vài hôm sau hết cờ, họđẽo tới cán cờ đem về thiêu, rồi hòa với nước mà uống, uống đâu hết đó” .
3.2. Tứ Ân Hiếu Nghĩa
Đối với đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Năm Ông là đối tượng tínngưỡng được thừa nhận chính thức. Tư gia của tín đồ có bàn thờ Năm Ông ở phíatrước nhà, đối diện với bàn thờ chánh. Trên bàn thờ có bức vải hoặc giấy đỏ vớikích thước lớn, ghi bốn chữ Hán “Ngũ Công Vương Phật” và tín đồ gọi theo cáchdân gian là “Chư Vị Năm Ông”. Bàn thờ nầy nằm ở giữa so với chiều ngang của mặttiền ngôi nhà, vì thế theo truyền thống nhà của tín đồ Tứ Ân Hiếu Nghĩa khônglàm cửa ở giữa mà chỉ làm cửa hai bên, ở giữa sẽ là vách mang chức năng nhưbình phong che cho bàn thờ Năm Ông . Tuy nhiên tập quánnầy ngày nay đa phần không còn được giữ gìn.
Từ tục thờ Năm Ông, tín đồ Tứ Ân Hiếu Nghĩa có một số kiêngkỵ trong cách nói. Họ không nói từ “công” (trong danh hiệu Ngũ Công Vương Phật)mà phải nói trại là “cung”hoặc “cuông”, trường hợp một công đất thì gọilà “một vuông đất”. Không được dùng từ “đường” (trong danh hiệu Đường CôngVương Phật) mà gia vị đường phải gọi là “ngọt” và đường đi phải gọi là “lộ”…
Niềm tin Năm Ông được chính thức ghi nhận trong đạo Tứ ÂnHiếu Nghĩa sớm nhứt là từ thời Đức Bổn Sư (giáo chủ Ngô Lợi). Năm 1878, ông tổchức khởi nghĩa chống Pháp ở Cai Lậy (nay thuộc tỉnh Tiền Giang), có rao giảngvề quyền lực của Năm Ông. Điều nầy về sau được Nguyễn Liên Phong <1909: 68> thuậtlại trongNam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca:
“Sau thêm Ong, Khả, lẫy lừngRoi mây ngựa chuối giăng giăng khởi cùngDối rằng phép lạ Năm ÔngBùa linh hiển hích súng không làm gì”
Hơn nửa thế kỷ sau, hình thức đó được lặp lại trong cuộc nổidậy chống Pháp của ông Đạo Tưởng ở Tân Châu (nay thuộc tỉnh An Giang) năm 1939.Ông tên thật là Lâm Văn Quốc, thường gọi là Ba Quốc, biết võ nghệ và có học bùangãi. Năm 1928, ông lập am tu hành ở Tân Châu. Theo mô tả của Nguyễn Văn Kiềm<1966> thì ở giữa am thờ Quan Công, bên trái thờ Thần, bên phải thờ Thánh, đốidiện phía ngoài thờ Chư Vị Năm Ông – hình thức thờ phượng với bốn bàn thờ nhưtrễn rõ ràng là đặc trưng nhận diện của Tứ Ân Hiếu Nghĩa.
Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Bú Cu Cho Chồng Lên Đĩnh, Truyen Ngan
4. Nghi vấn liên quan đến Thiên Địa hội
Thiên Địa hội là một tổ chức bí mật của người Trung Hoa vớimục đích phản Thanh phục Minh, ra đời vào năm 1674 tức năm Khang Hy thứ 13triều Thanh. Người Trung Hoa (chủ yếu là khu vực phía Nam) di cư đến Nam Bộ -Việt Nam vào thế kỷ XVII – XVIII đa phần vì lý do chánh trị, không bằng lòngsống trong sự quản lý của người Mãn, họ mang theo cả Thiên Địa hội trên hànhtrình di cư. Theo Sơn Nam <1997: 94>, Chủ tỉnh Hà Tiên là Emile Puech (ngườitừng ở Long Xuyên đàn áp cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa năm 1873) cho rằng Thiên Địahội có mặt ở Nam Kỳ trước khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây. Sau khi Pháp đến,dần dần người Việt tham gia càng đông đảo vào Thiên Địa hội và nêu cao lý tưởng“phục Nam bài Pháp”. Mục đích của họ là đánh đuổi ách thống trị của Pháp và táithiết chế độ quân chủ.
Sau cuộc nổi dậy tấn công Khám lớn Sài Gòn năm 1916 nhằmgiải cứu Phan Xích Long – thủ lãnh của Hội Kín lúc bấy giờ, phía Pháp đã thuđược lá cờ có ghi bốn chữ “Thánh Minh Vương Phật” từ trên xuống và bốn chữ “BửuSơn Kỳ Hương” ở bốn góc . Chúng ta biết, trước naytín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương và Tứ Ân Hiếu Nghĩa đã quen thuộc với bốn câu sấm đượclưu truyền là:
“Chữ Bửu là hiệu Phật VươngChữ Sơn Phật Thầy tin tưởng phước dưChữ Kỳ là hiệu Bổn SưChữ Hương Phật Trùm bốn chữ phải mang”
Nếu Đức Phật Thầy (Đoàn Minh Huyên), Đức Bổn Sư (Ngô Lợi),Đức Phật Trùm (Tà Pônh) là những nhân vật có thật trong lịch sử và tiếp nốidòng chảy Bửu Sơn Kỳ Hương, thì Đức Phật Vương lại hoàn toàn bí ẩn. Đức PhậtVương liệu có liên quan gì đến Ngũ Công Vương Phật và Thánh Minh Vương Phật?Ngày tai, tại tổ đình của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa là chùa Tam Bửu (thị trấn BaChúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) có ngôi long đình thờ Đức Phật Vương, bêntrong là bảng gỗ lớn có bốn chữ “Bửu Sơn Kỳ Hương”. Sơn Nam <1971: 55> nhậnđịnh: “Năm Ông, còn gọi là Chư Vị Năm Ông là ông Quan Đế, Thái tử, Ông Châu,Trương Tiên, Linh Quan. <…> Chùa thờ Năm Ông có thể là trụ sở bí mật của ThiênĐịa hội”.
Khi nghiên cứu văn bảnKinh / Giảng Năm Ôngnhưđã giới thiệu ở trên, chúng tôi chú ý đến câu: “Cờ đen vàng vải khá may / Cắmngay giữa cửa khuyên trai đừng lầm” , hay: “Cờ đenvải trắng bìa vàng / Treo ngay giữa cửa đêm khuya giữ gìn” . Nếu chỉ là một bộ kinh giảng khuyên tín đồ tu hành, thì tại sao lạicó việc may lá cờ và treo giữa cửa, phải chăng là tín hiệu của một tổ chức?
Tương tự vậy,Huờn (Hoàn) Sanh kinhlà mộtbản kinh bằng chữ Nôm có từ lúc Đức Bổn Sư mới mở đạo, trong đó có những đoạncũng rất đáng lưu ý:“Huờn sanh trần thế,lập kế Thánh vương, thân thể nhiễu nhương, người đương thay đổi, phép trời làmnổi, thân thể nghiêm trang, hỡi kíp lo toan, thay đời lập trị, Phật trời hiệpnghị, có một hội nầy, có tớ có thầy, trang nghiêm tiên kiểng, chọn xây lựatuyển, tống xuống học hành, công sự đã thành, thiên cơ sở định”. Đoạn kinh nóivề việc “đổi đời” theo thuyết tận thế, khi đó đời Hạ nguơn kết thúc và hội LongHoa mở ra để lập đời mới Thượng nguơn. Song, nội dung đoạn kinh không khó đểchúng ta liên tưởng đến hoạt động chống Pháp, những nghĩa sĩ “lập kế Thánhvương” đánh đuổi giặc ngoại xâm để “huờn sanh trần thế”.
Ngoài ra, người tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương và Tứ Ân Hiếu Nghĩakhi gia nhập đạo còn được phát cho một tờlòng phái, hiểu như giấychứng nhận nhập đạo. Ở Thiên Địa hội cũng phát tờhồng tánhđểchứng nhận người đã nhập hội. Mặc dù về nghi thức gia nhập Thiên Địa hội khôngcó điểm tương tự Tứ Ân Hiếu Nghĩa, nhưng lá lòng phái có nhiều điểm giống nhau<Đinh Văn Hạnh 1999: 78>.
5. Kết luận
Tục thờ cúng Ngũ Công Vương Phật – Chư Vị Năm Ôngtrongtôn giáo Bửu Sơn Kỳ Hương và Tứ Ân Hiếu Nghĩa là một hiện tượng đến nay gần nhưchưa có công trình nghiên cứu đề cập đến. Tục thờ nầy có nguồn gốc từ văn hóaTrung Hoa, khi truyền sang Việt Nam trước tiên được người Việt tiếp nhận trongphạm vi gia đình và xem Năm Ông như thần độ mạng cho gia chủ. Sau đó, Bửu SơnKỳ Hương và Tứ Ân Hiếu Nghĩa lại tiếp tục đưa Năm Ông hệ thống thờ tự của mìnhnhư một đối tượng tín ngưỡng quan trọng.
Hiện tượng nầy không chỉ phản ánh quá trình giao thoa vănhóa Việt – Hoa trên địa bàn, mà trong bối cảnh buổi đầu Nam Kỳ là thuộc địa, xuthế đề cao lý tưởng trung nghĩa trở nên nổi bật trong giới sĩ phu hơn bao giờhết, vì thế chúng tôi cho rằng việc Bửu Sơn Kỳ Hương và Tứ Ân Hiếu Nghĩa chọnNăm Ông để thờ cúng không nằm ngoài xu thế đó. Ngoài ra, với những chứng cứ kháthuyết phục về mối quan hệ giữa hai tôn giáo nói trên với Thiên Địa hội, việcthờ cúng Năm Ông có thể còn liên quan đến các hoạt động bí mật trong phong tràokháng Pháp thời bấy giờ.
Trong phạm vi kiến thức và khả năng có hạn, lại thêm nguồntư liệu ít ỏi, bài viết của chúng tôi chỉ xin phân tích tục thờ cúng Năm Ôngvới tư cách là một hình thái tín ngưỡng – một khía cạnh trong văn hóa tôn giáo.Những vấn đề liên quan đến lịch sử xin phép nêu lên như một gợi mở, hy vọng sẽđược các nhà nghiên cứu làm sáng tỏ thêm.
VĨNH THÔNG
(Bài in trong Kỷ yếu Hội thảoquốc tế: Triết lý nhân sinh của người dân Nam Bộ, Tập 1: Văn hóa nhận thức vàtôn giáo tín ngưỡng, Nxb Đại học Cần Thơ, 2018 & sách Dấu ấn thượng châu thổ,Nxb Tổng hợp TP.HCM, 2021)
_______________________
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.Dật Sĩ & Nguyễn Văn Hầu (1972), Thất Sơn mầu nhiệm, tái bản, Nxb Từ Tâm.
2.Đinh Văn Hạnh (1999), Đạo Tứ Ấn Hiếu Nghĩa của người Việt Nam Bộ (1867-1975), Nxb Trẻ.
3.Nguyễn Hữu Hiệp (1974), Tiền giảng Đức Phật Thầy Tây An, Nxb Diễm Chi.
4.Nguyễn Liên Phong (1909), Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca, Nxb Phát Toán.
5.Nguyễn Văn Kiềm (1966), Tân Châu (1870 – 1964), Tác giả tự xuất bản.
6.Nguyễn Văn Sâm (2009), Kinh Năm Ông, Bản điện tử.
7.Sơn Nam (1971), MiềnNam đầu thế kỷ XX: Thiên Địa hội và cuộc Minh tân, Nxb Phù Sa.
8.Sơn Nam (1997), Cátính Miền Nam, Nxb Trẻ.
9.Nguyễn Thanh Tiến (2005), Hội kín ở Nam Kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Luận văn Thạc sĩ Lịchsử, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.