Cá ngựa là vị thuốc được nhiều người tìm kiếm và truyền tai nhau về những công dụng tuyệt vời. Bài thuốc cá ngựa ngâm rượu được nhiều người coi như “thần dược” vì nó điều trị được nhiều loại bệnh. Bạn có biết cá ngựa ngâm rượu chữa bệnh gì? Uống lợi hay hại? Để không làm mất thời gian của các bạn trong việc tìm hiểu về loại dược liệu này, chúng tôi mời bạn cùng theo dõi bài viết sau.
Cá ngựa có vị ngọt, tính ấm nên được ứng dụng bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ cải thiện chức năng sinh lý. Không những vậy, dân gian ta còn truyền tai nhau nhiều công dụng khác nhau của cá ngựa.
Cá ngựa là gì?
Cá ngựa còn có tên gọi khác là Hải mã, hải long hay thủy mã. Chúng có tên khoa học là Hippocampus sp. Toàn con cá ngựa phơi hay sấy khô có tên là Hải mã Hippocampus.
Cá ngựa có nguồn gốc là chi Hippocampus. Vì là giống cá sống ở nước mặn và chúng có đầu giống đầu con ngựa do đó tên cá ngựa hay hải mã (ngựa bể) bắt nguồn từ đây.
Cá ngựa dài khoảng 15 đến 20cm, có con dài tới 30cm. Chúng có màu trắng, vàng hoặc xanh đen.
Bất kì cá ngựa to nhỏ, màu sắc như nào cũng được sử dụng để làm thuốc, nhưng người ta thường cho rằng cá ngựa màu trắng và vàng là tốt nhất.
Phân bố và chế biến
Chúng ta có thể tìm thấy cá ngựa ở dọc bờ biển Việt Nam, chúng phân bố trải đều nên ở nơi đâu cũng có. Tuy nhiên, chỉ có một vài nơi biết dùng cá ngựa để làm thuốc như Hòn Gai,..
Tại Trung Quốc, cá ngựa được mọi người coi như là một vị thuốc quý và được ghi đầu tiên vào bộ sách Bản thảo cương mục thập di của Triệu Học Mẫn ( năm 1765).
Cá ngựa không đánh bắt theo mùa, ở nước ta việc đánh bắt cá ngựa không được tiến hành đánh bắt tập chung, mà người dân gom cá ngựa đánh bắt cùng với các loại cá khác. Sau đó, cá ngựa sẽ được lọc riêng và mang đi chế biến làm thuốc.
Cá ngựa sau khi đánh bắt về sẽ được mổ bỏ ruột, đuôi cá ngựa được uốn cong rồi mang đi phơi khô.
Ở Việt Nam, hầu hết các tỉnh ven biển đều có cá ngựa nhưng tập trung nhiều nhất là ở Hạ Long – Quảng Ninh và ở Phú Quốc. Ngoài ra, các tỉnh khác cũng có nhưng không nhiều.
Thành phần dưỡng chất của cá ngựa
Trong cá ngựa có chứa nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho cơ thể con người. Nổi bật nhất là công dụng:
- Protein có bên trong cá ngựa có công dụng làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Không những vậy, chúng còn tham gia vào công cuộc kéo dài tuổi thọ, tái tạo các tế bào hồng cầu, giải độc và chống khối u.
- Thành phần trong cá ngựa có tác dụng hiệu quả trong việc kích thích cơ thể sản sinh ra hormon sinh dục. Vì vậy, sử dụng cá ngựa giúp cải thiện sức khỏe sinh lý, nâng cao đời sống tình dục. Đồng thời, nam giới sử dụng cá ngựa còn giúp tinh thần hưng phấn, kéo dài thời gian quan hệ. Nam giới bị xuất tinh sớm, rối loạn cương dương cũng có thể sử dụng cá ngựa để cải thiện tình trạng sức khỏe.
- Các chất trong cá ngựa còn có công dụng kháng khuẩn, chống lại sự xâm nhập của các tác nhân có hại vào cơ thể.
Tác dụng của cá ngựa ngâm rượu
1. Dùng cá ngựa điều trị liệt dương
Cá ngựa được các quý ông xem như “thần dược” trong chuyện chăn gối. Nam giới gặp phải những vấn đề như: Suy giảm chức năng sinh lý, đau nhức khi quan hệ, rối loạn cương dương…Nam giới dùng rượu cá ngựa là cách tốt nhất để cải thiện chức năng sinh lý.
Cách ngâm rượu cá ngựa chữa liệt dương ở nam giới
- Những nguyên liệu cần chuẩn bị
+ Cá ngựa đã qua sơ chế 30g
+ Dâm dương hoắc 100g và ba kích 200g
+ 1 lít rượu trắng.
+ Bình ngâm rượu.
- Cách thực hiện như sau
+ Mang các vị thuốc đã sơ chế, cắt nhỏ và cho vào trong bình ngâm.
+ Đổ phần rượu trắng đã chuẩn bị và đậy kín nắp lại.
+ Bảo quản bình rượu trong chỗ thoáng mát, một vài ngày lắc nhẹ bình rượu 1 lần để các nguyên liệu thấm đều rượu.
+ Rượu cá ngựa càng ngâm lâu thì càng tốt. Tuy nhiên, sau khoảng 1 tháng ngâm rượu thì bạn đã có thể dùng.
+ Rượu cá ngựa chỉ nên dùng mỗi ngày khoảng 30ml chia làm 3 lần uống.
2. Cá ngựa chữa di tinh, suy giảm chức năng sinh lý
Nam giới muốn cải thiện những triệu chứng yếu sinh lý, di tinh và làm chủ “cuộc yêu” thì có thể áp dụng bài thuốc với cá ngựa kết hợp các loại dược liệu sau:
- Nguyên liệu cần chuẩn bị
+ 1 cặp cá ngựa.
+ 1 cặp tắc kè
+ Khởi từ: 12g.
+ Câu kỷ tử: 10g.
+ Đại hồi và dâm dương hoắc: 6g cho mỗi loại.
+ 500ml rượu trắng.
- Cách chế biến như sau
+ Nguyên liệu sau khi sơ chế thì cho hết vào bình rượu trắng.
+ Rượu ngâm đậy kín nắp, để nơi thoáng mát trong 30 ngày.
+ Mỗi ngày bạn nên dùng khoảng 20 – 30 ml.
3. Cá ngựa chữa thở khò khè, hen phế quản
Để điều trị thở khò khè, hen phế quản bằng cá ngựa, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
+ 5g cá ngựa.
+ 10g đương quy.
- Cách thực hiện đơn giản như sau
+ Lấy 2 nguyên liệu trên sắc cùng 200ml nước.
+ Khi đun, nước sôi lớn thì vặn nhỏ lửa lại và để nước cô đặc lại còn khoảng 50ml.
+ 1 ngày uống 1 lần 50ml thuốc này.
Lưu ý cá ngựa không dùng được cho các trường hợp
Cá ngựa được biết đến là một thần dược mang lại sức khỏe tuyệt vời cho con người. Nhưng chúng chỉ có tác dụng tốt đối với 1 vài đối tượng mà thôi. Những trường hợp dưới đây không nên sử dụng cá ngựa để chữa bệnh.
- Cá ngựa có tính ấm nên người có nhiều khí nóng, đang bị sốt hay nhiệt miệng, viêm xoang thì không nên dùng cá ngựa. Dù là dưới hình thức nào cũng nên tránh.
- Phụ nữ đang trong thời kì mang thai là không được phép sử dụng. Vì cá ngựa có thể khiến thai nhi bị dị tật.
- Người bị cảm cũng không nên dùng vì sẽ khiến bệnh nặng thêm.
Có thể nói cá ngựa là món quà mà đại dương mang lại cho con người với hàm lượng các chất dinh dưỡng rất cao. Nhưng bạn không nên quá lạm dụng mà chỉ nên dùng với liều lượng vừa đủ mà thôi. Nếu không sẽ không tốt cho sức khỏe.
Hy vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.