Hướng dẫn tìm hiểu Bazơ yếu thường gặp là gì? Kết hợp với những kiến thức về Bazơ là tài liệu hữu ích dành cho các bạn học sinh phục vụ trong quá trình học tập, mời các bạn xem bài viết dưới đây!
Bazơ yếu thường gặp là gì?
Trả lời:
Bazo yếu thường gặp là:
– Nhôm Hydroxit – Al(OH)3
– Sắt(III) Hidroxit – Fe(OH)3
– Đồng hiđroxit Cu(OH)2
– Crom (II) hiđroxit Cr(OH)2
Bazơ là một nhóm hóa chất được sử trong hóa học cũng như trong đời sống và sản xuất. Tuy nhiên, khái niệm bazơ là gì thì không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết này sẽ giúp các bạn đi tìm hiểu chi tiết xem bazơ là gì cũng như một số tính chất hóa học của chúng nhé.
Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi
1. Bazơ là gì?
Bazơ tồn tại ở dạng rắn, bột, đôi khi là ở trạng thái dung dịch
Bazơ là hợp chất hóa học mà trong đó phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm OH (Hydroxit).
Ngoài ra, ta cũng có thể hình dung bazơ chính là chất mà khi ta hòa tan trong nước sẽ tạo thành dung dịch có pH lớn hơn 7.
Bazơ có công thức chung dạng B(OH)n. Trong đó:
– B là một kim loại
– n là hóa trị kim loại.
2. Tính chất vật lý của bazơ
Sau đây là những tính chất vật lý nổi bật của bazo:
– Bazơ có tính nhờn như xà phòng.
– Chúng có mùi và có vị đắng.
– Khi chúng ở nồng độ cao có tính ăn mòn chất hữu cơ và tác dụng mạnh với các hợp chất axit.
– Bazơ kiềm có độ pH > 7.
Chúng tồn tại ở dạng rắn, bột, đôi khi là ở trạng thái dung dịch.
Tính chất vật lý của bazo
3. Tính chất hóa học của Bazo
a) Bazơ làm đổi màu giấy quỳ tím
Ta thực hiện thí nghiệm nhỏ vài giọt dung dịch NaỌH vào giấy quỳ tím và sau đó quan sát ta nhận thấy rằng màu của nó thay đổi chuyển sang màu xanh. Do đó ta có thể kết luận rằng dung dịch Bazơ làm đổi màu giấy quỳ tím thành xanh.
Vì vậy, dựa vào tính chất này, giấy quì tím được dùng để nhận biết dung dịch bazơ.
Ngoài ra, Dung dịch bazơ còn làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.
b) Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước
– Phương trình phản ứng:
2 NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
3 Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3 H2O
c) Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước
Phương trình phản ứng:
KOH + HCl → KCl + H2O
Cu(OH)2 + 2HNO3→ Cu(NO3)2 + H2O
d) Bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới
Phương trình phản ứng:
2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
e) Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước
– Phương trình phản ứng:
Cu(OH)2 → CuO + H2O
2Fe(OH)3 →Fe2O3 + 3H2O
4. Cách phân biệt và xác định Bazơ mạnh, Bazơ yếu?
a) So sánh định tính tính bazơ của các bazơ
– Nguyên tắc chung: khả năng nhận H+ càng lớn thì tính bazơ càng mạnh.
– Với oxit, hiđroxit của các kim loại trong cùng một chu kì: tính bazơ giảm dần từ trái sang phải.
NaOH > Mg(OH)2 > Al(OH)3 và Na2O > MgO > Al2O3
– Với các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A: tính bazơ của oxit, hidroxit tăng dần từ trên xuống dưới.
LiOH < NaOH < KOH < RbOH
– Với amin và amoniac: Gốc R đẩy e làm tăng tính bazơ ngược lại gốc R hút e làm giảm tính bazơ.
(C6H5)3N < (C6H5)2NH < C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2 < (CH3)2NH
– Trong một phản ứng bazơ mạnh đẩy bazơ yếu khỏi muối.
– Axit càng mạnh thì bazơ liên hợp càng yếu và ngược lại.
b) So sánh định lượng tính bazơ của các bazơ
– Với bazơ B trong nước có phương trình phân ly là:
B + H2O ↔ HB + OH- ta có hằng số phân ly bazơ KB.
– KB chỉ phụ thuộc bản chất bazơ và nhiệt độ. Giá trị KB càng lớn thì bazơ càng mạnh.
5. Ứng dụng của Bazơ trong thực tiễn
Dùng để xử lý nước hồ bơi
– Dùng để xử lý nước (đặc biệt là nước hồ bơi)
Khi hòa tan trong nước, Bazơ có khả năng làm tăng nồng độ pH. Ngoài ra người ta cũng dùng nó để trung hòa và khử cặn bẩn trong đường ống cấp nước.
– Trong ngành công nghiệp hóa chất, dược
Bazơ được sử dụng để sản xuất sản phẩm có chứa gốc Sodium như Sodium phenolate (thuốc Aspirin), Sodium hypochlorite (Javen),… làm chất tẩy trắng, chất khử trùng.
Ngoài ra, nó còn được dùng làm nước rửa chén nhờ khả năng thủy phân chất béo trong dầu mỡ động vật.
Được sử dụng làm hóa chất để xử lý đối với gỗ, tre, nứa,… để làm nguyên liệu sản xuất giấy dựa theo phương pháp Sunphat và Soda.
– Trong ngành công nghiệp dệt, nhuộm: Nhiều bazơ được sử dụng để làm chất phân hủy pectins, sáp trong khâu xử lý vải thô, khiến cho vải thêm bóng và nhanh hấp thụ màu cho vải nhuộm.
– Sử dụng bazơ để pha chế dung dịch tẩy rửa chai lọ, các thiết bị trong các nhà máy bia. Hoặc là dùng để pha chế dung dịch Kiềm nhằm xử lý rau, hoa quả trước khi chế biến hoặc đóng hộp chúng,
Trên đây Top tài liệu đã cùng các bạn tìm hiểu về Bazơ. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.