Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý rất đa dạng, có thể là vấn đề mang tính tích cực (lòng dũng cảm, tình yêu thương, tình mẫu tử, tình thầy trò, tình đồng bào…) hoặc tiêu cực (bệnh vô cảm, sự dối trá, vụ lợi…). Dù đề bài ra theo hướng nào, để làm tốt, học sinh có thể triển khai theo 5 bước sau:
Bước 1: Giải thích (là gì)
Phần này thường trả lời cho câu hỏi là gì, như thế nào… Trước hết, người viết cần tìm và giải thích nghĩa của các từ được coi là từ khóa; nếu đặt nó vào hoàn cảnh cụ thể trong cả câu nói thì nó biểu hiện ý nghĩa gì. Qua đó rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng đạo lý, quan điểm của tác giả thể hiện thế nào qua câu nói.
Bước 2: Phân tích (tại sao)
Học sinh trả lời câu hỏi tại sao vấn đề này lại đúng hoặc không đúng, không phù hợp, đồng thời dùng dẫn chứng thực tiễn để chứng minh lập luận của mình, giúp phần bàn luận sâu sắc và thuyết phục người đọc, người chấm thi.
Bước 3: Bác bỏ (nếu không như vậy thì thế nào)
Đây là thao tác khó nhưng thể hiện bản lĩnh của người viết và quyết định nhiều đến điểm số bài thi. Bác bỏ bằng cách lật ngược vấn đề vừa bàn luận, nếu vấn đề là đúng thì đưa ra mặt trái của vấn đề. Ngược lại, nếu vấn đề sai hãy lật ngược bằng cách đưa ra vấn đề đúng, bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ định cái sai.
Bước 4: Bình luận, đánh giá (có giá trị gì, tác động ra sao)
Đánh giá xem vấn đề đó đúng hay sai, còn phù hợp với thời đại ngày nay hay không, có tác động thế nào đến cá nhân người viết, ảnh hưởng thế nào đến xã hội nói chung.
Bước 5: Bài học nhận thức và hành động (tích cực)
Đầu tiên là bài học rút ra cho bản thân người viết (rút ra bài học gì, bản thân đã làm được chưa, nếu chưa thì cần làm gì để đạt được…). Tiếp theo, đối với gia đình, những người xung quanh và xã hội thì bài học nhận thức là gì, thuyết phục mọi người cùng áp dụng và hành động.
“Tuân thủ các bước, thẳng thắn nhìn nhận vấn đề và đưa ra dẫn chứng thực tế, kết hợp sử dụng thêm câu châm ngôn, tục ngữ, ca dao để cho thấy kinh nghiệm sống phong phú, có hiểu biết sâu rộng cả trong quá khứ và hiện tại, bài viết của các em sẽ được đánh giá tốt và đạt điểm cao”.
Để biết thêm thông tin tuyển sinh trường THCS Đào Duy Từ quý vị phụ huynh liên hệ theo số điện thoại:
Điện thoại văn phòng THCS Đào Duy Từ: (024)35545231 ĐTDĐ: 0936 113 833
Thông tin tuyển sinh xem tại: Tuyển sinh
Link đăng kí tuyển sinh Online: ĐĂNG KÍ TUYỂN SINH