Từ trái nghĩa – Tư liệu Ngữ Văn 7
TỪ TRÁI NGHĨA
TÌM HIỂU KHÁI NIỆM
– Các cặp tính từ trái nghĩa và nội dung quan hệ trái nghĩa
1. Nói hiện tượng trái nghĩa xuất hiện do sự phân hoá một nét nghĩa rộng thành hai cực đối lập, nhưng không phải bất cứ sự phân cực nào của một nét nghĩa rộng cũng đều dẫn tới hiện tượng trái nghĩa. Chẳng hạn như sự phân hoá nét nghĩa “vật thể” thành “vật thể tự nhiên”, “vật thể nhân tạo” ; sư phân hoá nét nghĩa “cách thức” trong các từ chỉ hoạt động thành “có cách thức”, “không cách thức” hay sự phân hoá nét nghĩa “phương tiện” thành “có phương tiện”, “không phương tiện”. Ngữ nghĩa học hiện nay vẫn còn lúng túng trong việc xác định thế nào là sự phân hoá trái nghĩa. Đó cũng là vấn đề thế nào là nội dung của các quan hệ trái nghĩa.
2. Hãy lập bảng thống kê các cặp tính từ trái nghĩa, như :
– Dài /Ngắn. Rộng /Hẹp. To / Nhỏ. Lớn / Nhỏ. Cao / Thấp. Sâu / Nông. Dày / Mỏng. Béo / Gầy.
– Trên / Dưới. Trước / Sau. Trong / Ngoài. Phải / Trái. Ngang / Dọc. Gần / Xa.
– Mạnh / Yếu. Căng/ Chùng. Chặt/ Lỏng. Khoẻ/ Yếu. Nặng/ Nhẹ.
– Thẳng/ Cong. Tròn / Méo. Ngay/ Lệch. Thẳng/ Xiên.
– Đúng / Sai. Đúng đắn / Sai lầm. Có lí/ Vô lí.
– Nhanh / Chậm. Sớm / Muộn. Nóng/ Lanh. Ấm / Lạnh.
– Nhiều / ít. Đủ / Thiếu. Đông/ vắng. Rậm / Thưa. Đầy / Vơi. Thừa / Thiêu. Giàu / Nghèo.
– Sáng/ Tố Trắng/ Đen. Đậm / Nhạt. Sáng sủa / Tối tăm. Tráng trẻo / Đen đúa.
– Có /Không. Thực/Hư. Thực/ Ảo. Thật/ Giả. Thật/Dối.
– May / Rủi. May mắn / Rủi ro. Đỏ / Đen.
– Hơn / Thiệt. Hơn / Thua. Lợi/Hại.
– Nhọn / Tù. Sắc/ Nhụt. Cứng/ Mềm. Cứng/ Dẻo. Khô / Ướt. Khô / Tươi. Khô / Ẩm. Đặc/ Loãng. Chặt/Lỏng. Chín / Sống.
– Lành / Dữ. Lành / Độc. Thiện / Ác. Hiền / Ác. Nguy / Yên.
– Động / Tĩnh.. Loạn / Yên. Biên động / Ôn đinh. Hỗn loạn / Trật tư. Loạn lạc / Thái bình. Ngăn nắp / Hổn đốn.
– Vội vàng/ Thong thả. Hấp tấp / Ung dung.
– Thơm / Thối. Trong/ Đục. Chăm / Lười. Trơn /Nhấm.
– Dễ /Khó. Thuận lợi / Khó. khăn. Tiện lợi / Bất tiện.
– Già / Trẻ. Già / Non. Già dặn / Non nớt
– Sạch / Bẩn. Đẹp / Xấu. Tốt / xấu.
– Ôn ào / Lặng lẽ. Đông đúc / vắng vẻ. Buồn / Vui. Sướng/Khổ.
– Hăng / Chán. Sang / Hèn. Quen / Lạ. Thân / Sơ.
– Tất nhiên / Ngẫu nhiên. Thường xuyên/ Bất thường.-
Chủ động / Bị động. Tư giác / Tư phát Có ý thức / Vô ý thức. Cố tình / Vô tình.
– Tích cực/ Tiêu cực. Tiến bộ / Lạc hậu. Cách mạng/ Phản động, phản cách mạng. Lạc quan / Bi quan.
– Công khai / Bí mật. Hợp pháp / Bất hợp pháp.
– Thanh / Tục. Thanh nhã / Tục tằn. Nhã nhặn / Thô lỗ.
– Vung / Khéo. Thô / Tinh.
– Lương thiện / Bất lương. Liêm khiết/ Tham ô. Chính / Tà.
– Ngoan / Hư. Lễ phép / Vô lễ, Hỗn láo. Lịch sư/ Bất lịch sư.
– Thống nhất/ Chia rẽ. Hợp / Tan. Đoàn kết / Chia rẽ. Hoà thuận / Bất hoà.
– Công bằng / Bất công. Bình đẳng / Bất bình đẳng. Tự do / Nô lệ.
Đáng chú ý là trong những cặp trên, có một số cặp mang ý nghĩa rất khái quát (như cao – thấp, tốt – xâu, mạnh – yếu, phải – trái, trên – dưới,..).
Với các cặp quan hệ trái nghĩa trong tính từ, chúng ta có thể xác định và giải thích được các hiện tượng trái nghĩa trong các từ loại khác.
Như đã biết, không phải bất cứ sự phân hoá một nét nghĩa rộng nào cũng dẫn tới quan hệ trái nghĩa. Có thể nói trong các từ chỉ hoạt động, chỉ sự phân hoá, nét nghĩa nào trùng với những cặp quan hệ trái nghĩa trong các tính từ thì mới cho các động từ trái nghĩa.
Ví dụ : hai động từ nâng – hạ trái nghĩa với nhau vì chúng đối lập với nhau theo cặp trải nghĩa về phương hướng trên – dưới và cao – thấp. Hai động từ tiến – lui là trái nghĩa vì chúng đối lập theo cặp trước – sau. Hai từ đi – đứng, chạy – dừng,… trái nghĩa vì chúng đối lập với nhau theo cặp quan hệ động – tĩnh. Hai từ cho – lấy, tặng – đoạt,… trái nghĩa vì chúng đối lập với nhau theo quan hệ có – không. Hai từ phân tán – tập trung trái nghĩa vì chúng đối lập theo quan hệ chia rẽ – thống nhất,…
Những sự vật, vật thể do các danh từ biểu thị, tự chúng không phải là những cái trái ngược nhau : chúng chỉ đơn giản là những cái khác biệt nhau, Nhưng, do chỗ các sự vật, vật thể, hiện tượng,… đều được con người nhận thức, đánh giá theo chủ quan của mình, cho nên các danh từ biểu thị chúng cũng có thể trái nghĩa, nếu chúng mang theo nhân tố đánh giá. Mà đã đánh giá thì phải đánh giá theo các tiêu chí, các thang độ nhất định. Đó là các tiêu chí, thang độ đã chứa đựng trong các tính từ. Nói một cách khác, các danh từ cũng chỉ trái nghĩa với nhau khi chúng mang trong mình những cặp quan hệ trái nghĩa như trong các tính từ.
Vả chăng, trong lời nói, từ ngữ có sự chuyên hoá chức năng. Một danh từ trong câu văn có thể tạm thời không được dùng để chỉ chính cái sự vật, vật thể – nghĩa chính của nó mà được dùng để tượng trưng cho, để dẫn xuất một tính chất, một đặc điểm nào đó. Khi hai danh từ được dùng để tượng trưng cho hai tính chất, hai đặc điểm trái ngược nhau theo các cặp quan hệ đã có trong các tính từ, chúng sẽ trái nghĩa với nhau.
Ví dụ : trời, đất trái nghĩa khi chúng biểu thị cặp quan hệ cao – thấp ; ngày, đêm trái nghĩa khi chúng biểu thị cặp quan hệ sáng – tối; tiến bộ – lạc hậu, tích cực – tiêu cực, thần thánh – ma quỷ trái nghĩa khi chúng biểu thị cặp quan hệ thiện – ác; voi – chuột trái nghĩa khi chúng biểu thị cặp quan hệ to – bé; …
( Theo Đỗ Hữu Châu, Sđd)
– Vai trò của từ trái nghĩa
Cũng như các trường hợp từ đồng âm và từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa có vai trò rất lớn trong ngôn ngữ sử dụng từ trái nghĩa sẽ giúp cho sự diễn đạt có hình ảnh, đặc biệt là giúp cho sự phản ánh bao quát, toàn diện các sư vật, hiện tượng của đời sống. Ví dụ :
Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đẳng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc.
(Hồ Chí Minh)
Dòng sông bên lở bên bồi
Bên lở thì đục, bên bồi thì trong.
(Ca dao)
Từ trái nghĩa còn là một trong những biện pháp cấu tạo các cấu trúc đồng nghĩa để làm đa dạng cách diễn đạt, ví du : A cao hơn B = B thấp hơn A ; hoặc để nhấn mạnh, ví dụ :
Chúng tôi không sợ chết chính là chúng tôi muốn sống.
(Hồ Chí Minh)
Để gây ấn tượng mạnh, hấp dẫn người đọc, nhan đề của các bài thơ, bài báo, tiểu thuyết,… thường được đặt theo lối đối chọi bằng cách sử dụng các cặp từ trái nghĩa. Ví dụ : Chiến tranh và hoà bình của Tôn-xtôi, Ngày và đêm của Xi-mô-nốp,…
Ngoài ra, các từ trái nghĩa còn được sử dụng nhiều toong thơ ca, thành ngữ, tục ngữ, câu đối như là một thủ pháp tu từ đối lập. Ví dụ :
Thiếu tất cả ta rất giàu dũng khí
Sống chẳng cúi đầu ; chết vẫn ung dung
Giặc muốn ta nô lê, ta lại hoá anh hùng
Sức nhân nghĩa manh hơn cường bao.
(Tố Hữu)
Để nhấn manh, nêu bật được tính thần yêu nước, ý chí đấu tranh không chịu khuất phục trước quân thù của nhân dân ta, tác giả đã sử dụng những cặp từ trái nghĩa : thiêu – giàu ; sống – chết ; giặc – ta ; nô lệ – anh hùng ; nhân nghĩa – cường bạo. Có những từ-nếu chỉ xét riêng thì chưa hẳn đã là những từ trái nghĩa, nhưng chúng đã được tác giả sử dụng trong câu thơ trở thành một cặp tương phản về nghĩa dựa trên cơ sở chung là số lượng : thiếu ở đây có nghĩa là ít, giàu có nghĩa là nhiều.
(Nguyễn Đức Tồn, Sđd)
– Gợi dẫn
Sự phân hoá hình thành nên hai cực đối lập về nghĩa là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trái nghĩa.
Hiện tượng trái nghĩa chủ yếu được thấy ở tính từ, sau đó mở rộng ra các từ loại khác như động từ, danh từ,…
Việc sử dụng từ trái nghĩa thích hợp có tác dụng làm tăng khả năng sinh động trong miêu tả, diễn đạt.
Tải về file word >> tại đây
>> Xem thêm:
- Luyện nói : văn biểu cảm về sự vật, con người – Phần Tập làm văn – Tư liệu Ngữ Văn 7