Contents
Câu hỏi:
Các đặc trưng cơ bản của quần xã là?
A. Thành phần loài, tỷ lệ nhóm tuổi, mật độ.
B. Độ phong phú, sự phân bố các cá thể trong quần thể.
C. Thành phần loài, sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã.
D. Thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã và mối quan hệ dinh dưỡng giữa các nhóm loài.
Đáp án đúng D.
Các đặc trưng cơ bản của quần xã là thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã và mối quan hệ dinh dưỡng giữa các nhóm loài, quần xã là tập hợp các sinh vật khác loài sống trong một sinh cảnh xác định, chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường để tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
Giải thích lý do chọn đáp án D:
Quần xã là tập hợp các sinh vật khác loài sống trong một sinh cảnh xác định, chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường để tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
Các đặc trưng cơ bàn của quần xã:
– Đặc trưng về thành phần loài:
Loài ưu thế là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động mạnh của chúng.
Ví dụ: Trong quần xã có loài cá mè là loài ưu thế khi số lượng cá mè lớn hơn hẳn so với các loài khác.
Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó. Ví dụ, cây cọ là loài đặc trưng cùa quần xã vùng đồi Phú Thọ, cây tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng u Minh.
Loài có độ phong phú cao là loài có tỉ lệ phần trăm (%) số cá thể (hoặc sinh khối) cao hơn hẳn so với các loài khác trong quần xã. Trong quần xã ao, cá mè là loài ưu thế nhưng đồng thời cũng là loài có độ phong phú cao.
– Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian
Quần xã phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng. Rừng mưa nhiệt đới phân thành nhiều tầng, mỗi tầng cây thích nghi với mức độ chiếu sáng khác nhau trong quần xã. Ví dụ: Sinh vật phân bố theo độ sâu của nước biến, tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng ánh sáng của từng loài.
Quần xã phân bố cá thể theo chiều ngang. Sinh vật phân bố thành các vùng trên mặt đất. Mỗi vùng có số lượng sinh vật phong phú khác nhau, chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên. Ở quần xã biển vùng gần bờ thành phần sinh vật rất phong phú, ra khơi xa số lượng các loài ít đần.
– Đặc trưng về chức năng dinh dưỡng: Quần xã sinh vật gồm nhiều nhóm có các chức năng dinh dưỡng khác nhau:
Nhóm các sinh vật tự dưỡng: bao gồm cây xanh có khả năng quang hợp và một số vi sinh vật tự dưỡng.
Nhóm các sinh vật tiêu thụ: bao gồm các sinh vật ăn thịt các sinh vật khác như động vật ăn cỏ, thú ăn thịt con mồi, thực vật bắt mồi,…
Nhóm sinh vật phân giải: là những sinh vật dị dưỡng, phân giải các chất hữu cơ có sẵn trong thiên nhiên. Thuộc nhóm này có nấm, vi khuẩn, một số động vật đất,…
Học sinh lấy ví dụ về một quần xã nơi sinh sống: Ví dụ về một quần xã ao gần trường.
Sinh vật sản xuất: tảo lục đơn bào, rong đuôi chồn, bèo Nhật Bản, súng.
Sinh vật tiêu thụ: gồm các loài ăn thực vật như trùng cỏ, các loài ăn tạp và ăn động vật như nhện nước, tôm, cá.
Sinh vật phân giải: gồm nấm, giun và nhiều động vật đáy khác như ốc, trai.