Có thể bạn đã nghe rất nhiều đến kinh tuyến và vĩ tuyến trong các môn học, các bản tin dự báo thời tiết hoặc các báo cáo địa chính. Tuy nhiên, kinh tuyến và vĩ tuyến khác nhau như thế nào thì nhiều người chưa chắc đã đưa ra được câu trả lời chính xác. Trong bài viết dưới đây, Khacnhaugiua.vn sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này. Tham khảo ngay nhé!
Contents
1. Khái niệm
Kinh tuyến và vĩ tuyến khác nhau ngay từ khác niệm. Cụ thể, kinh tuyến là một nửa đường tròn trên bề mặt Trái Đất, nối liền hai địa cực, có độ dài khoảng 20.000km, theo hướng bắc – nam , và cắt thẳng góc với đường xích đạo.
Trong khi đó, đường vĩ tuyến là một vòng tròn tưởng tượng nối tất cả các điểm có cùng vĩ độ (Vĩ độ là giá trị xác định vị trí của một điểm trên bề mặt Trái đất ở phía Bắc hoặc phía Nam của xích đạo). Vị trí trên vĩ tuyến được xác định bằng kinh độ. Một vĩ tuyến luôn vuông góc với kinh tuyến tại điểm giao của chúng.
2. Phân loại
Kinh tuyến và vĩ tuyến được phân loại dưới nhiều tên gọi khác nhau. Đây cũng là một đặc điểm làm nên sự khác nhau của chúng.
Cụ thể, các kinh tuyến nối liền các cực từ được gọi là các kinh tuyến từ. Những kinh tuyến nối liền các Địa cực gọi là các kinh tuyến địa lý. Và các đường kinh tuyến vẽ trên bản đồ là các kinh tuyến hoạ đồ.
Kinh tuyến hoạ đồ còn có tên gọi khác là kinh tuyến địa lý. Tên gọi này dùng để phân biệt với kinh tuyến địa từ – giao tuyến giữa bề mặt Trái Đất và mặt phẳng đi qua đường thẳng nối các địa cực Bắc – Nam.
Trong khi đó, trên Trái Đất có 5 vĩ tuyến đặc biệt. Bốn vĩ tuyến được định nghĩa dựa vào mối liên hệ giữa góc nghiêng của Trái Đất so với mặt phẳng quỹ đạo của nó quanh Mặt trời. Vĩ tuyến thứ năm chính là xích đạo, nằm chính giữa hai cực theo phương nằm ngang. Cụ thể:
- Vòng Bắc cực (66° 33′ 38″ vĩ bắc)
- Hạ chí tuyến (23° 26′ 22″ vĩ bắc)
- Xích đạo (0° vĩ bắc)
- Đông chí tuyến (23° 26′ 22″ vĩ nam)
- Vòng Nam Cực (66° 33′ 38″ vĩ nam)
3. Cách xác định đường kinh tuyến và vĩ tuyến trên bản đồ
Để xác định đường kinh tuyến và vĩ tuyến trên bản đồ, bạn có thể mở bản đồ hoặc quay một vòng mô hình quả địa cầu. Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy trên mặt quả địa cầu có những vạch ngang dọc có quy luật chung, một số là đường thẳng, một số là đường cong, những đường này chính là kinh vĩ tuyến.
Việc xác định được đường kinh tuyến và vĩ tuyến có thể giúp bạn xác định được bất kỳ vị trí mình đang đứng ở khu vực nào. Bạn hãy coi xích đạo ở vĩ tuyến 00, mỗi hướng Nam và Bắc đều là 900. Đường xích đạo xuôi về hướng Nam gọi là vĩ độ Nam, xuôi về hướng Bắc gọi là vĩ độ Bắc, 900 vĩ độ Bắc là Bắc cực, 900 độ Nam là Nam cực.
Đường kinh tuyến hướng về phía Đông gọi là kinh Đông, hướng về phía Tây gọi là kinh Tây, cho nên 180 độ kinh Đông và 180 độ kinh Tây trên thực tế cùng nằm trên một đường thẳng, thường được gọi là kinh tuyến 180 độ. Trên bản đồ đường dùng để phân chia sự biến đổi ngày tháng quốc tế, trên cơ bản lấy đường này làm đường chuẩn.
Chẳng hạn nếu bạn cho biết mình đang ở vị trí có vĩ độ là 36 độ 54’ Vĩ Bắc, kinh độ là 116 độ 9’ Kinh Đông thì chúng ta có thể hoàn toàn xác định được vị trí của bạn trên bản đồ.
Trên đây là một số điểm khác nhau giữa kinh tuyến và vĩ tuyến được Khacnhaugiua.vn tổng hợp lại được nhằm giúp các bạn độc giả có thêm thông tin chính xác nhất về một khía cạnh của Địa lý này. Đồng thời, các bạn có thể áp dụng trong thực tế khi xem bản đồ trên những chuyến đi, leo núi, thám hiểm,… Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng gửi câu hỏi về cho Khacnhaugiua.vn bạn nhé!