Mobo
  • Home
  • Hướng Dẫn
  • Trend 24h
  • Tử Vi 24h
No Result
View All Result
Mobo
  • Home
  • Hướng Dẫn
  • Trend 24h
  • Tử Vi 24h
No Result
View All Result
Mobo
No Result
View All Result
topforexviet.com

Đại từ là gì? Các loại đại từ phổ biến? Vai trò của đại từ trong câu

by admin
20 Tháng 9, 2022
in Trend 24h
0
Share on FacebookShare on Twitter

Contents [hide]

    • 0.1 BẠN QUAN TÂM
    • 0.2 Vai Trò Của Nhà Quản Trị Trong Thời Đại Số
    • 0.3 Sức Mạnh của Hình Ảnh Kết Luận
  • 1 Đại từ là gì?
  • 2 Phân loại đại từ
    • 2.1 Đại từ nhân xưng
    • 2.2 Đại từ dùng để hỏi
    • 2.3 Đại từ thay thế (hay còn gọi là đại từ để trỏ)
  • 3 Vai trò của đại từ trong câu
  • 4 Một số ví dụ về đại từ
  • 5 Một số dạng bài tập về đại từ
    • 5.1 Dạng 1: Yêu cầu xác định chức năng ngữ pháp của đại từ trong câu
    • 5.2 Dạng 2: Tìm đại từ trong các câu
    • 5.3 Dạng 3: Thay thế đại từ cho từ hoặc cụm từ trong các câu
  • 6 Ôn luyện đại từ

BẠN QUAN TÂM

Xu hướng quản trị 24h qua: Lãnh đạo linh hoạt và thích ứng

Vai Trò Của Nhà Quản Trị Trong Thời Đại Số

27 Tháng 2, 2025
Hình ảnh kết luận trên mạng xã hội

Sức Mạnh của Hình Ảnh Kết Luận

27 Tháng 2, 2025

Nội dung bài viết

  • Đại từ là gì?
  • Phân loại đại từ
  • Đại từ nhân xưng
  • Đại từ dùng để hỏi
  • Đại từ thay thế (hay còn gọi là đại từ để trỏ)
  • Vai trò của đại từ trong câu
  • Một số ví dụ về đại từ
  • Một số dạng bài tập về đại từ
  • Dạng 1: Yêu cầu xác định chức năng ngữ pháp của đại từ trong câu
  • Dạng 2: Tìm đại từ trong các câu
  • Dạng 3: Thay thế đại từ cho từ hoặc cụm từ trong các câu
  • Ôn luyện đại từ

Cùng THPT Sóc Trăng tìm hiểu đại từ là gì? Phân loại đại từ? Vai trò của đại từ trong câu,…

Đại từ là gì là khái niệm có thể gây ra một số khó khăn cho các em học sinh trong quá trình học môn Ngữ văn ở trường. Tuy nhiên đây lại là kiến thức cơ bản vô cùng quan trọng để các học sinh có thể đặt câu và viết văn một cách chính xác, đúng ngữ pháp. Cùng tìm hiểu định nghĩa về đại từ, vai trò của đại từ trong câu, các loại đại từ và ví dụ minh họa đối với từng loại.

Đại từ là gì?

Đại từ là những từ ngữ được người nói, người viết dùng để xưng hô hoặc có tác dụng thay thế cho tính từ, động từ, danh từ hoặc một cụm tình từ, động từ hay danh từ trong câu để không phải đa dạng hóa cách viết và tránh phải lặp lại từ ngữ với tần suất quá dày đặc.

Đại từ có thể phân chia thành hai loại:

  • Đại từ dùng để trỏ: trỏ sự vật, số lượng, tính chất sự việc, hoạt động…
  • Đại từ dùng để hỏi: hỏi về số lượng, về người, về tính chất sự việc, hoạt động…

Phân loại đại từ

Đại từ được chia thành 3 loại chính là: Đại từ nhân xưng, Đại từ nghi vấn, Đại từ thay thế.

Đại từ nhân xưng

Là đại từ xưng hô dùng để chỉ đại diện, ngôi thứ và dùng để thế chỗ cho danh từ. Đại từ nhân xưng có 3 ngôi đó là:

  • Ngôi thứ nhất (được người nói/người viết sử dụng để xưng hô về bản thân mình): chúng ta, chúng tôi, tôi, tớ, ta…
  • Ngôi thứ hai (được người nói/người viết dùng để nói về người đối diện trong giao tiếp): cậu, các cậu, các bác, các cô, các bạn…
  • Ngôi thứ 3 (được người nói/người viết dùng để nói về người khác không trực tiếp tham gia vào cuộc đối thoại): chúng nó, bọn nó, cô ta, hắn, họ…

Ngoài ra trong tiếng Việt có một số danh từ cũng được sử dụng làm đại từ xưng hô:

  • Một số từ dùng để chỉ chức vụ, nghề nghiệp có thể dùng để xưng hô: thầy giáo, luật sư, thầy hiệu trưởng, bộ trưởng…
  • Các từ dùng để chỉ quan hệ gia đình dùng để xưng hô: anh, chị, em, bố, mẹ, ông, bà…
Ví dụ về Câu Hỏi Nghiên Cứu là Gì?

Đại từ nhân xưng

Ngôi Số ít Số nhiều Thứ nhất Tôi Chúng tôi Mình Chúng mình Tao Chúng tao Tớ Bọn tao Chúng ta Thứ hai Mày Chúng mày Bạn Các bạn Cậu Các cậu Anh Các anh Chị Các chị Thứ ba Nó Chúng nó Hắn Bọn hắn Y Bọn ấy Cô ấy Bạn ấy

Đại từ dùng để hỏi

Đây còn được gọi là đại từ nghi vấn. Là những từ dùng để hỏi nguyên nhân, lý do hoặc kết quả của một sự vật, sự việc hoặc hiện tượng mà mình thắc mắc. Thông thường, các đại từ để hỏi sử dụng trong câu hỏi nghi vấn, không dùng cho câu trả lời hoặc câu khẳng định.

đại từ là gì
Sử dụng trong các câu nghi vấn để hỏi nguyên nhân, lý do,…

Loại đại từ này bao gồm các dạng nhỏ:

  • Đại từ để hỏi sự vật, sự việc, con người: gồm các từ đứng ở đầu câu hoặc cuối câu như “ai, cái gì, con gì, sao, nào,…”

Ví dụ: Ai là người đầu tiên đến nhà hàng? → “Ai” là đại từ để hỏi

10 kiểu tóc mái nam cực HOT 2022 quyến rũ mọi ánh nhìn
  • Đại từ để hỏi số lượng: gồm các từ như “bao nhiêu, bấy nhiêu, mấy,…”

Ví dụ: Cả ngày chỉ làm được bấy nhiêu bài tập thôi à?

  • Đại từ để hỏi hoạt động, tính chất công việc: là những từ như “sao, thế nào, như nào,…”

Ví dụ: Cậu thấy việc làm này như thế nào?

Đại từ thay thế (hay còn gọi là đại từ để trỏ)

Là những từ ngữ sử dụng thay thế cho chủ ngữ, vị ngữ để trỏ người, sự vật,m sự việc hoặc hiện tượng, số lượng, hoạt động, tính chất nào đó. Đại từ để trỏ có tác dụng giúp chọn ngôn ngữ tự nhiên hơn, tránh trùng lặp từ và thân quen với người nghe. Loại đại từ này được chia thành 3 nhóm chính là:

  • Đại từ để trỏ người và sự vật: Hầu hết các từ này đều sử dụng trong trò chuyện thường ngày, ít xuất hiện trong thơ văn. Bao gồm một số từ như “tôi, tớ, mày, tao, chúng tôi, chúng nó, con, hắn, chúng mày,…”.

Ví dụ: Tôi và nó đã chơi với nhau từ thời mẫu giáo. → “tôi”, “nó” là đại từ để trỏ người

Những câu nói hài hước về vợ chồng, hôn nhân hay nhất
đại từ là gì
Đại từ trỏ người, sự vật thường xuất hiện trong giao tiếp thường ngày.
  • Đại từ trỏ số lượng: là những từ dùng để hỏi số lượng, cân nặng, giá trị của một sự vật, sự việc nào đó, như “bấy nhiêu, bao nhiêu, mấy, bao,…”

Ví dụ: Anh có mấy bao gạo đây cho tôi xin một ít? → “mấy” là đại từ chỉ số lượng

  • Đại từ trỏ hoạt động, tính chất, sự việc: thường dùng để đặt các câu hỏi về nguyên nhân, tính chất của sự việc, hiện tượng nào đó. Gồm một số từ ngữ như “vậy, thế nào, như thế nào,…”.

Ví dụ: Sao anh có thể nghĩ như vậy được nhỉ? → “như vậy” là đại từ trỏ tính chất

Bên cạnh đó, trong Tiếng Việt còn sử dụng nhiều danh từ như đại từ xưng hô, bao gồm đại từ quan hệ xã hội và đại từ chức vụ

Câu rút gọn là gì? Mục đích và cách sử dụng câu rút gọn trong giao
  • Đại từ quan hệ gia đình, xã hội: Đây là loại đại từ được sử dụng để phân biệt các cấp bậc, địa vị và vai vế trong các mối quan hệ xã hội. Bao gồm các từ như “ông, bà, con, cháu, bố, mẹ, chú, bác, anh, chị,… Những người trong cuộc hội thoại có quan hệ vai vế như thế nào thì sử dụng danh – đại từ chỉ ngôi phù hợp.

Ví dụ: Tôi là cháu ngoại duy nhất của bà. → “cháu ngoại”, “bà” là đại từ xưng hô

  • Đại từ chức vụ: Là những từ ngữ chỉ chức vụ, nghề nghiệp đặc biệt trong cơ quan Nhà nước, công ty, xí nghiệp như Chủ tịch, Bộ trưởng, giám đốc, thư ký, bác sĩ, y tế, giáo viên,…

Ví dụ: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người cha kính yêu của người dân Việt Nam. → “Chủ tịch” là đại từ chức vụ

Vai trò của đại từ trong câu

Trong câu, đại từ thường đảm nhận những vai trò như sau:

  • Là chủ ngữ, vị ngữ hay phụ ngữ cho một tính từ, động từ hay danh từ nào đó
  • Là thành phần chính trong câu
  • Nhằm mục đích thay thế các thành phần khác
  • Có chức năng trỏ

Một số ví dụ về đại từ

  • Đại từ dùng để trỏ sự vật: Cái váy này đẹp quá! Cậu mua nó ở đâu vậy?
  • Đại từ trỏ số lượng: Bọn mình đã lớn rồi, không còn là trẻ con nữa đâu.
  • Đại từ dùng để hỏi về số lượng: Cậu đã đặt bao nhiêu suất ăn vậy?
  • Đại từ dùng để hỏi về tính chất, hoạt động, sự việc: Thế rồi mọi chuyện kết thúc như thế nào?
Vai Trò Của Nhà Quản Trị Trong Thời Đại Số

Một số dạng bài tập về đại từ

Dạng 1: Yêu cầu xác định chức năng ngữ pháp của đại từ trong câu

Ví dụ: Hãy xác định chức năng ngữ pháp của đại từ “tôi” trong các câu sau:

  1. Tôi đang bắn bi thì mẹ gọi về học bài. → Chủ ngữ
  2. Người bị cô giáo ghi sổ đầu bài phê bình là tôi. → Vị ngữ
  3. Trong nhà, mọi người đều rất yêu quý tôi → Bổ ngữ
  4. Mẹ tôi là giáo viên dạy Văn lớp 10. → Định ngữ

Dạng 2: Tìm đại từ trong các câu

Ví dụ: Hãy tìm đại từ xuất hiện trong các câu sau:

  1. Trong buổi học, cô giáo đặt câu hỏi cho Nam. → Cô giáo
  2. Bọn họ không hề biết gì về chuyện của Lan. → bọn họ
  3. Trong giờ kiểm tra, ai cũng đều im lặng làm bài. → Ai
  4. Nam và chú chó thân nhau từ rất lâu. Nó cứ quấn quýt lấy Nam. → Nó

Dạng 3: Thay thế đại từ cho từ hoặc cụm từ trong các câu

Ví dụ: Thay thế các từ hoặc cụm từ trong các câu sau cho phù hợp:

  1. Con chim đậu trên cành cây, con chim cất tiếng hót líu lo. → Con chim đậu trên cành cây, nó cất tiếng hót líu lo.
  2. Hôm nay, Nam dậy thật sớm, Nam chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập để đến trường.→ → Hôm nay, Nam dậy thật sớm, cậu chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập để đến trường.
  3. Nhà tớ ở Hà Nội, nhà cậu ở đâu? → Nhà tớ ở Hà Nội. → Tớ cũng thế.
  4. Hà là học sinh giỏi của lớp, lớp tôi rất tự hòa về Hà. → Hà là học sinh giỏi của lớp, chúng tôi rất tự hào về cậu ấy.

Ôn luyện đại từ

Bài tập 1: Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ “tôi”

  1. Tôi đang chơi nhảy dây thì mẹ gọi về ăn cơm.
  2. Người bị cô giáo chê trách trong buổi học hôm nay là tôi.
  3. Cả lớp ai cũng quý mến tôi.
  4. Bố mẹ tôi luôn chiều chuộng hai anh em tôi hết mực.
  5. Trong mắt tôi, mẹ luôn là người tuyệt vời nhất.

Bài tập 2: Tìm đại từ xuất hiện trong các câu sau

Phần mềm nghe lén điện thoại, cách phát hiện và gỡ bỏ – FPT Shop

Trong buổi học, cô Hiền đặt câu hỏi cho các em học sinh.

Các em ơi, ai có thể cho cô biết khái niệm đại từ là gì?

An trả lời: “Em thưa cô, đại từ là từ dùng để xưng hô ạ.”

Cô giáo mỉm cười đáp lại: Cô thấy câu trả lời của em là đúng, nhưng chưa đủ.”

Bài tập 3: Thay thế các từ hoặc cụm từ trong các câu dưới đây bằng đại từ phù hợp

  1. Con bướm bay lượn khắp nơi, cánh của con bướm có những màu sắc rực rỡ thật đẹp.
  2. Nam dậy thật sớm và Nam không quên chuẩn bị đầy đủ sách vở để đến trường.
  3. -Minh ơi hôm qua mấy giờ cậu về nhà?
Cung mệnh của Vợ chồng phạm Tuyệt mệnh lấy nhau có chết không

-Hôm qua 5 giờ tớ mới về, đường tắc quá.

-Tớ cũng 5 giờ mới về nhà.

Giải bài tập:

Bài tập 1

  1. “Tôi” là thành phần chủ ngữ
  2. “Tôi” là thành phần vị ngữ
  3. “Tôi” là thành phần bổ ngữ
  4. “Tôi” là thành phần định ngữ
  5. Tôi là thành phần trạng ngữ

Bài tập 2:

Đại từ “cô” dùng để thay thế cho “cô Hiền”

Đại từ “em” dùng để thay thế cho “An”

Bài tập 3:

  1. Thay thế từ “con bướm” bằng từ “nó”
  2. Thay thế “Nam” bằng từ “cậu”
  3. Thay thế cụm từ “5 giờ mới về nhà” bằng từ “thế”.

Qua bài viết ở trên, THPT Sóc Trăng đã giúp các em học sinh hiểu rõ đại từ là gì, phân loại đại từ, ôn luyện các dạng bài tập về đại từ,… Các em học sinh có thể truy cập website THPT Sóc Trăng để tìm hiểu những bài viết hữu ích, phục vụ cho quá trình học tập và thi cử.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

BÀI LIÊN QUAN

Xu hướng quản trị 24h qua: Lãnh đạo linh hoạt và thích ứng

Vai Trò Của Nhà Quản Trị Trong Thời Đại Số

by admin
27 Tháng 2, 2025
0

Vai trò của nhà quản trị đang thay đổi chóng mặt trong thời đại số. Không còn chỉ đơn thuần...

Hình ảnh kết luận trên mạng xã hội

Sức Mạnh của Hình Ảnh Kết Luận

by admin
27 Tháng 2, 2025
0

Hình ảnh kết luận đóng vai trò then chốt trong việc truyền tải thông điệp và để lại ấn tượng...

Giá trị P trong Nghiên cứu Khoa học

Cách Tính P trong Nghiên cứu Khoa học

by admin
26 Tháng 2, 2025
0

Cách tính p trong nghiên cứu khoa học đóng vai trò then chốt trong việc xác định ý nghĩa thống...

Ví dụ Câu Hỏi Nghiên Cứu Khoa Học

Ví dụ về Câu Hỏi Nghiên Cứu là Gì?

by admin
25 Tháng 2, 2025
0

Ví dụ về câu hỏi nghiên cứu là gì? Đó là câu hỏi mà rất nhiều người mới bắt đầu...

Bài tiếp theo

Móng úp giữ được bao lâu? Cách chăm sóc móng úp để giữ lâu nhất

Facebook Twitter Instagram

VỀ CHÚNG TÔI

CHÍNH SÁCH

  • Giới thiệu
  • Điều khoản
  • Chính sách bảo mật

BÀI MỚI NHẤT

  • Tử Vi Em Bé Sinh Năm 2023: Giải Mã Vận Mệnh Quý Mão
  • Khám Phá Bí Mật Tử Vi Hoàng Nguyễn
  • Tử Vi Bính Ngọ Năm 2025: Chi Tiết Vận Hạn
  • Ý Nghĩa Sao Tử Vi Ở Các Cung
  • Xem Tử Vi Ngày 3/3/2025: Dự Đoán Vận May Của Bạn

© 2022 MOBO.VN

sancrypto.net
No Result
View All Result
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Pre-sale Question
  • Contact Us

© 2022 MOBO.VN

apkfrlegends.com igram.dev