Contents
- 1 Mì gói được sản xuất như thế nào?
- 2 Lợi ích của mì gói. Mì gói có cung cấp đủ chất dinh dưỡng không?
- 3 Mì gói gây hại cho sức khỏe, đúng hay sai?
- 4 Cách chọn loại mì gói chất lượng tốt và an toàn cho sức khỏe
- 5 Lưu ý khi sử dụng mì gói
- 6 Cách sử dụng mì gói đúng cách và an toàn
- 7 Cách bảo quản mì gói được lâu
- 8 Nên chọn loại mì gói nào?
- 9 Câu hỏi thường gặp
- 10 Kết luận
Mì gói được sản xuất như thế nào?
Trước hết, mì gói được sản xuất từ bột lúa mì, dầu cọ và các loại gia vị. Ngoài ra còn có chất tạo xốp, bột trứng, chất điều vị, chất chống oxy hóa,…
Quy trình sản xuất mì gói thực hiện hoàn toàn bằng máy móc hiện đại và công nghệ châu âu tiên tiến. Bột mì sau khi được chọn lọc sẽ được trộn cùng với chiết xuất bột nghệ để tạo màu, cán và cắt thành sợi nhỏ đều nhau.
Tùy vào mỗi nhà sản xuất khác nhau mà sẽ thực hiện chiên mì hoặc sấy mì. Các nước châu Á chúng ta chủ yếu chiên mì bằng dầu ăn ở nhiệt độ cao từ 160 – 165 độ C.
Trong khi đó các nước châu âu lại chuộng phương pháp sấy mì ở nhiệt độ 60 – 70 độ C, giữ lại độ ẩm cao hơn.
Vắt mì sau khi chiên hoặc sấy xong sẽ được làm nguội, đóng gói cùng với gia vị để tạo nên gói mì hoàn chỉnh. Cuối cùng, mỗi gói mì sẽ trải qua rất nhiều khâu kiểm định khắt khe nữa để đến tay người tiêu dùng.
Lợi ích của mì gói. Mì gói có cung cấp đủ chất dinh dưỡng không?
Lợi ích của mì gói thì chắc hẳn ai cũng biết. Loại thực phẩm này giúp những bữa ăn vội vàng của những người bận rộn trở nên đơn giản, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Đối với nhiều người, mì gói còn có hương vị thơm ngon giúp họ đổi vị cho bữa ăn ngon miệng hơn, trở thành nguyên liệu cho những món ăn hấp dẫn hơn.
Về giá trị dinh dưỡng thì mì gói rất nghèo nàn, không cung cấp đủ hàm lượng cần thiết mà cơ thể cần.
Trong mỗi gói mì chỉ có một lượng Cacbohydrat, chất đạm từ thực vật cùng chất béo từ mỡ động vật mà thôi. Vitamin và khoáng chất có rất ít trong mì gói.
Mì gói không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho người dùng. Sử dụng mì gói trong thời gian dài có thể dẫn đến thiếu dinh dưỡng, cơ thể mệt mỏi và mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm khác nữa.
Mì gói gây hại cho sức khỏe, đúng hay sai?
Từ khi có hàng loạt nghiên cứu về mì gói được công bố thì loại thực phẩm này đồng thời cũng gánh trên vai hàng loạt khuyến cáo không tốt về sức khỏe. Vậy đó là nỗi oan hay sự thật? Mì gói gây hại cho sức khỏe, đúng hay sai?
Ở góc độ của nhà sản xuất thì luôn đảm bảo được rằng mì gói sản xuất trên dây chuyền hiện đại, công nghệ tiên tiến và cam kết đạt các tiêu chuẩn cùng sự giám sát chặt chẽ của Bộ Y Tế.
Hiểu một cách đơn giản, mì gói vẫn chứa nhiều chất độc hại như chất bảo quản, chất tạo mùi, chất tạo hương, chất điều vị,… nhưng ở một hạn mức cho phép của Bộ Y Tế để có thể được phép lưu hành trên thị trường.
Tức là, mì gói không hoàn toàn sạch mà vẫn có chất hóa học gây hại cho sức khỏe. Sử dụng mì gói vừa đủ thì không nguy hại gì nhưng nếu sử dụng với số lượng quá lớn, thường xuyên thì lại ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bên cạnh đó, về bản chất do mì gói không có nhiều chất dinh dưỡng lại chứa quá nhiều muối và bột ngọt nên nếu người tiêu dùng sử dụng quá nhiều trong suốt một thời gian dài thì cũng sẽ gây nguy hại cho sức khỏe.
Một số tác hại của mì gói đối với sức khỏe mà bạn nên biết bao gồm:
- Thiếu dinh dưỡng
- Béo phì thừa cân
- Bệnh tim mạch, tiểu đường
- Tạo áp lực cho dạ dày và hệ tiêu hóa
- Ảnh hưởng đến thận và các chức năng của thận
- Gây đột quỵ và cả ung thư
Để tránh những nguy hại này thì bạn nên cân bằng chế độ dinh dưỡng. Ăn vừa đủ số lượng mì gói cho phép, bổ sung thêm rau củ quả, thịt cá, trứng, hải sản,…. vào bữa ăn hằng ngày.
Cách chọn loại mì gói chất lượng tốt và an toàn cho sức khỏe
Hầu như loại mì gói nào ở Việt Nam cũng sản xuất theo phương pháp chiên qua dầu, rất ít trong đó được sấy khô.
Đương nhiên loại mì gói nào cũng chỉ cung cấp được tinh bột và chất đạm từ thực vật, thiếu đạm động vật, thiếu sinh tố từ rau củ quả tươi.
Nếu có tên tuổi nào quảng cáo rầm rộ rằng có bổ sung thêm thịt bò, thịt heo hay tôm, cua thì cũng chỉ là vài viên thịt nhỏ bằng hạt tiêu hoặc thậm chí “hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa”.
Thế nên, mình cố gắng đưa ra một vài cách chọn loại mì gói chất lượng tốt và an toàn cho sức khỏe, bạn có thể tham khảo thêm:
1. Hương vị
Hương vị của mì gói kích thích người ăn chẳng thua kém bất kỳ một món ăn ngon nào. Thế nhưng bạn biết không, để có vị thịt như thật thì nhà sản xuất phải tăng thêm lượng muối và bột ngọt, các hương liệu hóa học khác nữa.
Vậy nên hương vị càng thơm, càng kích thích thì chưa hẳn đã là một loại mì chất lượng tốt và an toàn cho sức khỏe.
Bản thân mình từ thời sinh viên đã mê tít hương vị của mì Hảo Hảo. Còn bây giờ thì nhận thấy rằng mì gói càng ít hương vị càng an toàn cho sức khỏe.
2. Độ dai giòn
Sợi mì dai giòn sẽ ngon hơn, chất lượng hơn rất nhiều. Độ dai giòn của sợi mì được quyết định ở khâu phối trộn các loại bột trước khi trộn và khâu chiên mì.
Nếu thử và cảm nhận được sự dài giòn thì bạn nên lựa chọn loại mì đó cho gia đình mình.
3. Hàm lượng chất béo cao hay thấp
Không kể đến gói dầu ăn đi kèm, mì gói vốn có sẵn hàm lượng chất béo khá cao bên trong mỗi sợi mì sau khi chiên. Chất béo này không tốt cho sức khỏe, là tác nhân gây béo phì thừa cân, các bệnh về tim mạch và huyết áp,…
Dựa vào bảng giá trị dinh dưỡng có sẵn bên ngoài bao bì để chọn được loại mì chất lượng tốt và an toàn cho sức khỏe.
4. Hàm lượng muối bao nhiêu
Muối có rất nhiều trong mì gói, trong sợi mì và trong gói súp đi kèm. Muối ảnh hưởng rất lớn đến thận và các chức năng của thận, tim mạch, huyết áp,…
Tương tự như chất béo, bạn hãy xem hàm lượng muối của mì gói bao nhiêu bên ngoài bao bì để đánh giá chất lượng cũng như độ an toàn.
5. Có bột ngọt hay không
Không khác gì so với muối, hàm lượng bột ngọt có trong mì gói cũng rất cao. Bột ngọt quyết định đến hương vị của món ăn, đặc biệt tạo ra vị thịt để “lừa” người ăn. Đương nhiên là bột ngọt không tốt cho sức khỏe.
Chính vì vậy mà rất nhiều nhà sản xuất hiện nay tung ra các loại mì gói không bột ngọt, đánh thẳng vào tâm lý e ngại ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, điển hình như Masan.
Từ đó bạn có thể xem thành phần có bột ngọt hay không là một tiêu chí chọn loại mì gói chất lượng tốt và an toàn cho sức khỏe.
Ngoài những tiêu chí trên thì bạn có thể chọn mì gói dựa trên gói nhỏ hay lớn, giá rẻ hay đắt, nhiều gia vị hay ít,… tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích cá nhân.
Đừng quên, dù chọn loại mì gói nào cũng phải đảm bảo rằng chúng đã được Bộ Y Tế giám sát chất lượng và cấp phép lưu hành, sản phẩm của công ty uy tín, có quy trình sản xuất hiện đại và công nghệ tiên tiến.
Lưu ý khi sử dụng mì gói
Mì gói chất lượng và an toàn hay không còn quyết định rất lớn ở cách sử dụng của bạn. Nắm rõ những lưu ý dưới đây để có một bữa ăn đổi vị thật ngon với mì gói mà vẫn đảm bảo tốt cho sức khỏe.
- Xem kỹ nguồn gốc xuất xứ, thành phần và hạn sử dụng trước khi dùng. Thời hạn sử dụng của mì gói rất cao, thông thường lên đến 6 tháng nhưng bạn cũng cần lưu ý.
- Khi ăn mì gói nên cho thêm rau xanh (rau cải, rau muống, rau thơm, nấm kim chi, nấm rơm,…), thịt (bò, heo, gà,…), hải sản (tôm, cua, mực,…), cá, trứng,… để đảm bảo đủ dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể mỗi bữa ăn.
- Tráng sơ vắt mì qua nước sôi để loại bỏ đi những chất bảo quản có trong sợi mì trước khi nấu. Chất bảo quản này nằm ở hạn mức cho phép của Bộ Y Tế nhưng chúng cũng không tốt cho sức khỏe nếu dưa vào cơ thể.
- Không nên dùng gói dầu ăn có sẵn trong gói mì. Vứt bỏ gói dầu ăn và thay vào đó một chút dầu ăn của nhà bạn hoặc mỡ động vật nếu có.
- Chỉ dùng nửa gói súp, không nên dùng hết một gói súp khi nấu mì. Lượng muối trong gói súp rất nhiều, ảnh hưởng đến tim mạch và huyết áp dần theo thời gian, không tốt cho sức khỏe.
- Nếu ưa thích mì gói thì bạn có thể ăn vào bữa sáng hoặc bữa trưa, hạn chế ăn vào bữa tối. Mì gói tồn tại trong dạ dày từ 3 – 4 tiếng đồng hồ nên sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hóa khiến bạn khó ngủ ngon được.
Cách sử dụng mì gói đúng cách và an toàn
Hướng dẫn cách sử dụng mì gói thì có lẽ hơi dư thừa. Mặc dù vậy mình cũng cũng liệt kê đầy đủ các bước sử dụng mì gói để bạn thực hiện chính xác và khoa học hơn.
- Bước 1: Cho vắt mì, gói súp, gói dầu và rau sấy vào tô
- Bước 2: Chế khoảng 400ml nước vào tô, đậy nắp lại và chờ trong 3 phút
- Bước 3: Trộn đều và thêm các loại rau củ, thịt hay trứng,… vào rồi thưởng thức
Cách bảo quản mì gói được lâu
Mì gói cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh nhiệt độ cao hoặc ẩm thấp làm hư hỏng, mất mùi vị.
Ngoài ra lưu ý không bảo quản mì gói gần với các sản phẩm có mùi như bột giặt, thuốc khử mùi, thuốc khử côn trùng,… khiến mì gói bị nhiễm mùi.
Nên chọn loại mì gói nào?
Dựa trên giá bán chúng ta có thể thấy được loại mì gói chất lượng cao hàng đầu hiện nay là mì gói Omachi Xốt Bò Hầm (80gr/Gói). Nếu có điều kiện kinh tế thì bạn nên chọn loại mì này bởi:
- Thành phần có thêm khoai tây giúp sợi mì dai giòn tự nhiên, an toàn hơn cho sức khỏe người dùng
- Phần gia vị được làm ở dạng xốt thay vì dạng bột nên đậm đà hấp dẫn hơn
- Trọng lượng gói mì nặng hơn nhiều so với các loại mì gói thông thường khác giúp bạn có một bữa ăn đủ năng lượng
Lưu ý: Tùy vào khả năng chi tiêu và sở thích cá nhân, bạn hãy lựa chọn ra loại mì phù hợp nhất cho mình và cho cả gia đình nhé!
Câu hỏi thường gặp
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ cụ thể về mì gói cũng như danh sách các loại mì gói được ưa chuộng nhất tại Việt Nam hiện nay. Hy vọng bài viết cung cấp thêm cho bạn những thông tin hữu ích khi sử dụng loại thực phẩm ăn liền quen thuộc này.