Các cột mốc phát triển là chỉ số quan trọng để đánh giá sự tăng trưởng của bé. Là cha mẹ, bạn hãy theo dõi kỹ để không bỏ sót bất kỳ sự phát triển nào của bé. Ngoài ra, bạn cũng nên biết những cột mốc này để chăm sóc và nuôi dạy con tốt hơn.
Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh là những thành tựu thiết yếu mà bé phải đạt được để phát triển khỏe mạnh và kịp thời. Những mốc phát triển này được phân thành nhiều nhóm gồm: phát triển nhận thức, thể chất, xã hội và cảm xúc. Đa số các mốc phát triển của trẻ quan trọng thường diễn ra trong năm đầu tiên.
1. Nâng đầu lên: Sự kiện đầu tiên đánh dấu mốc phát triển của trẻ
- Cuối tháng đầu tiên sau sinh, một trong những cột mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ đó là khả năng cố gắng nâng đầu lên 1 xíu khi được đặt bé nằm sấp.
- Cuối tháng thứ 2, bé có thể nhấc đầu lên đến 45° và đặt tay bên dưới bụng khi được đặt nằm sấp.
- Bé có thể giữ đầu ổn định vào cuối tháng thứ tư. Lúc này, bé đã nâng đầu lên được 90° khi nằm sấp và kiểm soát cử động đầu tốt hơn.
- Đến tháng thứ 6, bé gần như đã kiểm soát được toàn bộ đầu của mình và có thể xoay qua xoay lại để quan sát mọi vật xung quanh. Bên cạnh đó, bé có thể tự nâng đầu, ngực và bụng khỏi mặt phẳng chỉ bằng hai tay hơi chụm vào nhau và ở tư thế này, bé có thể ngẩng đầu nhìn về phía trước, bé còn cố gắng dùng một tay để nâng người.
- Cuối tháng thứ 7, bé đã hoàn toàn kiểm soát được đầu của mình và xoay chuyển đầu qua hai bên dễ dàng.
2. Phát ra âm thanh
- Trong giai đoạn phát triển của trẻ ở tháng thứ 2, bé bắt đầu phát ra âm thanh.
- Cuối tháng thứ 3, bé bắt đầu bi bô, ríu rít do sự phát triển của dây thanh quản. Đến tháng thứ tư, bé bắt đầu tập nói những âm tiết đơn giản như “Ah”, “Eh”, “Oh”…
- Đến cuối tháng thứ 6, bé bắt đầu biết xâu chuỗi những nguyên âm lại với nhau như “Aaoo” hoặc “Eeaa”. Điều này cũng đúng với những phụ âm như “Mh”, “Dh” và “Bh”.
- Cuối tháng thứ 8, bé bắt đầu nói “baba” nhưng vẫn chưa hiểu được ý nghĩa của nó. Vì vậy, ai bé cũng sẽ gọi là baba.
- Cuối tháng thứ 9, bé đã bắt chước được một số từ mặc dù phát âm của bé vẫn còn ngọng líu ngọng lo. Đến 1 tuổi, bé đã nói được “mẹ”, “ba” và một số từ đơn giản khác như “không”, “đi”…
>>> Bạn có thể quan tâm: 9 cột mốc phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
3. Lật
- 4 tháng tuổi, nhiều bé biết lật người từ ngửa thành sấp và ngược lại.
- Đến quá trình phát triển của trẻ sơ sinh tháng thứ 6, bạn sẽ thấy bé thực hiện những vòng lăn liên tục, đó là cách để bé di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác. Lúc này, cơ bụng của bé đã đủ khỏe cho hoạt động này.
4. Ngồi – Mốc phát triển của trẻ khi bé đạt 6 tháng tuổi
- Cuối tháng thứ 2, bé có thể giữ cơ thể ở tư thế ngồi nếu có sự hỗ trợ. Đến cuối tháng thứ 4, bé đã có thể ngồi thẳng lưng khi có sự hỗ trợ vì cơ cổ của bé đã phát triển đủ mạnh để tự nâng đầu lên.
- Đến tháng thứ 6, bé có thể tự ngồi mà không cần đến sự hỗ trợ. Đến 9 tháng, bé có thể tự ngồi một mình và ngồi trong một khoảng thời gian dài từ 7 – 10 phút.
- Sau từng giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh ở 10 tháng, bé có thể chuyển từ nằm sấp sang ngồi. Và đến khi 1 tuổi, bé có thể chuyển từ tư thế đứng sang tư thế ngồi.