Trong quá trình giao tiếp chúng ta phải sử dụng những phương tiện giao tiếp. Phương tiện giao tiếp là tất cả những yếu tố mà chúng ta dùng để thể hiện thái độ,
tình cảm, mối quan hệ và những tâm lý khác của mình trong một cuộc giao tiếp. Phương tiện giao tiếp hết sức phong phú và đa dạng, nhưng chúng ta có thể
chia chúng ra làm 2 nhóm chính: giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ. Việc
phân chia này mang tính tương đối, trong thực tế chúng bổ sung, hoà lẫn vào nhau.
1. Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Bằng ngôn ngữ, con người có thể truyền đi bất cứ một loại thông tin nào, như diễn tả tình cảm, ám chỉ,
miêu tả sự vật… Ở phương tiện này, sự giao tiếp thường dựa vào những yếu tố sau đây:
a. Nội dung ngôn ngữ: Tức là ý nghĩa của lời nói, của từ. Ở đây chúng ta cần lưu ý đến vai trò ý cá nhân của ngôn ngữ trong giao tiếp. Một từ hay một tập hợp từ đều có
một hay vài ý nghĩa nhất định. Ý nghĩa của ngôn ngữ có hai hình thức tồn tại: khách
quan và chủ quan. Khách quan bởi nó không phụ thuộc vào sở thích, ý muốn của một
cá nhân nào. Chẳng hạn, không ai dùng từ “cái tủ” để chỉ “cái cây” và ngược lại. Tính
chủ quan thể hiện ở chỗ, có những từ vô thưởng vô phạt, nhưng trong quá trình sử dụng
gây ra những phản ứng, những cảm xúc tích cực hay tiêu cực nào đó. Đây chính là ý cá nhân của ngôn ngữ. Ví dụ: từ “ma tuý” đối với người nghiện hút không gợi lên cảm
giác tiêu cực như những người chay tịnh, ngăn nắp.
Ngay trong một nhóm người, đôi khi cũng có những qui định ý nghĩa riêng cho một số tập hợp từ. Tiếng “lóng” là một ví dụ. Mỗi cá nhân, mỗi nhóm người từ cộng đồng địa phương đến đẳng cấp dân tộc đều có những sắc thái riêng trong cách sử
dụng ngôn ngữ. Hiểu được ý cá nhân là cơ sở tạo nên sự đồng điệu trong giao tiếp,
còn được gọi là khả năng đồng cảm.
b. Tính chất của ngôn ngữ: Trong giao tiếpnhững tính chất của ngôn ngữ như
nhịp điệu, âm điệu, ngữ điệu… cũng đóng vai trò rất quan trọng. Có người mới
trông vào “cái gì trông cũng được” nhưng khi họ thốt ra những tiếng chát chúa hay
quyến rũ làm cho người nghe cảm tình ngay, mặc dù dung mạo không lấy gì làm khả ái.
Trong khi nói, chúng ta cần chú ý tới ngữ điệu. Lời nói có được rõ ràng, khúc chiết hay không, phụ thuộc nhiều vào cách nhấn giọng. Nhờ cách nhấn giọng, người
nói có thể làm cho người nghe chú ý đến những lời nói của mình. Muốn nhấn giọng cho đúng phải hiểu rõ mình nói những gì và suy nghĩ, đắn đo từng lời một. Biết
nhấn mạnh những lời quan trọng và để những lời nói phụ lướt đi.
Hai yếu tố khác có thể làm thay đổi ý nghĩa lời nói là cách uốn giọng và ngữ điệu. Trong lúc nói phải có lúc lên giọng, xuống giọng, lúc nhặt, lúc khoan, lúc nói
nhẹ, lúc gằn từng tiếng thì lời nói mới nổi bật lên
c. Điệu bộ khi nói: Điệu bộ là những cử chỉ của tay chân và vẻ mặt. Có khi vừa
nói vừa chỉ, vừa nói vừa nhìn chằm chằm, vừa nói vừa liếc… Thường điệu bộ phụ
hoạ theo lời nói để giúp thêm ý nghĩa cho nó. Tuy nhiên, việc sử dụng điệu bộ khi
nói cũng phải phù hợp với phong tục, tập quán, nền văn hoá… Những cử chỉ, điệu
bộ tự nhiên là đáng yêu nhất, đừng gò ép mình bắt chước điệu bộ của người này hay
người khác.
2. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
a. Nét mặt: Trong giao tiếp, nét mặt biểu lộ thái độ, cảm xúc của con người.
Các công trình nghiên cứu thống nhất rằng nét mặt của con người biểu lộ sáu cảm
xúc: Vui mừng, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tưc giận và ghê tởm. Ngoài tính biểu cảm,
nét mặt còn cho ta biết ít nhiều về cá tính con người. Người có nét mặt căng thẳng thường là người dứt khoát, trực tính; người có nét mặt mềm mại ở vùng miệng thì hoà nhã, thân mật, biết vui đùa và dễ thích nghi trong giao tiếp.
b. Nụ cười: Trong giao tiếp người ta có thể dùng nụ cười để biểu lộ tình cảm, thái độ của mình. Con người có bao nhiêu kiểu cười thì có bấy nhiêu cá tính. Có cái
cười tươi tắn, hồn nhiên, đôn hậu, có cái cười chua chát, miễn cưỡng, có cái cười đồng tình, thông cảm, nhưng cũng có cái cười chế giễu, cười khinh bỉ… Mỗi điệu cười đều biểu hiện một thái độ nào đó, cho nên trong giao tiếp, chúng ta phải tinh
nhạy quan sát nụ cười của đối tượng giao tiếp để biết được lòng dạ của họ.
c. Ánh mắt: Dân gian có câu “đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”, bởi lẽ cặp mắt là
điểm khởi đầu cho tất cả mọi nghiên cứu, quan sát, tìm hiểu, qua ánh mắt con người có thể nói lên nhiều thứ. Ánh mắt phản ánh trạng thái cảm xúc, bộc lộ tình cảm, tâm trạng và ước nguyện của con người ra bên ngoài.
Trong giao tiếp, ánh mắt còn đóng vai trò “đồng bộ hoá” câu chuyện, biểu hiện
sự chú ý, tôn trọng, sự đồng tình hay là phản đối. Ánh mắt trong giao tiếp cũng phụ
thuộc vào vị trí xã hội của mỗi bên. Người có địa vị xã hội cao hơn thường nhìn vào mắt của người kia nhiều hơn, kể cả khi nói lẫn khi nghe.
Ánh mắt của một người còn phản ánh cá tính của người đó: Người có óc thực
tế thường có cái nhìn lạnh lùng, người ngay thẳng nhân hậu có cái nhìn thẳng và trực diện, người nham hiểm, đa nghi có cái nhìn soi mói, lục lọi…
d. Các cử chỉ: Các cử chỉ gồm các chuyển động của đầu (gật đầu, lắc đầu…),
nhất định trong giao tiếp. Thật vậy, chuyển động của đầu có thể là “đồng ý” hay “không đồng ý”, của bàn tay là lời mời, sự từ chối, chống đối hay van xin…
Người ta cũng có thể dùng cử chỉ để điều khiển cuộc giao tiếp, chẳng hạn như
một số vận động của tay và đầu có ý nhắc nhở người đối thoại nói nhanh, chậm,
dừng lại hay giải thích thêm.
e. Tư thế:Tư thế cũng là một trong những phương tiện giao tiếp. Nó có liên quan mật thiết với vai trò, vị trí xã hội của cá nhân. Thường thường, một cách vô
thức nó bộc lộ cương vị xã hội mà cá nhân đang đảm nhiệm. Ví dụ: tư thế ngồi
thoải mái, đầu hơi ngả ra phía sau là tư thế của bề trên, của lãnh đạo. Tư thế ngồi hơi cúi đầu về trước tựa hồ như lắng nghe là tư thế của cấp dưới.
Tư thế có vai trò biểu cảm, có thể nhìn thấy qua tư thế trạng thái tinh thần
thoải mái hay căng thẳng. Những tư thế để mở tay và chân tựa như tạo điều kiện để
tiếp cận, gần gũi cho người đối thoại, phản ánh một thái độ cởi mở, hoà hợp.
f. Diện mạo: Là những đặc điểm tự nhiên, ít thay đổi như tạng người cao hay
thấp, mập hay ốm, mặt vuông hay dài, môi mỏng hay môi dày…, sắc da (trắng hay đen, xanh xao, vàng vọt hay ngăm ngăm…), và những đặc điểm thay đổi được như tóc, râu, trang điểm, trang sức, trang phục…
Diện mạo có thể gây ấn tượng rất mạnh, nhất là lần đầu tiên. Ví dụ: đàn ông cao ráo, có vẻ mạnh khoẻ, sẽ gây ấn tượng tốt hơn là những người thấp bé hay gầy đét; một người “tốt tướng” thường được mọi người tôn trọng từ cái nhìn đầu tiên.
Cách trang sức cũng nói lên nhiều cá tính, văn hoá, nghề nghiệp của một cá nhân. Cách ăn mặt cũng giúp chúng ta đoán được trạng thái tình cảm và các phẩm
chất tâm lý của một người. Người mặc áo rực rỡ thường có tâm trạng vui vẻ, sảng khoái. Người luôn mặc quần áo sáng màu là người thích giao du, hướng ngoại.
Cách ăn mặc cũng phản ánh nghề nghiệp, địa vị, lứa tuổi. Các nghề có đồng
phục đặc biệt biểu hiện quyền lực, vị trí xã hội. Ví dụ: đồng phục không quân, hải quân thường gây ấn tượng mạnh với giới trẻ.
h. Khoảng cách giao tiếp: Khoảng cách giữa hai người giao tiếp nói lên mức độ quan hệ giữa họ. Người thân trong gia đình đứng gần sát nhau. Bạn bè thân thiết
có thể ngồi gần nhau, còn đối với người lạ hay mới quen thì ta thường giữ một
khoảng cách nhất định.
Việc bố trí không gian giao tiếp cũng là một vấn đề được giới nghiên cứu để ý.
Muốn tạo một không khí dân chủ, thoải mái người người ta thường bố trí ngồi theo
bàn tròn để không ai có vị trí trung tâm.
g. Những hành vi giao tiếp đặc biệt: Đó là động tác ôm hôn, vỗ vai, xoa đầu,
khoác tay, bắt tay… Những phương tiện này gọi là đặc biệt vì trong những mối quan
hệ đặc biệt ta mới sử dụng chúng. Chẳng hạn, không phải gặp ai ta cũng có thể ôm hôn được; hoặc ở nước ta, người lớn xoa đầu trẻ con chứ không được phép ngược
lại.
Những cái bắt tay cũng nói lên cá tính và thái độ của hai người đối với nhau:
có cái bắt tay thắm thiết, có cái bắt tay lỏng lẻo, có cái bắt tay gọn gàng, có cái bắt
k. Đồ vật: Khi giao tiếp người ta cũng hay dùng những đồ vật nhất định như: bưu ảnh, bưu thiếp, hình, tặng hoa, tặng quà, đồ lưu niệm… Tất cả những cái đó
cũng đều có ý nghĩa trong việc thiết lập mối quan hệ, biểu hiện tình cảm, thái độ
giữa những người giao tiếp với nhau.
Ở trên chúng ta đã tìm hiểu một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. Cần
chú rằng phần lớn việc sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ chịu ảnh hưởng rất
lớn của các yếu tố văn hoá, đặc điểm dân tộc, phong tục, tập quán. Chẳng hạn, đối
với người Bungary và Thổ Nhĩ Kỳ lắc đầu là tỏ vẻ đồng ý, còn ở Việt Nam thì
ngược lại. Những nước Arập, Mỹ latinh, Nam Âu thường đứng gần nhau và dùng ánh mắt nhiều hơn khi nói chuyện. Nhưng ngược lại, những người Ấn Độ, Pakixtan,
Nhật Bản, Bắc Âu thường đứng cách xa hơn và ít đụng chạm, ít nhìn thẳng vào mắt nhau hơn khi nói chuyện.
CÂU HỎI
1. Phân tích khái niệm, vai trò và cách phân loại giao tiếp.
2. Vì sao anh (chị) cần rèn luyện phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ? P hân
tích nội dung, bản chất và ý nghĩa của các phương tiện phi ngôn ngữ.
3. Theo anh (chị) trong nghệ thuật giao tiếp thì phương tiện giao tiếp nào chiếm ưu thế? Vì sao?
Bài 4: NHỮNG HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP I. Hoạt động nhận thức trong giao tiếp
Khi chúng ta giao tiếp với nhau, chúng ta phải nhận thhức về nhau. Trước
hết là các chủ thể giao tiếp tri giác lẫn nhau: quan sát tướng mạo, vẻ mặt, dáng điệu, tư thế, tác phong, cách ăn mặc, cách trang điểm, ánh mắt, lời nói, nụ cười… Chính
những hình ảnh tri giác này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh giá nhân cách, trình
độ văn hoá, tình cảm của nhau. Khi mới bắt đầu quan hệ, dù thuộc lĩnh vực tình cảm hay kinh doanh, dân gian đều xét đối tượng theo phương ngôn: “Quen sợ dạ, lạ
sợ áo quần”. Những hình ảnh ban đầu về diện mạo bên ngoài, cách ăn mặc để lại
nhiều ảnh hưởng trong giao tiếp sau này. Tuy nhiên những thông tin cảm tính ban đầu không phải bao giờ cũng chính xác, chúng bị nhiều yếu tố chi phối như ấn tượng, các định kiến, định khuôn…, nên thường dẫn đến chỗ chủ quan, thiếu chính
xác. Cho nên muốn hiểu được bản chất bên trong (phẩm chất nhân cách) của đối tượng, chúng ta phải dùng tư duy, tưởng tượng để suy xét, đánh giá, nhận định một cách đầy đủ, chính xác hơn.
Trong suốt quá trình giao tiếp chúng ta luôn luôn tri giác lẫn nhau, và trên cơ
sở những tài liệutri giác đem lại, tư duy giúp chúng ta phán đoán tình hình để lựa
chọn phương án giao tiếp. Chẳng hạn, trong giao tiếp, người này có một cử chỉ, một hành động nào đó đối với ta và ta phải có một cử chỉ hành động đáp lại. Khi đó tình huống đòi hỏi ta phải suy nghĩ, tư duy thật nhanh để quyết định sẽ có cử chỉ hay hành động đáp lại như thế nào là đúng, là tốt, là cao thượng, là tự trọng…
Trong giao tiếp, tư duy còn giúp ta nắm được bản chất của câu nói, của hành
động, nắm được những ý nghĩa sâu xa tiềm ẩn trong chúng. Trong thực tế có những khi người ta “nói vậy chứ không phải vậy”, buộc chúng ta phải suy nghĩ, phải phán đoán mới hiểu được nghĩa đích thực của câu nói.
Tóm lại, trong giao tiếp các bên tham gia phải nhận thức về nhau. Trong
giao tiếp mỗi chúng ta vừa là chủ thể, nhưng cũng vừa là khách thể của quá trình nhận thức, nên ta phải thận trọng trong từng cử chỉ, từng lời ăn tiếng nói, phải tập
nhận thức về người khác (tập khả năng quan sát, tập tính nhạy cảm, phản ứng nhanh
và có khả năng phán đoán tình hình giỏi…)