Ngoài những quả quen thuộc như chuối, táo, cam, thanh long, xoài… thì quả phật thủ là một loại quả đặc biệt từ hình dáng cho tới ý nghĩa. Nó được xem là một vật phẩm mà mọi người muốn dâng tới các vị thần linh tối cao để mong cầu tài lộc, may mắn, sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Ảnh minh họa.
Ý nghĩa quả phật thủ
Theo phân tích của TS.Nguyễn Văn Vịnh (Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Giáo dục) thì loại quả này mang ý nghĩa phật giáo. Từ ngoại hình, quả phật thủ trông giống như hoa sen (biểu tượng tâm linh). Ngoài ra, nó còn giống “ngón tay Phật”, những ngón tay được đưa ra, hơi cong, chụm lại như bông hoa.
Loại quả này trong đời sống tâm linh mang hình tượng cao quý, mang đến bình yên, phước lành cho gia chủ. Do đó, các gia đình thường chọn phật thủ để trưng bày mâm cúng ngày lễ Tết với mong muốn một năm mới an lành, vui vẻ, nhiều tài lộc. Ngoài ra, theo quan niệm xưa, mùi thơm của loại quả này còn có tác dụng quyến rũ, lưu lại trong nhà lâu hơn, giúp phù hộ cho gia đình cả về tài vận lẫn sức khỏe.
Như vậy, dù con người không trực tiếp ăn được như các loại trái cây khác nhưng phật thủ dùng để thắp hương với ý nghĩa tâm linh, mang nét đặc sắc của đạo phật. Chính vì ý nghĩa thật sự đó nên mỗi gia đình cũng nên tùy thuộc vào hoàn cảnh của mình để quyết định có nên thờ cúng trái phật thủ hay không.
Những loại quả các chị em có thể cân nhắc để bày lên ban thờ, tỏ lòng tôn kính với tổ tiên, thần linh.
1. Táo
Trong phong thủy, táo tượng trưng cho sự yên bình và hòa hợp. Loại quả này cũng được ưa chuộng vì màu đỏ của nó mang ý nghĩa tốt lành.
2. Cam
Cam là một trong những loại quả được các gia đình ưa chuộng nhất khi cúng ban thờ. Cam được coi là gửi gắm lời nguyện cầu về may mắn, thành công.
3. Chuối
Chuối mang ý nghĩa là “thu hút”. Vì vậy, nó cũng hay được dùng để thờ cúng. Tuy nhiên, nếu đi tảo mộ hay trong tháng cô hồn, gia đình nên tránh không dùng chuối để tránh “chào đón” các vị khách không mời mà tới.
4. Dưa
Những quả dưa tròn tượng trưng cho sự đoàn kết trong gia đình nên thích hợp để thờ cúng tổ tiên. Bày dưa trên ban thờ ngụ ý mong muốn mọi việc được tròn đầy, hoàn chỉnh, thống nhất.
5. Dứa
Trong tiếng Hán, dứa phát âm nghe như “may mắn đến theo cách của bạn”, vì thế dứa đã trở thành một biểu tượng phong thủy truyền thống cho sự giàu có và may mắn. Khi chuyển nhà, nó là một trong những loại trái cây cần thiết phải chuẩn bị.
6. Đào
Những quả đào hồng hồng từ lâu đã được coi là món ăn của thần tiên. Bày biện đào trên ban thờ ngụ ý xin sức khỏe, sự dẻo dai, trường thọ.
7. Bưởi
Trong tiếng Hán, từ “bưởi” phát âm giống như là “con trai”. Do vậy, mọi người thường bày bưởi để xin lộc về con cái.
8. Lựu
Bên trong quả lựu chứa đầy ắp những hạt con, tượng trưng cho khả năng sinh sản. Cũng giống như bưởi, lựu mang ý nghĩa cầu mong con đàn cháu đống.
Thông tin chỉ mang tính tham khảo!
XEM THÊM
Chuyên gia phong thủy chia sẻ cách đặt tượng Phúc – Lộc – Thọ để gia đạo bình an, tiền vào như nước
Tượng Phúc Lộc Thọ (hay tượng Tam Đa) là một trong những đồ vật phong thủy thường thấy nhất trong mỗi gia đình người Việt …
Thế nào thì gọi là đình, đền, chùa, miếu, phủ?
Tâm linh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của người Việt. Dọc dải đất hình chữ S có rất nhiều địa …
Chuyên gia phong thủy chia sẻ cách lau dọn bàn thờ tránh tán lộc, động tài
Theo văn hóa tâm linh phương Đông, bàn thờ là nơi hiện diện của thần linh mang lại may mắn cho gia chủ. Bởi vậy, …
Ý nghĩa của số lần vái lạy trong văn hóa thờ cúng của người Việt
Trong văn hóa thờ cúng của người Việt số lần vái lạy mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Tùy theo từng trường hợp, chúng …
Tại sao lại đốt vàng mã vào các lễ cúng và giỗ đầu cho người đã khuất?
Dân tộc Việt Nam ta coi “đạo hiếu” là tiêu chuẩn hàng đầu thể hiện trong đạo làm người. Nghi thức tang lễ của người …