Cách chăm sóc gà chọi tơ 6 tháng khá quan trọng. Nó cũng giống như trong độ tuổi dậy thì của con người. Nếu chăm sóc tốt có thể tăng tối đa lực cơ bản và thể chất của gà. Ngược lại nếu không được tẩm bổ kỹ càng thì có thể biến 1 con gà giống tốt thành 1 con gà chọi bình thường. Vì thế hãy chú ý tới giai đoạn này để giúp gà chọi tơ 6-7 tháng có thể đạt max thể chất của mình.
- Cách Chọn Gà Chọi Tơ Hay Dành Cho Sư Kê Mới Chơi
Contents
- 1 Cách chăm sóc gà chọi tơ 6 tháng khỏe mạnh
- 2 Chăm sóc gà chọi tơ 6 tháng cần chú ý điều gì?
Cách chăm sóc gà chọi tơ 6 tháng khỏe mạnh
Cách chăm sóc gà chọi tơ bao gồm cả chế độ ăn uống và luyện tập nên gà đòn Đất Việt xin phép đi sâu vào mặt này nhé.
Quảng Cáo
Thức ăn cho gà chọi tơ
Lượng thức ăn được cho ăn đầy đủ thậm chí cho ăn no thì thôi. Bổ xung các chất thức ăn không chỉ thông thường mà các loại thức ăn thêm. Bởi chúng cần rất nhiều năng lượng cho việc phát triển cơ thể hoàn thiện khung xương và quan trọng là thay lông.
Thức ăn hàng ngày
Đây là lượng thức ăn chính cơ bản của gà. Tất nhiên nếu có điều kiện tự chế biến thức ăn cho chúng là tốt nhất. Còn không thì chúng ta có thể tận dụng những loại thức ăn có sẵn hoặc thức ăn đóng gói của các nhà cung cấp trên thị trường.
Quảng Cáo
Thức ăn chính của chúng là thóc hoặc ngũ cốc. Thóc thì nên là thóc ngâm hoặc ngâm nảy mầm là tốt nhất. Khi đó chúng sẽ giàu năng lượng và vitamin B1 hơn so với bình thường. Ngâm thóc cũng loại bỏ được các hạt lép không ăn được cho gà.
Lượng thức ăn này chiếm 60-70% khẩu phần 1 ngày. Chúng ta có thể chia làm 3 bữa với 2 bữa chính và 1 bữa phụ. Bữa chính vào sáng 6-8h và chiều vào khoảng 4h. Bữa trưa phụ ít hơn thì có thể cho ăn tầm giữa trưa.
Quảng Cáo
Ngoài ra còn có rau xanh là loại thức ăn có thể cho ăn thoải mái và không vấn đề gì. Bao gồm rau xanh và các loại củ quả như cà chua, xà lách, cà rốt. Cẩn thận thì băm nhỏ rau cho gà hoặc ăn cả quả như cà chua, bí đỏ. Ngoài ra có thể luộc cà rốt cho gà ăn để tăng thêm chất cho gà. Một số loại rau mầm, giá đổ cũng cấp khá nhiều vitamin.
Thức ăn cách nhật
Lượng thức ăn tinh không cho ăn thường xuyên mà cho ăn cách nhật. Tức là một tuần chỉ cho ăn từ 2-3 lần là nhiều. Những loại thức ăn này chiếm khẩu phần nhỏ nhưng có thể có nhiều năng lượng, chất dinh dưỡng tốt cho gà chọi tơ.
Lươn trạch thịt bò, thịt lợn… chứa khá nhiều chất canxi, tăng cơ cho gà. Lượng thức ăn này cũng giúp gà chọi tơ sung hơn, máu chiến hơn. Đó là lý do tại sao gà giai đoạn này thường khá máu chiến và máu đạp mái. Loại này có thể cho ăn 2-3 miếng 1 ngày vào buổi trưa là tốt nhất. Băm nhỏ thành từng khúc và cho chúng ăn để tiện cho việc tiêu hóa.
Trứng vịt lộn, cút lộn chứa nhiều chất dinh dưỡng. Vì thế mà có thể luộc cho ăn 2-3 ngày/quả/con. Sẽ giúp tích tụ khá nhiều dinh dưỡng cho gà, nâng cao thể chất gà chọi tơ. Giúp đủ dinh dưỡng để đảm bảo gà chọi được sung và khỏe mạnh, đủ sức thay lông, khô lông nhanh.
Cho ăn đầy đủ là cách chăm sóc gà chọi tơ 6 tháng trở lên đúng đắn nhất. Nhưng chúng vẫn chưa thực sự đầy đủ khi còn thiếu chế độ chăm sóc đi kèm.
Cách vần gà chọi tơ
Khi đã có thể lực sung mãn rồi thì đây là lúc luyện tập cho gà. Do trong giai đoạn này có thể gà đang thay lông nên chúng ta cũng phải xem xét gà như thế nào mà tùy cơ ứng biến. Ví dụ nếu gà chọi đang trong kỳ thay lông thì chúng ta tạm dừng tập luyện những bài tập ảnh hưởng tới lông gà như vần gà chọi, đánh nhau. Ngược lại nếu gà đã khô lông thì có thể tiến hành vần.
Gà đang thay lông
Tạm dừng hết tất cả các bài tập đánh nhau cho gà. Bao gồm các bài tập vần hơi, vần đòn có thể làm gãy lông, rụng lông. Thay vào đó là các bài tập chạy lồng là phù hợp. Tập luyện chủ yếu để tăng phần cơ đùi, cơ bắp liên quan. Những bộ phận này không ảnh hưởng tới hệ thống lông gà.
Gà đã thay lông xong
Khi gà đã thay lông xong thì chúng lại nằm trong một độ tuổi khác nhưng vẫn trong mục gà tơ. Lúc này vần hơi, vần đòn là hết sức hợp lý.
Vần hơi : tiến hành bịt cựa, bịt mỏ và tìm cho gà 1 đối thủ tương ứng về độ tuổi, chiều cao, cân nặng để luyện tập. Nếu mới tập thì chỉ nên để từ 3-4 hồ cho lần đầu tiên và tăng dần vào các lần sau. Mỗi hồ từ 12-15 phút và thời gian nghỉ là 5-7 phút. Cách khoảng 3 – 5 ngày có thể vần hơi 1 lần.
Vần đòn cũng như vần hơi khi cần chuẩn bị bảo vệ cho gà. Các thông số như vần hơi nhưng giãn cách thời gian nghỉ từ 7 ngày cho tới 10 ngày tùy số lượng hồ đánh. Nghỉ ngơi giãn cách ra thì chúng mới có cơ hội phục hồi.
Chi tiết cách vần gà chọi tơ xem tại đây.
Sưởi tắm nắng om bóp
Cách chăm sóc gà chọi tơ 6 tháng không thể bỏ qua các yếu tố này. Chúng giúp cơ thể gà hấp thu được các chất và khiến da gà dày hơn.
Phơi nắng cho gà là cách chăm sóc tốt nhất cho gà chọi tơ 6 tháng hoặc bất cứ độ tuổi nào. Phơi nắng sớm sẽ giúp gà hấp thụ nhiều vitamin D để hấp thụ canxi tốt hơn. Vì thế cố gắng phơi nắng cho chúng trong khoảng thời gian 6-9 giờ sáng.
Phơi nắng buổi trưa, chiều giúp gà có thể cảm thấy thoải mái hơn, hồng hào hơn. Nên kết hợp thêm các bồn cát để gà tắm nắng, vùi cát loại bỏ các côn trùng nhỏ. Nếu nắng gắt thì chỉ nên phơi nắng từ 10-20 phút mà thôi hoặc những nơi có lượng ánh nắng được hạn chế hoặc giảm 1 phần.
Do gà chọi tơ 6 tháng đang trong thời kỳ thay lông nên chúng ta không nên vào nghệ và ra nghệ. Chúng có thể ảnh hưởng tới quá trình thay lông ở gà. Tạm thời hãy để gà hoàn thiện thay lông rồi mới om bóp, vần nghệ nhé.
Chuồng trại cho gà
Cách chăm sóc gà chọi tơ 6 tháng hoặc độ tuổi nào đi nữa cũng cần có hệ thống chuồng trại sạch sẽ. Cần đảm bảo yếu tố thông thoáng, sạch sẽ, nhiệt độ ổn định.
Thông thoáng cao không quá bí và ẩm ướt. Có thể điều chỉnh được độ thông thoáng này bằng các khe, kẽ hoặc lỗ hổng. Khi cần mở ra và không cần thì đóng lại.
Sạch sẽ là yếu tố quan trọng khi các chất bẩn, chất thải phải được loại bỏ hàng ngày. Nên bố trí thêm cát hoặc mùn cưa để hấp thụ các chất này. Tránh sinh ra bệnh tật hoặc mùi khó chịu.
Nhiệt độ ổn định tránh việc quá nóng hoặc quán lạnh đột ngột khiến gà chọi tơ bị bệnh.
Bố trí thêm cát, sỏi để cho gà có thể tắm, phơi nắng hoặc vùi mình trong cát.
Chăm sóc gà chọi tơ 6 tháng cần chú ý điều gì?
Bên trên hầu như là tất cả những gì mà bạn có thể quan tâm về cách chăm sóc gà chọi tơ rồi nhé. Giờ đây là những chú ý mà anh em Quân Lực nghĩ là bạn nên quan tâm đấy.
Hạn chế đánh nhau
Gà chọi tơ đang độ tuổi hăng máu đánh nhau. Vì thế mà chúng ta nên chú ý tách đàn nhốt riêng không cho chúng đánh nhau. Đánh nhau có thể bị hỏng mỏ, hỏng lông, hỏng chân. Vì thế nên tách riêng là tốt nhất.
Cho gà ăn đầy đủ
Như đã nói bên trên thì gà chọi tơ cần rất nhiều năng lượng để phát triển, thay lông. Hãy đảm bảo lượng thức ăn đầy đủ cho gà. Nếu thấy gà thiếu chất gì thì nên tìm cách bổ xung bằng thức ăn hoặc các loại thuốc tương tự.
Không nên nhốt chung khu với gà già
Gà già bằng tiếng gáy có thể áp chế gà chọi tơ. Gây sợ hãi ngay trong tư tưởng của gà và chúng sẽ chậm gáy, gáy ít đi. Vì thế mà nên tách riêng khu ít có tiếng gáy của gà già là tốt nhất. Như thế đảm bảo chiến kê sau này sẽ có tâm lý vững hơn.
Bổ xung các loại vitamin cần thiết
Nếu bạn hiểu rõ về gà hoặc các loại thuốc thì có thể bổ xung cho gà. Đây là trong trường hợp gà bị thiếu nhé. Còn không cứ cho ăn thức ăn là đầy đủ nhất không cần thêm thuốc thang nào cả. Càng uống nhiều càng hại người thêm.
Tẩy giun định kỳ
Giun sán sẽ hấp thụ hết chất của gà chọi tơ vì thế mà chúng ta cần tẩy giun, sán định kỳ thường xuyên. Sử dụng các loại tẩy giun, xổ sán cho gà chọi chuyên dụng. Nhằm hạn chế bệnh tật cũng như gây cho gà còi chậm lớn.
Với những chia sẻ về cách chăm sóc gà chọi tơ hy vọng các bác đã biết cách chăm sóc chiến kê của mình. Giúp gà chọi tơ 6 tháng phát triển mạnh mẽ và khỏe mạnh nhất. Sau khi hoàn thành quá trình phát triển thì bắt đầu tơi giai đoạn vần đánh phù hợp. Hãy đọc thêm nhiều bài viết khác của Gà Đòn Đất Việt chúng tôi nhé!