Là một vị tướng Strength có khả năng di chuyển tốt trong combat cũng như trừ giáp mạnh bậc nhất DOTA 2, Slardar trở thành một hung thần đối với các hero ít máu và không có kĩ năng chạy trốn. Hãy cùng nhau tìm hiểu về những điều cần chú ý khi chơi Sladar qua bài hướng dẫn Guide DOTA 2 sau đây.
1, Thông tin chỉ số
Strength: 21 (+2.8/level) Agility: 17 (+2.4/level) Intelligence: 15 (+1.5/level) Lượng máu gốc (Level 1/25): 549/2202 Mana: 197/923 Sát thương: 51-59 / 138-148 Tầm đánh: Cận chiến Armor: 5.38/16.24 Tốc độ di chuyển: 300
Đánh giá: Có thể thấy rằng Slardar có lượng chỉ số Strength và Agility cộng trên mỗi level khá cao, kết hợp với giáp khởi điểm 5.38 khiến cho hero này sở hữu khả năng chống chịu khá tốt và có thể xông pha lên đầu trong các pha combat. Tuy nhiên, lượng mana thấp sẽ làm bạn phải cân nhắc khá nhiều khi đi lane.
2, Thông tin kĩ năng
Slardar tăng tốc chạy của bản thân nhưng đồng thời cũng nhận thêm nhiều sát thương hơn bình thường. Sát thương nhận thêm: 15% Tốc độ di chuyển tăng thêm: 20/28/36/44% Thời gian tác dụng: 16s Thời gian hồi: 23s Đánh giá: Đây là kĩ năng cho phép Slardar truy đuổi cũng như chạy trốn tốt hơn. Việc không tốn mana để sử dụng cũng là lợi thế để Slardar có thể thoải mái dùng Sprint thoát thân, tuy nhiên nhận thêm 15% sát thương khi sử dụng cũng không phải là hiệu ứng dễ chịu cho lắm.
Slardar dậm mạnh xuống đất, khiến tất cả kẻ địch xung quanh nhận sát thương và bị choáng trong một khoảng thời gian. Sau khi bị choáng, đối phương sẽ bị làm chậm và giảm tốc đánh trong 2 giây tiếp theo. Tầm ảnh hưởng: 350 Sát thương: 50/100/150/200 Tỉ lệ làm chậm: 20% Tốc đánh bị giảm: 20 Thời gian làm chậm: 2s Thời gian làm choáng: 1.6/1.9/2.2/2.5s Thời gian hồi: 8s Mana tiêu tốn: 80/95/105/115 Đánh giá: Đây là kĩ năng gây sát thương và giữ chân đối thủ chính của Slardar. Nếu kết hợp với Sprint hoặc item Blink Dagger, bạn sẽ dễ dàng tiếp cận để làm choáng đối thủ hơn. Thời gian hồi chỉ 8s cũng khá ổn, đủ để bạn sử dụng skill này tới 2 lần trong các combat khi mà 2 bên “cò quay” nhau.
Các đòn đánh của Slardar có tỉ lệ làm choáng và gây sát thương lên đối thủ. Thời gian làm choáng sẽ gấp đôi nếu mục tiêu là creep. Tỉ lệ làm choáng: 10/15/20/25% Sát thương thêm: 60/80/100/120 Thời gian choáng: 1s Đánh giá: Đây là kĩ năng chủ đạo làm nên sự khó chịu của Slardar khi về late game, khiến cho vị tướng này có thể giữ chân đối phương kể cả khi đã hết mana để dùng Slithereen Crush. Nếu bạn may mắn, Slardar có thể đánh làm choáng đối phương liên tục nhiều lần liên tiếp khiến hắn không thể tỉnh mà chạy trốn.
Slardar nguyền rủa một tướng đối phương, cho tầm nhìn trên hắn và đồng thời trừ một lượng lớn giáp của hắn. Tầm sử dụng: 700 Lượng giáp trừ:10/15/20 Thời gian tác dụng: 25s Thời gian hồi: 5s Mana tiêu tốn: 25 Đánh giá: Đây là kĩ năng khiến Slardar trở nên rất mạnh trong giai đoạn giữa game khi mà lượng giáp của các hero còn đang khá thấp, chỉ một lần sử dụng Amplify Damage, bạn sẽ dễ dàng giám sát cũng như tiêu hao toàn bộ lượng giáp của kẻ địch khiến cho các đòn đánh tay lên hắn trở nên “thấm” hơn.
3, Hướng dẫn tăng kĩ năng
Bạn nên tăng tối đa kĩ năng Slithereen Crush trước để lấy khả năng làm choáng cũng như gây sát thương. Kĩ năng Sprint nên được tăng 1 điểm lúc đầu và tăng tối đa về late game. Bash nên được tăng tối đa sau khi đã max điểm vào Slithereen Crush. Ultimate Amplify Damage nên được tăng đúng level.
4, Hướng dẫn mua item
5, Một số lưu ý khi chơi Slardar
– Bạn nên cố gắng “nhẫn nhịn” và farm thật nhanh lên Blink Dagger. Không có item này, khả năng combat của Slardar sẽ không được như ý muốn.
– Lượng sát thương tay cùng khả năng chống chịu tốt sẽ giúp Slardar bám lane farm thoải mái. Ngoài ra, hãy gọi support đảo lane ra gank cũng bạn. Chỉ cần 1 kĩ năng làm chậm hoặc choáng của đồng đội sẽ giúp bạn thoải mái tiếp cận và dùng Slithereen Crush.
– Khi combat, hãy bảo đồng đội “cò quay” giữ vị trí để bạn có thể dùng Ultimate Amplify Damage lên ít nhất 3 mục tiêu phía đối phương rồi mới xông vào đánh.
– Ưu tiên dùng Amplify Damage lên các mục tiêu có khả năng tàng hình và các mục tiêu có thể mở combat để bạn luôn biết được chúng đang ở đâu, có sẵn sàng lao vào combat hay không.
>> Mini Guide DOTA 2: Outworld Devourer – Kẻ “hack não”