Cách chữa gà bị khò khè lên đờm an toàn – đơn giản – hiệu quả.Tình trạng gà bị khò khè nhiều đờm không hiếm gặp khi chăn nuôi gà. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà bị khò khè. Mỗi nguyên nhân sẽ có cách chữa gà bị khò khè lên đờm khác nhau. Tuy căn bệnh này thì không quá nguy hiểm nhưng bà con cũng cần lưu ý tìm cách khắc phục ngay nhé. Tránh làm ảnh hưởng tình trạng tăng trọng đối với gà thịt, hoặc ảnh hưởng khả năng thi đấu của gà chọi.
Dagablv xin mách bà con những cách chữa gà bị khò khè lên đờm, gà bị hen khẹc, gà bị lên đờm khò khè hiệu quả nhất nhé.
Tại sao gà bị khò khè lên đờm?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho gà bị hen khẹc, khò khè tuy nhiên nguyên nhân chính là do hệ hô hấp. Người nuôi có thể tự quan sát đàn gà bằng các nhận biết thông qua các triệu chứng thể hiện bên ngoài của gà. Dưới đây là một vài nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà bị khò khè, chảy nước mũi.
>>> Xem Thêm: TIPS Hay Về Cách Chữa Gà Chọi Bị Rút Gân Mà Sư Kê Phải Biết
Gà bị hen khẹc do thời tiết
Khi thời tiết trở lạnh chính là nguyên nhân làm cho gà bị sổ mũi, hen khẹc. Hoặc khi gà được nhốt ở nơi quá thoáng khí để gió lùa vào nhiều cũng gây ra tình trạng này.
Người nuôi nên tìm cách chữa gà bị khò khè lên đờm ngay tình trạng này. Nếu như để lâu thì bệnh tình có thể xâm nhập sau hơn vào cơ thể gà. Nếu không điều trị tận gốc, sức khỏe của gà sẽ bị ảnh hưởng làm tình trạng bệnh trở nặng, có thể làm chết gà.
Nguyên nhân khiến gà bị khò khè nặng là do:
- Gà bị nhiễm lạnh do thời tiết thay đổi đột ngột.
- Gà bị hen nặng từ lâu, chữa nhưng vẫn còn trùng trong người.
- Gà bị mắc bệnh do lây từ gà trong chuồng.
- Gà bị nhốt trong môi trường chật chội, ẩm thấp.
Chính vì môi trường nuôi nhốt kém chất lượng nên tình trạng gà bị hen rất hay gặp, nhất là trong các trang trại chăn nuôi công nghiệp.
Gà khò khè do bệnh CRD
Gà nếu mắc phải bệnh CRD thì cũng sẽ sinh ra các triệu chứng khò khè, sổ mũi, mắt có bọt, gà há miệng thở. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm do Mycoplasma gallsepticum gây ra. Mầm bệnh lây lan trong những con gà nhiễm bệnh với những con gà khỏe trong đàn.
Để hạn chế ảnh hưởng của dịch bệnh, người nuôi cần quan sát, cách ly và tìm cách chữa gà bị khò khè lên đờm ngay cho những con có biểu hiện bệnh.
>>> Xem Thêm: Cách chữa gà chọi bị đi ngoài dứt điểm mới nhất
Gà chọi đá về không được vỗ đờm
Gà chọi sau khi đi đá về cần phải có cách chữa gà bị khò khè lên đờm, chăm sóc chúng đặc biệt và kỹ càng hơn. Nếu không được vỗ đờm kỹ lưỡng thì chắc chắn sẽ để lại các di chứng về sau.
Trong lúc thi đấu có thể gà dính đòn và bị tình trạng sặc ói, hoặc nuốt phải lông của đối thủ. Sư kê nên chịu khó bỏ thời gian ra chăm sóc cho gà để tránh cho chúng bị hen khẹc.
Những triệu chứng thường gặp khi gà bị khò khè lên đờm
Nhận biết gà bị hen khẹc hay sổ mũi cũng rất dễ. Con vật thường hay ủ rũ, đứng nép vào góc và không chịu vận động. Khi thấy những triệu chứng dưới đây thì các bạn nên tìm cách chữa gà bị khò khè lên đờm ngay nhé!
Gà ủ rũ kém ăn
Khi gặp phải trở ngại trong cơ thể, gà bị ốm thì chúng rất dễ lười vận động. Chúng thường đứng nép vào một góc, rũ cánh. Các hoạt động bình thường dường như bị ngưng trệ tất cả, chỉ khi lùa chúng thì chúng mới chạy được một chút.
Gà bỏ ăn, kém ăn, không chịu ăn, gà bị hen khẹc vảy mỏ. Khi gà bị bệnh thường có dấu hiệu chán ăn, hô hấp và tắc mũi khiến gà không muốn ăn. Gà bị đờm gáy không ra tiếng, khi có đờm vướng ở cổ làm thức ăn khó có thể đi qua được và mắc lại ở đây. Cho nên gà càng ngày càng gầy yếu và kèm theo triệu chứng hen khẹc.
Lông xơ xác, rụng lông
Do tình trạng gà không ăn dẫn đến việc bị thiếu dinh dưỡng, lông của chúng sẽ không còn đẹp nữa, trở nên xơ xác thậm chí là rụng nhiều. Vị trí ở phần lông cánh và lông đuôi chính là nơi dễ dàng bị rụng đầu tiên.
Đi ngoài phân lỏng, màu xanh trắng
Với những con gà bị khò khè hen khẹc thường có biểu hiện tiêu chảy, phân thường ở dạng lỏng, có màu xanh hoặc trắng.
Mắt gà lim dim, ủ rũ cả ngày do cơ thể của gà không khỏe nên các cơ quan chức năng cũng bị ảnh hưởng.
Đường tiêu hóa của chúng cũng bị vấn đề dẫn đến việc bị tiêu chảy, phân xanh trắng. Người nuôi có thể xem xét việc này rất dễ dàng tại vị trí nuôi nhốt đàn gà. Vậy cách chữa gà bị khò khè lên đờm như thế nào?
Gà há miệng thở khó khăn
Do đờm làm tắc khí quản, không khí khó đi qua được cho nên việc hô hấp của chúng trở nên khó khăn. Có thể thấy gà rướn cổ thở khá khó khăn, nước mũi chảy nhiều làm gà khò khè và hay lắc đầu.
Gà bị khó thở, có đờm trong mũi và họng, luôn thở khò khè. Lúc này bệnh của gà đã rõ hơn, đờm đặc chiếm trọn cổ gà, khiến hô hấp bị khó khăn.
Nguyên nhân khiến gà bị khò khè lên đờm
Thực chất, nguyên nhân chính khiến gà bị khò khè là do vi khuẩn Mycoplasma Galliseptium gây ra. Bởi loài virus này sẽ phát triển nhanh chóng nếu như những bé gà bị thiếu chất dinh dưỡng, thể chất ốm yếu, chưa được tiêm đầy đủ các loại vacxin hay thậm chí là thời tiết thay đổi đột ngột.
Sau đây, dagablv sẽ chia sẻ đến các bạn về giai đoạn mà vi khuẩn Mycoplasma tồn tại và gây bệnh cho gà như:
- Chúng có thể sống được tới 3 ngày nếu ra khỏi cơ thể của gà.
- Hay chúng có thể tồn tại và sống đến tận 5 ngày nếu ở trong chất nhầy của gà.
- Ngoài ra, chúng có thể sống sót trong lòng đỏ trứng gà lên đến 18 ngày lận đấy.
Bên cạnh đó, gà có thể bị khò khè do các nguyên nhân chủ yếu như sau:
Gà bị khò khè do nhiễm lạnh
Nếu như khu vực chuồng nuôi không được che chắn kỹ thì tất nhiên gà sẽ bị cảm lạnh, xổ mũi, chảy mũi sụt sùi, khò khè khi thời tiết chuyển lạnh. Nếu các bạn không điều trị kịp thời thì gà sẽ bị nhiễm lạnh và khiến bệnh trở nặng hơn đấy.
Gà bị khò khè do hen
Có thể nói gà bị hen là nguyên nhân chính khiến gà khó thở, khò khè do thay đổi thời tiết cũng như do gà không được vỗ hen, vỗ đờm thường xuyên sau các trận thi đấu.
Gà bị khò khè do khu vực chuồng nuôi
Nếu như khu vực chuồng nuôi gà chật chọi, ẩm ướt, dơ bẩn thì sẽ khiến những chú gà bị tiêu chảy cũng như kèm theo các triệu trứng mãn tính khác như: khò khè, ủ rũ, khó thở.
Gà bị khò khè do di truyền
Rất có thể gà bị nhiễm là do lây từ mẹ sang con bởi trứng của gà bị nhiễm virus Mycoplasma và khiến những chú gà con khó thở, khò khè.
Gà bị khò khè do không khí bị nhiễm khuẩn
Nguyên nhân chính khiến gà bị khò khè là do những máng ăn, máng uống, thức ăn thừa chưa được dọn dẹp sạch sẽ. Vì vậy, bạn nên sát khuẩn vệ sinh chuồng trại cũng như những dụng cụ liên quan nhé.
Cách chữa gà bị khò khè lên đờm
Sau khi đã tìm hiểu được lý do làm cho gà bị hen khẹc, cần phải gấp rút tìm cách chữa gà bị khò khè lên đờm dứt diểm càng nhanh càng tốt.
Cách chữa gà bị khò khè lên đờm bằng thuốc tây đặc trị
Trường hợp gà bị khò khè nhẹ thì có thể dùng các loại thuốc đặc trị sổ mũi cho gà như sau:
Cách chữa gà bị khò khè lên đờm bằng thuốc Ery
Thuốc Ery là loại thuốc chuyên trị gà bị khò khè hen khẹc ở gà. Với thể bệnh nhẹ, bà con có thể sử dụng theo cách chữa gà bị khò khè lên đờm như:
Trong 2 ngày đầu sử dụng thuốc cho gà 1 viên chia làm hai nửa sáng và chiều. Đến ngày thứ 3 thì cho gà uống thuốc 1 viên vào bữa sáng. Chú ý chỉ nên sử dụng trong vòng 3 ngày, nếu gà không thuyên giảm thì chuyển qua sử dụng thuốc hen Thái.
Cách chữa gà bị khò khè lên đờm bằng thuốc hen Thái
Nếu tình trạng gà bị hen khẹc trở nặng, bà con nên dùng cách chữa gà bị khò khè lên đờm bằng thuốc hen đỏ của Thái. Loại thuốc hen của Thái là thuốc chuyên đặc trị gà khò khè sổ mũi tuy nhiên chỉ nên sử dụng thuốc ở trường hợp gà đã bị bệnh nặng.
Chú ý sử dụng cách chữa cho gà bị đờm khò khè theo đúng liều lượng hướng dẫn và dựa theo sức khỏe của gà, không sử dụng quá liều nhằm hạn chế gà bị sốc thuốc.
Thuốc trị khò khè cho gà Ampi-Coli Pharm
Đây được xem là 1 trong những loại thuốc chuyên điều trị các bệnh cho gà như: gà bị tiêu chảy, tụ huyết trùng ở gà, bệnh toi gà, gà bị khò khè, bệnh gà rù.
Vì vậy, thuốc Ampi-Coli Pharm – cách chữa gà bị khò khè lên đờm được sử dụng tại đa số các trang trại chăn nuôi gà bởi chúng có công dụng cũng như thành phần cần thiết cho gà như:
Thuốc trị khò khè cho gà Cefa XL.Gold
Đây được xem là 1 trong những loại thuốc chuyên trị khò khè, tiêu chảy và hen khẹc cho gia cầm dưới dạng tiêm. Hiện nay, các bạn có thể tìm mua loại thuốc này tại các cơ sở cũng như nhà thuốc thú y vì chúng tương đối phổ biến:
Thuốc trị khò khè cho gà D.T.C VIT Max Pro
Dòng thuốc D.T.C Vit Max Pro chuyên đặc trị sổ mũi, khò khè cũng như tăng cường sức đề kháng cho những chú gà nên được các trang trại lớn nhỏ tin tưởng và sử dụng. Bởi chúng có tác dụng tương đối cao và hiệu quả khi sử dụng cho những bé gà bị nhiễm bệnh đấy.
Thuốc trị khò khè cho gà DANOCIN 180
Chắc hẳn các anh em đã từng nghe đến tên Danocin 180 – đây là loại thuốc trị khò khè cho gà chỉ với 1 liều duy nhất đấy. Dagablv sẽ chia sẻ đến các bạn cách chữa gà bị khò khè lên đờm với công dụng, thành phần cũng như hướng dẫn sử dụng loại thuốc đặc trị khò khè chuẩn nhất:
Thuốc trị khò khè cho gà DOGEN-PHARM
Đây cũng là 1 loại thuốc trị khò khè cho gà được đánh giá tương đối cao bởi chúng mang lại hiệu quả rất tốt. Các bạn hãy cùng tham khảo 1 số công dụng quan trọng nhất của thuốc Dogen-Pharm nhé:
Thuốc trị khò khè cho gà B52/AMPI-COL – Cách chữa gà bị khò khè lên đờm
Dòng thuốc B52/ Ampi- Col sẽ là dòng thuốc chuyên đặc trị bệnh khò khè cho gà và được sử dụng đa dạng tại các trang trại chăn nuôi gà.
Tóm lại, cách chữa gà bị khò khè lên đờm tùy theo độ nặng nhẹ mà sử dụng các loại thuốc sao cho phù hợp. Người nuôi có thể pha với nước hoặc trộn trực tiếp vào thức ăn và tiến hành cho gà ăn.
Còn nếu tình trạng gà bị biếng ăn quá nặng, hãy nhét trực tiếp vào miệng của gà để chúng nuốt. Không nên dùng kháng sinh trong thời gian quá dài và tất nhiên chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh dưới 2 tuần thôi nhé. Nếu như là gà thương phẩm thì nên ngưng dùng thuốc trước khi xuất bán từ nửa tháng đến 1 tháng.
Xem bài viết liên quan:
Cách chữa gà bị ốm trong
Cách chữa gà chọi bị mốc
Cách chữa gà bị khò khè lên đờm theo cách dân gian
Ngoài cách chữa gà bị khò khè lên đờm bằng kháng sinh thì còn có các loại thuốc dân gian an toàn với sức khỏe của gà đấy. Không lo tồn đọng kháng sinh trong thịt thương phẩm. Bà con có thể tham khảo mẹo dùng một vài bài thuốc hiệu nghiệm sau:
Cách chữa gà bị khò khè lên đờm bằng lá trầu không
Với cách chữa gà bị khò khè lên đờm bằng lá trầu không, vừa đơn giản vừa rẻ tiền và nguyên liệu cũng dễ tìm. Bà con dùng lá trầu không giã nát cùng với ít hạt muối gà và trộn trực tiếp vào thức ăn cho gà.
Chữa khò khè cho gà bằng lá trầu không giúp điều trị tình trạng gà chọi bị khó thở, hen khẹc nhanh chóng và dứt điểm. Cùng với việc sử dụng lá trầu không thì cũng nên chăm sóc đặc biệt để chúng nhanh hồi phục thể trạng.
Cách chữa gà bị khò khè lên đờm bằng tỏi
Tỏi cũng là một vị thuốc để điều trị bệnh hen khẹc khá hiệu quả. Ngay khi phát hiện bệnh thì phải có cách chữa gà bị khò khè lên đờm lập tức thì công dụng của tỏi mới phát huy tốt nhất có thể.
Khi tình trạng bệnh còn nhẹ, bà con cho gà ăn trực tiếp tỏi với liều lượng vừa đủ. Người nuôi có thể giã nát tỏi hoặc băm nhỏ trộn với thức ăn. Đồng thời tăng thêm lượng thức ăn cho gà để hỗ trợ cũng như tăng cường sức đề kháng cho chúng.
Mỗi ngày có thể sử dụng tỏi đập dập từ 2 – 3 lần, mỗi lần là 1 tép tỏi. Còn nếu đơn giản hơn thì dùng 1 tép tỏi đập dập pha với 1 lít nước, cho gà uống 2 ngày/ lần. Có thể tăng giảm theo tình trạng nặng nhẹ của bệnh.
Đối với cách chữa gà bị khò khè lên đờm khi đã nặng hơn thì phải thực hiện theo phương pháp khác nhé. Bạn cần bổ sung thêm các loại mồi tươi cho gà, nhưng không nên cho chúng ăn chất tanh. Sau bữa ăn thì giã nhuyễn 1 tép tỏi nhét thẳng cho gà nuốt. Hoặc có thể sử dụng rượu tỏi đã ngâm và cho gà uống cũng được.
Khi điều trị nên cho gà ở riêng một khu thông thoáng. Không nên nôn nóng mà cho gà ăn quá nhiều một lần, phải kiêng nhẫn dùng tỏi từ từ để tình trạng bệnh thuyên giảm. Kết hợp thêm các loại thuốc bổ trợ sức cho đàn gà để nhanh chóng khỏi bệnh.
Bạn có thể mua thuốc trị khò khè ở đâu?
Để mua các loại thuốc trong cách chữa gà bị hốc trên, bạn có thể đến các địa điểm trên:
- Tiệm thuốc thú y
- Cửa hàng thuốc chuyên về chăn nuôi
- Các cửa hàng thương mại điện tử
- Liên hệ trực tiếp với thú y
- ….
Đây là những địa điểm bạn có thể mua thuốc chính hãng rẻ má chất lượng nhất. Trong quá trình cũng lưu ý là cách ly những cá thể bị bệnh để theo dõi và xử lý. Đồng thời vệ sinh chuồng trại để gà có môi trường sinh trưởng tốt nhất. Bên cạnh đó, bạn còn vỗ dãi để bỏ lông và mầm bệnh giúp gà nhanh chóng khỏe mạnh trị khò khè lên đờm.
Phòng bệnh gà bị khò khè lên đờm
Không nên để gà bị bệnh rồi mới chữa trị mà hãy cố gắng phòng bệnh cho gà trước. Bà con có thể thực hiện các biện pháp phòng bệnh khò khè lên đờm cho gà như sau:
- Chuồng trại cần được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.
- Nếu vào mùa đông, bà con nên chú ý giữ ấm cho gà, có thể bật thêm đèn sưởi.
- Cho gà ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng.
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho gà để phòng bệnh.
- Sau khi gà thi đấu về thì nên chăm sóc cẩn thận, vỗ đờm, om bóp đúng cách cho gà chọi.
- Sử dụng các loại vitamin và thuốc kháng sinh nhằm nâng cao sức đề kháng và hạn chế các bệnh ở gà.
- Đặc biệt, bạn nên che chắn chuồng nuôi gà thật kỹ nhằm hạn chế tối đa gà bị nhiễm lạnh mỗi khi trời lạnh hay thời tiết thay đổi bất chợt.
- Bạn cần kiểm tra, băng bó cũng như rửa sạch vết thương của những chú gà sau khi tham gia trận đấu.
- Chú ý quan sát và cách ly ngay những chú gà nhiễm bệnh nhằm hạn chế lây lan và ảnh hưởng đến sức khỏe của cả đàn.
Trên đây chúng tôi đã tổng hợp được các nguyên nhân khiến gà bị khò khè cũng như những cách chữa gà bị khò khè lên đờm hiệu quả. Bà con có thể áp dụng các loại thuốc tây hoặc các bài thuốc dân gian để điều trị bệnh cho gà. Tuy nhiên, ngoài cách chữa gà bị khò khè lên đờm thì cũng nên đặt việc phòng bệnh lên hàng đầu. Bởi vì một khi gà đã nhiễm bệnh thì ít nhiều cũng sẽ làm ảnh hưởng sức khỏe và thể trọng của chúng.
- Website : dagablv.com
- Fanpage: dagatructiep
- Email: ad.dagablv@gmail.com