Đề bài: Cách làm bài văn thuyết minh hay
Cách làm bài văn thuyết minh hay
1. Ôn tập lại kiến thức về văn thuyết minh
a. Khái niệm
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp tri thức về: đặc điểm, tính chất, nguyên nhân…của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
b. Yêu cầu:
– Nội dung: Đơn vị kiến thức được trình bày, giới thiệu trong bài văn thuyết minh cần đảm bảo tính xác thực, khách quan.- Hình thức: Ngôn ngữ rõ ràng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
c. Bố cục: 3 phần
– Mở bài: Giới thiệu về đối tượng thuyết minh- Thân bài: Giới thiệu chi tiết: Nguồn gốc, Đặc điểm, Cấu tạo, công dụng/ý nghĩa…- Kết bài: Đánh giá khái quát về đối tượng
2. Các phương pháp làm bài văn thuyết minh
Để bài văn thuyết minh thuyết phục, hấp dẫn với người đọc, khi viết bài các em có thể áp dụng 6 phương pháp sau:
a. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích: Nêu định nghĩa hoặc giải thích về những hiện tượng, vấn đề nhằm làm sáng tỏ, tường minh về ý nghĩa. Phương pháp này thường sử dụng câu trần thuật có từ “là”.
Ví dụ: Nồi cơm điện là một thiết bị gia dụng tự động dùng để làm chín cơm, một chiếc nồi cơm điện bao gồm một nguồn nhiệt, một nồi nấu, một thiết bị cảm ứng nhiệt và vỏ ngoài.
b. Phương pháp liệt kê: Chỉ ra các đặc điểm, tính chất, phương diện của đối tượng cần thuyết minh theo một trình tự nhất định.
Ví dụ: Cây phượng đã trở thành một nguồn cảm hứng dào dạt cho lĩnh vực nghệ thuật. Chúng ta có thể nhắc đến các bài hát nổi tiếng như “Phượng buồn”, “Phượng hồng”, “Nỗi buồn hoa phượng”,…hay trong những vần thơ của Quốc Phương, Bùi Đức An,…
c. Phương pháp nêu ví dụ: Là phương pháp đưa vào những dẫn chứng cụ thể, sinh động nhằm tăng tính thuyết phục cho bài thuyết minh.
Ví dụ: Cây lúa cũng thường trở thành đề tài chính trong các tác phẩm nghệ thuật và cả trong văn học dân gian. Ví như bài hát nổi tiếng Hát về cây lúa hôm nay của nhạc sĩ Hoàng Vân là bài hát bất hủ ngợi ca cây lúa, đồng thời gián tiếp ngợi ca cách mạng, cổ vũ tinh thần xây dựng đất nước của nhân dân cả nước, hay bài thơ quen thuộc Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa với những vần thơ giàu ý nghĩa biểu tượng.
d. Phương pháp dùng số liệu: Đưa ra những con số cụ thể để tăng tính thuyết phục cho bài viết.
Ví dụ: Theo con số điều tra gần đây, trung bình cứ một người bán thịt một ngày dùng 1kg túi ni lông, một khu chợ xép nhỏ hàng ngày cũng thải ra đến 300kg túi ni lông. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc trung bình cứ một người thì một ngày sử dụng tám túi ni lông, một phút có khoảng một triệu túi ni lông được dùng
e. Phương pháp so sánh: So sánh đối tượng thuyết minh với những vật gần gũi trong cuộc sống để giúp người đọc dễ hình dung, tiếp cận nhanh với vấn đề.
Ví dụ: Những bông lúa trĩu nặng, vàng ươm dưới ánh mặt trời khiến cánh đồng quê trở nên đẹp lung linh như dát vàng. Lúc đấy, lúa đã sẵn sàng chờ con người đến cắt mang về.
f. Phương pháp phân loại, phân tích: Phương pháp này thường được áp dụng đối với những đối tượng đa dạng, có nhiều khía cạnh cần thuyết minh.
Ví dụ: Quan họ là một loại hình văn hóa đặc sắc, vẫn còn được phát triển cho đến ngày nay, ở nó còn lưu giữ những vẻ đẹp truyền thống xa xưa, nhưng đến hiện tại đã được những người tiếp nối phát triển và sáng tạo ra những cái mới để quan họ không bị lạc hậu so với thời đại.
3. Cách làm bài văn thuyết minh
Căn cứ vào từng đối tượng thuyết minh, các em có thể xác định nội dung, hình thức cho bài văn thuyết minh như sau:
a. Đối tượng thuyết minh là một địa điểm (Di tích lịch sử, Danh lam thắng cảnh)
– Vị trí địa lí- Lịch sử hình thành- Tên gọi (Sự thay đổi về tên gọi giữa các giai đoạn lịch sử nếu có), ý nghĩa của tên gọi.- Những cảnh quan đẹp nổi tiếng của địa điểm cần thuyết minh.- Những truyền thống văn hóa, lịch sử gắn liền với địa điểm ấy.
b. Đối tượng thuyết minh là đồ vật:
– Cấu tạo của đồ vật- Đặc điểm của đồ vật- Lợi ích/công dụng của đồ vật trong cuộc sống- Tính năng hoạt động- Hướng dẫn cách sử dụng, cách bảo quản đồ vật
c. Đối tượng thuyết minh là một tác phẩm văn học
– Tác giả- Hoàn cảnh sáng tác- Bố cục (Nội dung của từng phần)- Chỉ ra những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
d. Đối tượng thuyết minh là một thể loại văn học:
– Định nghĩa về thể loại văn học- Chỉ ra đặc điểm:+ Số câu chữ+ Cách gieo vần+ Cách ngắt nhịp+ Cảm nhận về nhạc điệu, cảm xúc được thể hiện qua thể loại ấy.
e. Đối tượng thuyết minh về một loài vật
– Nguồn gốc- Đặc điểm- Đặc tính sinh học- Lợi ích
f. Đối tượng là một danh nhân văn hóa
– Thời đại sinh sống- Gia đình và sự nghiệp- Những đóng góp cho nền văn hóa, lịch sử- Đánh giá về danh nhân ấy.
g. Đối tượng là một món ăn/ đặc sản vùng miền
– Nguồn gốc- Ý nghĩa tên gọi- Đặc điểm về màu sắc, hương vị món ăn- Cách thức chế biến, thưởng thức
https://thuthuat.taimienphi.vn/cach-lam-bai-van-thuyet-minh-hay-58767n.aspx Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn các em cách làm bài văn thuyết minh với từng dạng bài cụ thể, bên cạnh nội dung văn Thuyết minh, các em có thể củng cố thêm kĩ năng viết bài miêu tả, nghị luận, viết đoạn văn của mình qua việc tham khảo những nội dung sau: Cách viết bài văn nghị luận xã hội, Cách viết bài cảm nhận về một tác phẩm thơ, văn, Phương pháp phân tích bài thơ, đoạn thơ đạt điểm cao, Cách viết một đoạn văn hay.