Khi có ý định nuôi gà chọi chiến, hẳn nhiên các sư kê sẽ phải bận tâm rất nhiều vấn đề liên quan. Tuy nhiên nhìn chung thì các nỗi bận tâm đó đều xoay quanh một số vấn đề như: Làm sao để gà phát triển nhanh? Làm sao để hạn chế tối đa tình trạng gà bị bệnh trong suốt quá trình phát triển?. Theo kinh nghiệm từ những người nuôi gà chọi lâu năm thì việc chăm sóc gà không đơn giản. Chế độ dinh dưỡng, tập luyện sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của gà. Đặc biệt với những chú gà tuổi còn nhỏ thì việc chăm sóc lại càng phải để tâm hơn bao giờ hết. Ngay sau đây là tổng hợp của chúng tôi về một số phương pháp nuôi gà chọi 4 tháng tuổi khỏe mạnh.
Contents
Đặc điểm của gà chọi 4 tháng tuổi
Giai đoạn này được xem như là giai đoạn “dậy thì” của những chú gà chọi. Những chú gà trống bắt đầu học gáy. Đối với gà mái thì phát triển buồng trứng. Trong giai đoạn này gà sinh trưởng rất mạnh. Quá trình thay lông cũng bắt đầu. Lông cánh và lông thân bắt đầu phát triển nhưng chưa đủ để phủ kín thân gà. Thời kỳ này, gà con cũng bắt đầu thể hiện mình nên cần nhốt riêng để tránh đánh nhau gây thương tích.
Cách nuôi gà chọi 4 tháng tuổi chuẩn khoa học
Chế độ dinh dưỡng
4 -5 tháng tuổi là lúc gà bắt đầu vào giai đoạn trưởng thành, ăn khỏe, lông bắt đầu mọc. Các tiếng gáy cũng bắt đầu xuất hiện. Do vậy thành phần chất dinh dưỡng phải được bổ sung đủ và đúng để giúp cho cơ thể gà săn chắc, vừa vặn mà lại không quá béo. Chất dinh dưỡng trong cách nuôi gà chọi 4 tháng tuổi sẽ được chia thành hai giai đoạn.
– Giai đoạn 1: Gà được 2 tháng tuổi và bắt đầu loại bỏ dần cám công nghiệp
+ Cám gạo (có thể xen lẫn với cơm): 10%
+ Ngô: 20%
+ Thóc, lúa: 30%
+ Cá tươi nấu chín: 20%
+ Các loại rau xanh ( rau muống, xà lách, giá, cà chua…): 20%
+ Một số loại vitamin: A, D, E, C..
– Giai đoạn 2: Gà từ 3-4 tháng tuổi
Trong giai đoạn này gà sinh trưởng rất mạnh, quá trình thay lông cũng bắt đầu. Do vậy các chất được bổ sung nhiều hơn rất nhiều, đặc biệt là lượng protein
+ Thóc, lúa: 0,25 kg
+ Rau xanh: 0,2 kg
+ Sâu superworm hoặc dế: 10-15 con
+ Lươn nhỏ: 7-10 con
+ Thịt bò: 0,1 kg
+ Tép: 0,1 kg
+ Bổ sung các loại vitamin
Khi gà chọi 5 tháng tuổi trở lên thì hàm lượng protein cần được tăng lên theo thời gian để gà luôn đảm bảo đủ chất, thể lực xung mãn nhất.
Phòng bệnh cho gà
Chế độ dinh dưỡng cần phải được kết hợp nhuần nhuyễn với cách phòng bệnh nếu không rất dễ tạo điều kiện cho mầm bệnh lây lan, ảnh hưởng đến sức khỏe và thể trạng của gà. Cách phòng bệnh cho gà thường được áp dụng trong cách nuôi gà chọi 4 tháng tuổi và những ngày sau này thường đến từ các yếu tố sau:
– Khử trùng dọn dẹp tấm đệm lót rải chuồng để tránh cho vi trùng ký sinh và ruồi muỗi hoành hành nơi ở của gà.
– Sân chơi thoáng mát được làm sạch bằng vôi theo định kỳ
– Tẩy giun, sán cho gà
– Thường xuyên thả gà cho ra tắm nắng để cho sức khỏe dẻo dai và di chuyển linh hoạt hơn.
– Tiêm Vắc-xin phòng một số bệnh nguy hiểm
– Qúa trình luyện tập cho gà đá nên bắt đầu từ tháng thứ 7.
Cách nuôi gà chọi 4 tháng tuổi là một trong những yếu tố nâng bước trong những chặng đường tiếp theo trong quá trình đúc gà. Nếu trong giai đoạn này gà được phát triển tốt với sức khỏe đến từ bên trong và ngoại hình bên ngoài thì sau 7 tháng gà có thể hoàn toàn bước vào giai đoạn luyện tập khắc nghiệt nhất do sư kê đưa ra.
Với các kiến thức được chia sẻ như ở trên thì hy vọng rằng sẽ giúp cho nhiều người chú trọng và quan tâm hơn nữa đến quá trình đúc chiến kê ở giai đoạn non nớt nhất.
Nguồn: Dagatructuyen.com
Bệnh thường gặp ở gà chọi, Kinh nghiệm nuôi gà đá, Nuôi gà chọi nhỏ, Phòng bệnh gà chọi