Kỹ thuật quấn dây motor đóng vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động và năng suất làm việc của motor. Mỗi loại motor khác nhau lại có cách quấn khác nhau, chỉ khi áp dụng đúng cách quấn thì thiết bị mới có thể hoạt động hiệu quả. Nếu quý khách vẫn không biết cách thức quấn motor 1 pha, 3 pha hay cách tính dây quấn motor thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi.
CÔNG TY TNHH MTV THIẾT BỊ TRUYỀN ĐỘNG VĨNH THÀNH với mục tiêu hàng đầu trở thành nhà cung cấp luôn đem lại những sản phẩm chất lượng và uy tín nhất cho quý khách, chúng tôi nỗ lực mang đến trải nghiệm tốt nhất cho quý khách khi sử dụng các sản phẩm máy móc thiết bị điện tại công ty.
Hướng dẫn kỹ thuật quấn dây motor đơn giản
Hướng dẫn kỹ thuật quấn dây motor đơn giản
Ngày nay, con người sản xuất ra các loại động cơ điện xoay chiều khác nhau với đa dạng tính năng và công suất. Theo sơ đồ nối điện, động cơ điện được chia ra làm 2 loại chính đó là động cơ điện xoay chiều 1 pha và động cơ điện xoay chiều 3 pha.
Cách quấn motor 1 pha
Motor 1 pha là loại động cơ dây quấn stato chỉ có một cuộn dây pha. Nguồn cấp của loại motor này gồm một dây pha và một dây nguội. Hiện nay, motor 1 pha được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghiệp, nông nghiệp, quảng cáo,… Do đó, việc biết cách quấn motor 1 pha là vô cùng cần thiết.
Cách quấn motor 1 pha
Hướng dẫn kỹ thuật quấn dây motor 1 pha cụ thể như sau:
– Kỹ thuật quấn dây motor khá đơn giản sau khi tháo rời phần roto khỏi stato. Tại stato, cuộn LV nằm bên trong có kích cỡ dây lớn hơn kích cỡ cuộn KD. Cần xác định đúng đầu nối để biết được đâu là cuộn LV và đâu là cuộn KD. Thường thì những người thợ dày dặn kinh nghiệm có thể xác định đầu nối ngay khi vừa nhìn vào. Tuy nhiên, vì không phải dân sửa chữa chuyên nghiệp nên quý khách cần dùng đến đồng hồ đo. Cuộn có điện trở nhỏ là cuộn LV, lớn hơn là cuộn còn lại – cuộn KD.
– Khi đã xác định đúng đầu nối, tiến hành quấn dây motor như sau:
- Bắt đầu đấu 2 đầu nối bất kỳ của 2 cuộn KD và LV vào với nhau rồi nối tiếp ra một dây nguồn khác.
- Đầu dây còn lại của cuộn LV nối với đầu dây nguồn còn lại và một bên má tụ. Đầu dây còn lại của cuộn KD nối với má tụ còn lại là hoàn thành.
– Trong trường hợp động cơ bị quay ngược chỉ cần giữ nguyên một cuộn, đảo lại đầu cho cuối cuộn còn lại là được.
Cách quấn motor 3 pha
Động cơ điện 3 pha hay motor 3 pha vốn có chức năng chuyển đổi nguồn năng lượng điện thành nguồn năng lượng cơ và cung cấp momen lực. Với ưu điểm lắp đặt và điều khiển dễ dàng, chi phí vận hành cũng như giá thành thấp nên động cơ điện 3 pha được sử dụng rất phổ biến trong các loại máy móc, thiết bị của ngành công nghiệp.
Cách quấn motor 3 pha
Hướng dẫn kỹ thuật quấn dây motor 3 pha cụ thể như sau:
Quy trình 1: Làm khuôn
– Tính chu vi khuôn quấn dây và gia công khuôn theo kích thước đã tính.
Công thức tính chu vi khuôn quấn:
CV = 2 . (KL . y + L’) (mm)
KL = πγ . (Dt + Hr)
____________
Z
L’= L + (mm)
Bảng xác định hệ số γ:
2p
2 4 6 >=8 γ 1,27 – 1,3 1,33 – 1,35 1,5
1,7
Quy trình 2: Lót cách điện
– Lót cách điện bao gồm: cách điện miệng rãnh, thân rãnh và đầu bối dây, nêm chèn cách điện.
- Nêm chèn cách điện: Thường làm bằng tre hoặc gỗ phíp, có tác dụng tăng cường cách điện và tăng độ bền cơ cho bối dây.
- Cách điện miệng rãnh và cách điện thân rãnh: Thường làm bằng giấy cách điện với độ dày khoảng 0,2 mm, kích thước phù hợp với kích thước rãnh stato.
- Cách điện đầu bối dây: Thường làm bằng giấy cách điện có độ dày khoảng 0,1 mm.
Trong suốt quá trình thực hiện kỹ thuật quấn dây motor, cần phải đảm bảo vật liệu lót cách điện an toàn, sử dụng lâu dài và có khả năng chịu được các tác động bên ngoài của môi trường.
>>> Xem thêm: Motor giảm tốc Nhật chính hãng
Quy trình 3: Quấn dây lên khuôn
– Tiến hành thử quấn một bối dây rồi lồng bối dây vào rãnh stato, điều chỉnh sao cho phù hợp với khuôn đã tạo. Tương tự với các bối dây còn lại.
– Khi quấn, cần quấn các vòng song song và đều nhau, tránh quấn chồng chéo lên nhau.
– Trường hợp cần phải nối dây, đảm bảo các mối nối hàn chì cố định và cách điện bằng ống gen đặt ở vị trí đầu dây.
Quy trình 4: Lồng dây vào rãnh
– Cần quan sát vỏ động cơ để đưa đầu dây về phía lỗ luồn qua đấu vào hộp đấu động cơ trước khi lồng dây.
– Cho các cạnh của bối dây vào rãnh theo thứ tự.
– Lần lượt đặt từng sợi dây vào khe rãnh để chúng nằm gọn trong lớp giấy cách điện.
– Giữ các cạnh bối dây cho thẳng rồi dùng vật nhỏ và nhọn đẩy từng sợi dây vào rãnh stato.
– Đẩy lớp lót cách điện miệng rãnh vào rãnh.
– Cuối cùng vo hai đầu bối dây để chừa không gian thoáng cho việc lồng các bối dây còn lại.
Quy trình 5: Lót giấy cách điện giữa các nhóm bối dây
– Cho lớp giấy cách điện vào giữa các nhóm bối dây bên ngoài rãnh để phân chia từng lớp giữa các pha với nhau.
Quy trình 6: Đấu dây
– Đấu nối tiếp các nhóm bối dây, tại đầu nối liên kết lồng ống gen cách điện.
– Sử dụng dây điện mềm có nhiều sợi, 2 màu khác nhau để nối các đầu dây ra.
Quy trình 7: Đai dây
– 2 đầu dây stato được vo tròn đều và ngay ngắn tạo chỗ trống để đưa roto vào thuận lợi.
– Bắt đầu đai dây ở những nơi giao nhau của hai nhóm bối dây.
Quy trình 8: Kiểm tra bộ dây
– Kiểm tra lại bộ dây của động cơ điện để đảm bảo an toàn và vận hành theo đúng nguyên lý hoạt động của máy.
Mách nhỏ cách tính dây quấn motor nhanh nhất
Bên cạnh việc hướng dẫn kỹ thuật quấn dây motor đơn giản và an toàn, chúng tôi còn gửi tới quý khách cách tính dây quấn motor nhanh nhất. Những loại motor thường, bao gồm 4 cuộn dây và 5 đầu dây R, S, Hi, Me, Lo. Trong đó:
- Lo: Loại dây chạy tốc độ thấp.
- Me: Loại dây chạy tốc độ trung bình.
- Hi: Loại dây chạy tốc độ cao.
- S: Loại dây dùng để khởi động.
- R: Loại dây dùng để chạy.
Cách tính dây motor điện 1 pha
Đầu tiên dùng đồng hồ VOM thực hiện đo điện trở của 10 cặp điện trở của 5 đầu dây. Xác định được cặp dây R và dây S vì chúng có điện trở lớn nhất.
Để xác định đâu là dây R, đâu là dây S thì cần làm như sau: Lần lượt đo điện trở giữa 3 loại dây còn lại với 2 dây R, S. Dây nào cho điện trở cao hơn là R và dây cho điện trở thấp hơn là dây S.
Tương tự đo điện trở cho 3 loại dây còn lại với dây R, dây nào cho điện trở lớn nhất là Lo, trung bình là Me và thấp nhất là Hi. Kết quả sẽ ngược lại nếu thay dây R bằng dây S.
Bài viết trên chia sẻ cho quý khách về kỹ thuật quấn dây motor 3 pha, 1 pha cũng như cách tính dây quấn motor nhanh nhất. Nếu như quý khách vẫn chưa nắm được cách quấn dây motor thì hãy liên hệ với những đơn vị sửa chữa chuyên nghiệp để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.
CÔNG TY TNHH MTV THIẾT BỊ TRUYỀN ĐỘNG VĨNH THÀNH nhận sửa chữa motor và cung cấp các loại động cơ điện khác. Quý khách có nhu cầu, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết và tận tình.
CÔNG TY TNHH MTV THIẾT BỊ TRUYỀN ĐỘNG VĨNH THÀNH
- Hotline: 0983.381.878.
- Fax: 028.3891.0820.
- Địa chỉ: 45 Đỗ Văn Dậy, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP.HCM.
- Website: vtmc.com.vn