Bạn đang xem: công thức tính cường độ bê tông theo ngày tuổi
Có nhiều cách để xác định cường độ của bê tông theo ngày tuổi như: cường độ chịu nén, uốn, trượt. Ở bài viết này chúng tôi giới thiệu cách xác định cường độ chịu nén của bê tông bằng phương pháp phá hoại mẫu.
Công thức tính cường độ bê tông theo ngày tuổi
Mác bê tông – Cường độ chịu nén của bê tông
Khi nói đến mác bê tông tức là nói đến khả năng chịu nén của mẫu bê tông. Theo tiêu chuẩn xây dựng hiện hành của Việt Nam (TCVN 3105:1993, TCVN 4453:1995), mẫu dùng để đo cường độ là một mẫu bê tông hình lập phương có kích thước 150 mm × 150 mm × 150 mm, được dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn quy định trong TCVN 3105:1993, trong thời gian 28 ngày sau khi bê tông ninh kết. Sau đó được đưa vào máy nén để đo ứng suất nén phá hủy mẫu (qua đó xác định được cường độ chịu nén của bê tông), đơn vị tính bằng MPa (N/mm²) hoặc daN/cm² (kg/cm²).
Trong kết cấu xây dựng, bê tông chịu nhiều tác động cường độ khác nhau như: chịu nén, uốn, kéo, trượt, trong đó chịu Nén là ưu thế lớn nhất của bê tông. Do đó, người ta thường dùng cường độ chịu Nén là chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá chất lượng bê tông, gọi là Mác bê tông. Ký hiệu là: M
Mác bê tông được phân làm nhiều loại với mỗi loại có cường độ chịu nén khác nhau như: mác 100, mác 150, mác 200, mác 250, mác 300, mác 350,….mác 800.
Khi nói là mác bê tông 200 chính là nói tới ứng suất nén phá hủy của mẫu bê tông theo kích thước tiêu chuẩn, được dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn, nén ở tuổi 28 ngày (R28) đạt 200 kG/cm². Còn cường độ chịu nén tính toán của bê tông mác 200 chỉ là 90 kG/cm².
Cách xác định mác bê tông
Để xác định mác bê tông thực tế, đầu tiên cần phải có một tổ mẫu lấy tại hiện trường gồm 3 mẫu bê tông đồng nhất về: vị trí, cách thức lấy mẫu và điều kiện dưỡng hộ.
Đối với các kết cấu lớn, các tổ mẫu trên cùng một kết cấu phải ở những vị trí khác nhau và số lượng đủ lớn để mang tính đại diện được cho toàn bộ kết cấu đó.
Giá trị trung bình của ứng suất nén tại thời điểm phá hủy nén mẫu của cả ba mẫu trong tổ mẫu được lấy để xác định mác bê tông (tuổi 28 ngày).
Nếu thời điểm nén tổ mẫu không phải là 28 ngày sau khi bê tông đông kết mà là 3 ngày (R3), 7 ngày (R7) hay 14 ngày (R14) thì mác bê tông được xác định gián tiếp qua biểu đồ phát triển cường độ bê tông chuẩn tương ứng
Các kết quả nén mẫu ở tuổi 3 hay 7 ngày là các kết quả kiểm tra nhanh, chưa chính thức. Kết quả nén mẫu ở tuổi 28 ngày mới được coi là mác của bê tông thực tế. Kết cấu bê tông tại chỗ được coi là đạt yêu cầu về mác thiết kế (quy định trong thiết kế) khi giá trị trung bình của từng tổ mẫu (mác thực tế) không được nhỏ hơn mác thiết kế, nhưng đồng thời phải không có mẫu nào trong các tổ mẫu có kết quả thí nghiệm dưới 85 % mác thiết kế.
Ngoài ra, cách xác định mác R3 như thế nào để đạt mác thiết kế: con số này là tương đối để nhà thầu tháo giáo thi công , còn nghiệm thu chính thức vẫn phải dựa trên kết quả của R28 và kết quả này bên thí nghiệm nén mẫu sẽ xuất kết quả cho bạn.
Công thức quy đổi:
-
Rn/R28 = lgn/lg28 với n >3
-
Trong đó : Rn, R28 cường độ bê tông ở tuổi n và 28 ngày , Kg/Cm2
-
n: tuổi của bê tông, ngày
Các giá trị R3 , R7 không có giá trị pháp lí nghiệm thu và thanh toán , chỉ có giá trị để thi công và chuyển giai đoạn, nếu R28 không đạt thì kết cấu bê tông đó không đạt, giá trị nội suy cũng là tham khảo.
Tags: công thức tính cường độ bê tông theo ngày tuổi, bảng tra cường độ bê tông theo ngày tuổi, nén mẫu bê tông sau 28 ngày, công thức tính mác bê tông