Hiện nay, con người đã làm ra các loại lịch có cả thiên can và địa chi từ các tài liệu cổ. Các năm, các tháng, các ngày, các giờ cũng đều được mặc định và được viết rất rõ ràng trong lịch vạn niên. Nhiều người thường thắc mắc rằng, ông cha ta ngày xưa khi chưa biết chữ, chưa biết đọc thì việc xem lịch và tính ngày theo can chi sẽ diễn ra như nào? Liệu rằng, có cách thức tính toán nào để phân biệt và đánh dấu được chúng.
Bài viết dưới đây sẽ cho quý độc giả thấy được phương pháp tính toán năm, tháng, ngày, giờ theo can chi chính xác và đầy đủ nhất. Mời quý độc giả cùng theo dõi!
1.Phương pháp tính năm theo can chi
Tính năm theo can chi
Trước hết, ta cần hiểu hệ can chi gồm những gì? Hệ can bao gồm 10 thiên can đó là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Hệ chi bao gồm 12 địa chi là 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Phương pháp tính năm theo thiên can có thể áp dụng cho bất kì năm nào, nó đúng trong mọi trường hợp. Vậy, cách tính thiên can theo năm như thế nào? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu.
Như chúng ta đã biết, cứ hết 60 năm là hết một chu kỳ lục thập hoa giáp. Ví dụ: Chúng ta chọn năm 1960 là năm Canh Tý, thì 1960 + 60 = 2020 sẽ lại là năm Canh Tý. Các con số cuối cùng của năm dương lịch sẽ tương ứng với các thiên can, cụ thể là:
- Năm có thiên can là Canh sẽ có đuôi năm dương lịch là 0 (Ví dụ như: 1960 – Canh Tý).
- Năm có thiên can là Tân sẽ có đuôi năm dương lịch là 1 (Ví dụ như: 1961 – Tân Sửu)
- Năm có thiên can là Nhâm sẽ có đuôi năm dương lịch là 2 (Ví dụ như: 1962 – Nhâm Dần).
- Năm có thiên can là Quý sẽ có đuôi năm dương lịch là 3 (Ví dụ như: 1963 – Quý Mão).
- Năm có thiên can là Giáp sẽ có đuôi năm dương lịch là 4 Ví dụ như: 1964 – Giáp Thìn).
- Năm có thiên can là Ất sẽ có đuôi năm dương lịch là 5 (Ví dụ như: 1965 – Ất Tỵ).
- Năm có thiên can là Bính sẽ có đuôi năm dương lịch là 6 (Ví dụ như: 1966 – Bính Ngọ).
- Năm có thiên can là Đinh sẽ có đuôi năm dương lịch là 7 (Ví dụ như: 1967 – Đinh Mùi).
- Năm có thiên can là Mậu sẽ có đuôi năm dương lịch là 8 ( Ví dụ như: 1968 – Mậu Thân).
- Năm có thiên can là Kỷ sẽ có đuôi năm dương lịch là 9 ( Ví dụ như: 1960 – Kỷ Dậu).
Từ đó ta có phương pháp tính một cách dễ dàng. Lấy năm dương lịch cần tìm chia cho 60, dư bao nhiêu thì tra bảng dưới đây:
Bảng quy đổi năm âm lịch can chi thành năm dương lịch
Ví dụ:
- Năm 1997 : 60 = 33, dư 17. Tra bảng số 17 sẽ là năm Đinh Sửu
- Năm 1789 : 60 = 29, dư 49. Tra bảng số 49 sẽ là năm Kỷ Dậu
- Năm 2006 : 60 = 33 dư 26. Tra bảng số 26 sẽ là năm Bính Tuất
Tương tự các năm khác, chúng ta đều tính toán và tra bảng theo công thức trên sẽ tìm ra năm âm lịch theo can chi.
2.Phương pháp tính can chi của tháng âm lịch theo dương lịch
Địa chi của mỗi tháng (Âm lịch) được cố định như sau:
- Tháng 1 (Tháng Giêng) là Dần
- Tháng 2 là Mão
- Tháng 3 là Thìn
- Tháng 4 là Tỵ
- Tháng 5 là Ngọ
- Tháng 6 là Mùi
- Tháng 7 là Thân
- Tháng 8 là Dậu
- Tháng 9 là Tuất
- Tháng 10 là Hợi
- Tháng 11 là Tý
- Tháp 12 (Tháng Chạp) là Sửu
Địa chi của các tháng luôn luôn không đổi nên ta chỉ cần tìm thiên can cho tháng Giêng (Tháng 1) của mỗi năm, sau đó các tháng tiếp theo sẽ có thiên can kế tiếp nhau.
Chu kì địa chi của mỗi tháng luôn là 6, chu kì thiên can của mỗi tháng luôn là 5 nên 30 sẽ là bội số chung của cả 5 và 6. 30 tháng sẽ xen kẽ 30 tháng dương và 30 tháng âm thì hết một chu kì, tổng là 60 tháng (hết một chu kì lục thập hoa giáp) tương ứng với 5 năm. Cũng chính 5 năm thì thiên can của các tháng lặp lại.
Ví dụ: Tháng 5 năm 2020 (Dương lịch) là tháng 4 Âm lịch, tháng Tân Tỵ. Lùi lại 5 năm đúng vào tháng 5 năm 2015 cũng là tháng Tân Tỵ. Tiến thêm 5 năm thì cũng đúng vào tháng 5 năm 2025 cũng là tháng Tân Tỵ.
Bảng tính can chi tháng theo can chi năm
Như vậy, phương pháp tính như thế nào để có thể tìm ra nhanh chóng hơn. Ta có thể lấy ví dụ tháng Giêng của các năm để làm ví dụ cụ thể:
- Tháng Giêng của năm cứ có thiên can là Giáp, Kỷ (ví dụ: năm Giáp Tý (1984), Kỷ Tỵ (1989)) thì tháng Giêng sẽ là tháng Bính Dần.
- Tháng Giêng của năm cứ có thiên can là Ất, Canh thì tháng Giêng sẽ là tháng Mậu Dần.
- Tháng Giêng của năm cứ có thiên can là Bính, Tân thì tháng Giêng sẽ là tháng Canh Dần.
- Tháng Giêng của năm cứ có thiên can là Đinh, Nhâm thì tháng Giêng sẽ là tháng Nhâm Dần.
- Tháng Giêng của năm cứ có thiên can là Mậu, Quý thì tháng Giêng sẽ là tháng Giáp Dần.
Nếu trong trường hợp có tháng âm nhuận thì tháng nhuận thì cứ theo tháng chính không đổi.
3.Phương pháp tính can chi của ngày
Ngày can chi: Ngày can chi được tính theo chu kỳ 60 (tức là một lục thập hoa giáp) , độc lập, không phụ thuộc vào các yếu tố như tháng nhuận, năm nhuận.
Số ngày dương lịch của từng tháng trong các năm đều tuân thủ quy tắc nhất định nên việc xác định được ngày ở một mốc thời gian cố định bất kỳ đều dễ dàng và chính xác. Ta tuân thủ quy tắc tính số ngày của dương lịch: Năm thường có 365 ngày, năm nhuận có 366 ngày thì tính toán và suy luận rất dễ.
Tuy nhiên ngày âm lịch và ngày can chi có nhiều điểm chênh lệch nhau nên rất khó xác định chính xác.
Tính ngày can chi rồi chuyển đổi, suy luận sang ngày âm lịch rất phức tạp. Bởi vì tháng âm lịch có tháng thiếu, tháng đủ mà mỗi năm mỗi khác (Ví dụ: theo âm lịch trong 19 năm thì có 7 tháng nhuận, nhưng lại có tháng đủ 30 ngày, tháng thiếu 29 ngày không theo trình tự nhất định) nên tính ngày can chi theo dương lịch dễ dàng hơn.
Một năm tính theo dương lịch có 365 ngày, nghĩa là có 6 chu kỳ lục thập hoa giáp cộng thêm 5 ngày. (Nếu là năm nhuận 366 ngày thì là 6 chu kỳ lục thập hoa giáp cộng thêm 6 ngày.
Nếu chọn ngày 1/3 là ngày cố định thì tất cả các ngày sau đây trong các năm cùng can chi giống 1/3 là 30/4, 29/6, 28/8, 27/10, 26/12, 24/2 (năm sau). Ta biết được ngày 1/3 (hay một trong bảy ngày 30/4, 29/6, 28/8, 27/10, 26/12, 24/2) là ngày gì, thì ta dễ dàng nhẩm được ngày trước hoặc sau của 7 ngày nói trên là ngày gì.
Nếu muốn tính ngày 1/3 năm sau hay năm sau nữa thì ta chỉ cần cộng thêm số dư là 5 đối với năm có 365 ngày hoặc là 6 đối với năm nhuận có 366 ngày.
Ví dụ: Nếu lấy ngày 1/3/1995 là ngày Tân Mão, thì ngày 30/4/1995, 29/6/1995, 28/8/1995, 27/10/1995, 25/12/1995 và 24/2/1996 sẽ là ngày Tân Mão.
Tương tự thế, ta có thể suy ra ngày 2/3/1995, 1/5/1995, 30/6/1995, 29/8/1995, 28/10/1995, 26/12/1995 và ngày 25/2/1996 Nhâm Thìn
Từ đó tính ta cũng tính nhẩm được 28/2/1996 là ngày Ất Mùi, 29/2/1996 là ngày Bính Thân. ( Năm 1996 chia hết cho 4 tức là năm nhuận có ngày 29/2).
Như đã cho trước thì ngày 1/3/1995 là ngày Tân Mão, vậy thì 24/2/1996 cũng là Tân Mão bằng phương pháp cộng thêm 6 ngày (vì năm 1996 là năm nhuận).
Ta cũng có thể dễ dàng tính ra 1/3/1996 là ngày Đinh Dậu, theo cách tính nhẩm trên thì từ Tân đến Đinh hay từ Mão đến Dậu là 6 ngày.
4.Phương pháp tính can chi của giờ
Bảng tính can chi giờ theo can chi ngày
Giờ cũng được mặc định theo địa chi như sau:
- 23 giờ hôm trước đến 1 giờ sáng ngày hôm sau là giờ Tý
- 1-3 giờ là giờ Sửu
- 3-5 giờ là giờ Dần
- 5-7 giờ là giờ Mão
- 7-9 giờ là giờ Thìn
- 9-11 giờ là giờ Tỵ
- 11-13 giờ là giờ Ngọ
- 13-15 giờ giờ Mùi
- 15-17 giờ là giờ Thân
- 17- 19 giờ là giờ Dậu
- 19-21 giờ là giờ Tuất
- 21-23 giờ là giờ Hợi
Nếu biết được can giờ Tý thì ta có thể biết được các thiên can của giờ khác theo thứ tự Giáp đến Quý theo đúng trình tự Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý, không thay đổi và xoay ngược lại quy luật trên.
Hi vọng với những kiến thức mà chúng tôi thu thập và tổng hợp được trên đây sẽ giúp cho quý độc giả biết cách tính năm, tháng, ngày, giờ theo can chi một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Quý độc giả cũng đừng quên cập nhật liên tục trang web của chúng tôi để biết thêm được những kiến thức về phong thủy, tâm linh thú vị nhé!