Nấu ăn đã khó, lên thực đơn hằng ngày càng khó hơn. Hôm nay nhiệm vụ của chúng mình cùng cô lên thực đơn cho bữa cơm gia đình. Chúng mình sẽ đi lần lượt từng mục nhé:
Contents
1. Thực đơn là gì?
Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn thường ngày.Bạn đang xem: Cách trang trí thực đơn lớp 6 đơn giản
Trình tự sắp xếp trong thực đơn phản ánh phần nào phong tục về ăn uống của từng vùng, miền và thể hiện sự phong phú, dồi dào về thực phẩm.
2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn
NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG (1)
TÍNH CHẤT BỮA ĂN
Thường ngày (2)Cỗ, tiệc (2)a) Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn.
– 3 đến 4 món ăn
– Thực phẩm thông dụng, chế biến đơn giản.
– 4 đến 5 món ăn trở lên
– Thực phẩm cao cấp, chế biến công phu.
b) Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ănCanh – mặn – xào (hoặc luộc) và dùng với nước chấm.
– Canh (hoặc súp)
– Rau, củ, quả tươi hoặc trộn hỗn hợp hay muối chua
c) Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả về mặt kinh tế.
– Thay đổi thức ăn trong cùng một nhóm
– Cân bằng chất dinh dưỡng giữa các nhóm thức ăn
– Chọn thức ăn phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình
– Thay đổi nhiều loại thức ăn khác nhau.
Để thực hiện các món ăn ghi trong thực đơn cần lưu ý :
– Chất lượng thực phẩm: tươi ngon.
-Số lượng thực phẩm: vừa đủ dùng (kể cả gia vị)
-Thực phẩm được lựa chọn phải đầy đủ chất dinh dưỡng, vệ sinh nhưng không chi tiêu nhiều hơn số tiền dự định cho việc ăn uống
-Đối với thực đơn gia đìng nên quan tâm đến tuổi tác, sức khoẻ, sở thích, công việc của các thành viên trong gia đình
3. Hình thức trình bày bàn ăn
Căn cứ vào tính chất của bữa ăn để từ đó đưa ra cách trình bày phù hợp.
Ví dụ:
– Bữa cơm thường: đơn giản, nhẹ nhàng do là bữa ăn hàng ngày.
– Bữa cỗ, tiệc: trang trí công phu, tinh xảo kết hợp nhiều loại hoa, rau củ quả.
Những công việc cần làm để trình bày bàn ăn và thu dọn sau khi ăn:
Chuẩn bị dụng cụ
– Căn cứ vào thực đơn và số người dự bữa để tính số bàn ăn phù hợp và các loại bát (chén), đĩa, thìa (muỗng, … cho đầy đủ và phù hợp.
– Cần chọn dụng cụ đẹp, phù hợp tính chất bữa ăn.
Bày bàn ăn
– Bàn ăn cần được trang trí lịch sự, đẹp mắt.
– Món ăn đưa ra theo thực đơn, được trình bày đẹp, hài hoà về màu sắc và hương vị.Xem thêm: Soạn Bài Luyện Tập Xây Dựng Trình Bày Luận Điểm, Soạn, Học Tốt Ngữ Văn
– Cách bày bàn, bố trí chỗ ngồi, cách phục vụ phụ thuộc vào tính chất của bữa ăn.
II. Cách lên thực đơn cho gia đình hằng ngày
1. Một số món ăn
– Có từ 3 – 4 món thuộc loại chế biến nhanh gọn, thực hiện đơn giản
– Bao gồm 4 nhóm: bột đường, chất đạm, rau củ, chất béo.
– Vd: Trứng gián, rau muống luộc, thịt lợn kho, cà muối.
2. Các món ăn
– 3 món chính: canh, mặn, xào.
– 1 hoặc 2 món phụ( nếu có): rau, củ( tươi hoặc trộn); dưa chua kèm nước chấm
3. Yêu cầu
– Lựa chọn món ăn thuộc thể loại đã nêu trên để tạo thành 1 thực đơn sao cho hợp lí.
– Ví dụ: thịt luộc, rau muốn luộc, trứng luộc, nước chấm.
III. Thực đơn dùng cho các bữa tiệc
– Thành phần gồm nhiều món ăn được trình bày công phu.
– Được chế biến từ những thực phẩm cao cấp
– Số lượng các món ăn nhiều và đầy đủ các thành phần.
1. Một số món ăn
– Có 4 đến 5 món trở lên.
– Tùy vào vật chất tài chính, thực đơn có thể tăng cường lượng và chất.
2. Các món ăn
a) Thực đơn thường được kê theo các loại món chính, món phụ, món tráng miệng và đồ uống
– Thực phẩm phải thay đổi để có đủ loại thịt, cá, rau
– Phải tôn trọng trình tự của các món ăn ghi trong thực đơn
+ Món chính: thịt gà, cá, thịt lợn.
+ Món phụ: nem rán, đậu rán,..
+ Món tráng miệng: hoa quả.
+ Đồ uống: nước ngọt, bia,..Xem thêm: Soạn Bài Thực Hành Tiếng Việt Bài 6 Sgk Ngữ Văn 6 Tập 2 Trang 18, 19
b) Yêu cầu
– Học sinh chọn món ăn thuộc thể loại vừa nêu trên( mỗi loại 1 món) để tạo thành thực đơn
– Ví dụ thực đơn: nem rán, thịt ga luộc, canh khoai, xôi, thịt bò xào hành tây.