Mụn cóc lòng bàn chân hay mụn cóc ở chân có thể tự động biến mất, nhưng cũng có trường hợp nó phát triển to dần lên theo thời gian gây đau đớn và cản trở việc đi lại của chúng ta nên cần được phát hiện và điều trị mụn cóc bằng những biện pháp thích hợp, an toàn và hiệu quả. Một số phương pháp có thể dùng để chữa trị mụn cóc Plantar như sau:
- Sử dụng Acid Salicylic: Thuốc này có tác dụng làm phá hủy những tế bào sừng và virus HPV từ từ, làm bong tróc các tế bào này ra nhưng hiệu quả của phương pháp này chậm, có thể mất vài tuần thì nốt mụn cóc mới có thể biến mất. Dung dịch Acid Salicylic còn có khả năng giúp hệ thống miễn dịch của bệnh nhân được tăng cường để chống lại sự hình thành mụn cóc do virus HPV gây ra.
- Áp lạnh: Sử dụng chất lỏng lạnh là nitơ để làm đóng băng nốt mụn cóc ở chân lại và sẽ để lại sẹo trên chân của bệnh nhân. Phương pháp áp lạnh có thể được kết hợp với dùng Acid Salicylic để nâng cao hiệu quả điều trị hơn. Vì phương pháp này chỉ loại bỏ phần trên của mụn cóc nên cần được thực hiện nhiều lần cho đến khi mụn cóc ở chân được loại bỏ hoàn toàn.
- Đốt điện: Đốt điện là phương pháp phù hợp với những nốt mụn cóc ở chân có kích thước < 1cm và mọc ở những vị trí khó phẫu thuật. Phương pháp này sử dụng dòng điện tần số cao để phá hủy những thương tổn, được tiến hành khá nhanh chóng và đơn giản, có khả năng làm sạch tổn thương cao. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sau khi thực hiện đốt điện, bệnh nhân cần chăm sóc vết thương kỹ càng, sạch sẽ để không bị nhiễm trùng và phải mất thời gian lâu để vết thương có thể lành hoàn toàn.
- Tiểu phẫu: Được thực hiện bằng cách sử dụng kim điện để lấy những hạt mụn cóc ở chân ra khỏi cơ thể.
- Laser CO2: Đây là biện pháp sử dụng ánh sáng laser có tác dụng làm biến mất những nốt mụn cóc Plantar trên cơ thể bệnh nhân bằng cách đóng những mạch máu nhỏ lại, các mô bị tổn thương sẽ chết đi và mụn cóc ở chân sẽ rơi rụng. Phương pháp này phù hợp với những nốt mụn có kích thước < 2cm và ở những vị trí có bề mặt bằng phẳng như mụn cóc gót chân, mụn cóc cạnh bàn chân hoặc mụn cóc lòng bàn chân. Thời gian lành vết thương sau khi tiến hành chiếu laser CO2 khá nhanh và việc chăm sóc vết thương cũng dễ dàng hơn, tránh được nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, đây là phương pháp có giá thành khá đắt và khả năng tái phát sau điều trị là cao hơn.