PHỐI CẢNH – Kỹ thuật vẽ trong hội họa
Kỹ thuật vẽ – Phối Cảnh 2 Điểm Tụ
Kỹ thuật vẽ – Phối Cảnh 3 Điểm Tụ
Để thực hiện sơ đồ trên, bạn cần chuẩn bị 1 cây thước để kẻ những đường thẳng vì đường thẳng rất quan trọng trong sơ đồ này.
Vẽ 1 đường thẳng nằm ngang (đường tầm mắt) nối từ đầu này sang đầu kia của tờ giấy và đặt điểm trung tâm (điểm tụ) của sơ đồ vào đó.
Sau đó, bạn vẽ 1 hình chữ L và 2 hình chữ nhật vào tờ giấy, 1 hình trên đường tầm mắt và 2 hình dưới đường tầm mắt. Bạn dùng thước và chì để nối các đường thẳng từ tất cả các điểm góc của 3 hình trên về điểm tụ.
Bây giờ bạn tiếp tục tạo các hình khối từ 3 hình cơ bản trên bằng cách vẽ 3 hình nhỏ hơn dọc theo các đường nối đến điểm trung tâm để tạo ra hình khối 3 chiều.
Trong hình hộp chữ nhật phía trên đường tầm mắt bạn sẽ thấy mặt bên và mặt dưới của khối, dường như lơ lửng trên không trung. Trong hình hộp chữ nhật ở bên dưới đường chân trời, bạn cũng nhận được hiệu ứng tương tự nhưng không nhìn thấy mặt dưới của khối, chỉ thấy mặt bên và mặt trên của khối, dường như khối đang ở dưới mặt đất. Và hình khối còn lại (khối L) cũng tương tự như vậy.
Hãy tưởng tượng bạn đang ở trong một căn phòng được hình dung như sơ đồ dưới đây dựa trên phối cảnh mà bạn thiết lập. Ở đây đường tầm mắt và điểm tụ ở giữa căn phòng, tương đương với độ cao 1m6 (bằng độ cao của tầm mắt một người đang đứng) và nhìn thẳng ra xa; căn phòng có 1 ô cửa đi bên tay trái và 1 ô cửa sổ bên tay phải của bạn, nhìn về phía trước có 2 cây cột nhà và vách tường hình vuông ở cuối căn phòng, sàn nhà được lát gạch hình vuông và trần nhà phẳng dường như đã đóng trần thạch cao.
Lưu ý đường thẳng đứng chính giữa sơ đồ cho biết vị trí nhìn của bạn và đường thẳng nằm ngang giữa sơ đồ thể hiện đường tầm mắt của bạn. Tất cả các viên gạch dường như hẹp dần về vị trí trung tâm của sơ đồ – được gọi là điểm tụ.
Các đường gạch được lát ở vị trí chân tường và chiều dọc của từng viên gạch đều nghiêng về vị trí điểm tụ, cũng như các đường thẳng được tạo ra giữa trần nhà và vách tường, đường thẳng trên và dưới của ô cửa đi và ô cửa sổ cũng đều nghiêng về vị trí này. Nói một cách khác, ngoài những đường dọc và ngang, thì tất cả các đường khác đều nghiêng về điểm tụ – Đó là lý do tại sao hệ thống này được gọi là Phối cảnh một điểm tụ.
Bây giờ, bạn hãy thử đứng hoặc ngồi trong căn phòng của bạn và hình dung đường nằm ngang tầm mắt và đường thẳng dọc tưởng tượng (thể hiện vị trí nhìn của bạn), sau đó xác định điểm giao nhau – đây là điểm tụ của phối cảnh, tất cả các đường thẳng theo chiều sâu sẽ nghiêng về điểm này.
Hình vẽ dưới đây cho thấy ngoại thất rộng lớn của một tòa nhà; thể hiện cách phối cảnh một điểm tụ được hoạt động như thế nào và cung cấp cách thức để bạn có thể thiết lập và tạo ra một bức tranh có chiều sâu và không gian.
Sử dụng kỹ thuật vẽ phối cảnh mà bạn đã được học, hãy thử vẽ một bức tranh phong cảnh đơn giản “Con đường với 2 hàng cây”. Bây giờ bạn đã hiểu rộng hơn về cách thức để tạo một bức tranh đúng phối cảnh và có chiều sâu. Tuy nhiên, nếu bạn không hài lòng với kết quả cuối cùng, đừng vội nản lòng – mọi thứ sẽ tốt hơn miễn là bạn kiên trì tập luyện những điều cơ bản.
Bài tập phối cảnh này được tiếp cận dưới góc độ nghệ thuật hơn là khoa học. Đôi mắt của bạn sẽ quan sát và cung cấp tất cả các thông tin quan trọng để vẽ, tuy nhiên việc nghiên cứu phối cảnh sẽ giúp bạn hiểu rõ quy tắc và dễ dàng hơn trong quá trình vẽ. Bạn nên chọn một vị trí dễ vẽ trong điều kiện thời tốt. Để thể hiện rõ phối cảnh, bạn có thể bỏ qua việc vẽ người và xe.
Bây giờ hãy nhìn sơ đồ đầu tiên, nó chỉ bao gồm đường tầm mắt và các đường chính nối với nhau về điểm tụ để làm cơ sở ban đầu cho bản vẽ. Điều này sẽ giúp bạn phân chia các khu vực quan trọng: phía trên là bầu trời, phía dưới là con đường, 2 bên là 2 hàng cây; ngay cả khi bạn chưa vẽ tất cả chúng vào.
Nhìn vào sơ đồ thứ hai, tôi vẽ tiếp vị trí của các thân cây; những cây ở gần sẽ cao hơn những cây ở xa và khoảng trống giữa các thân cây trở nên hẹp dần khi lùi ra xa. Lưu ý: nếu phối cảnh bạn chọn có vẻ phức tạp, hãy đơn giản hóa bằng cách loại bỏ những chi tiết không quan trọng khiến bạn bối rối. Dựa vào quan sát những cảnh vật xung quanh và suy nghĩ về việc xây dựng phối cảnh.
Đưa các hình dạng chính vào trước – phải đảm bảo đúng phối cảnh và thêm các chi tiết nhỏ vào sau. Khi bạn đã thêm tất cả những chi tiết bạn cần vào trong tranh, hãy phân chia các khu vực để phân biệt các bề mặt khác nhau của cảnh.
Tôi đã tạo cho lòng đường một bề mặt mịn hơn cách các nơi khác bằng cách sử dụng nét chì 1 chiều, đan sít vào nhau. Lưu ý các cây ở gần có độ nét và độ tương phản cao hơn các cây ở xa, tương tự với 2 hàng cỏ ven đường và 2 bên cánh đồng. Điều này giúp tạo hiệu ứng 3 chiều cho phối cảnh và thuyết phục hơn.
DoArt chúc các bạn vẽ đẹp và chuẩn phối cảnh!
Ban biên tập DoArt