Trong vô số các chức năng làm việc của đồng hồ vom như đo điện áp, dòng điện, điện trở, tụ điện, tần số,… có một tính năng mà không phải ai cũng biết đến chính là kiểm tra transistor. Nếu chưa hiểu rõ về chức năng này cũng như chưa biết cách kiểm tra transistor bằng đồng hồ vạn năng, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp và hướng dẫn chi tiết.
Contents
- 1 Tìm hiểu về transistor
- 2 Giới thiệu về chức năng kiểm tra transistor của đồng hồ vạn năng
- 3 Nguyên nhân khiến transistor bị hỏng
- 4 Cách xác định chân transistor bằng đồng hồ vạn năng
- 5 Cách kiểm tra transistor còn sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng
- 6 Một số đồng hồ vạn năng hỗ trợ kiểm tra transistor
Tìm hiểu về transistor
Trước khi biết cách kiểm tra transistor bằng đồng hồ vạn năng, chúng ta cùng tìm hiểu về transistor nhé! Transistor là linh kiện bán dẫn truyền tín hiệu yếu từ mạch điện trở thấp tới mạch điện trở cao. Đây là thiết bị chuyển mạch có công dụng điều chỉnh và khuếch đại tín hiệu điện như điện áp hoặc dòng điện.
Cấu tạo của transistor gồm 3 lớp bán dẫn loại P và N ghép với nhau. Một transistor tương đương với 2 diode. Linh kiện này có 3 cực: Cực gốc, cực thu và cực phát. Trong đó, cực gốc là phần giữa được tạo thành bởi các lớp mỏng. Phần bên phải được gọi là diode phát, và phần bên trái được gọi là diode thu. Tên này được đặt dựa vào tên của các cực transistor.
Transistor có hai loại chính, đó là transistor NPN và transistor PNP. Cụ thể, NPN có 2 khối vật liệu bán dẫn loại N và 1 khối vật liệu bán dẫn loại P được sắp xếp theo thứ tự N-P-N. Tương tự transistor PNP có 1 lớp vật liệu bán dẫn loại N và 2 lớp vật liệu bán dẫn loại P. Hai loại bán dẫn này chỉ khác nhau về chiều dòng điện.
Giới thiệu về chức năng kiểm tra transistor của đồng hồ vạn năng
Đối với những ai làm việc trong lĩnh vực điện, điện tử đều biết rằng transistor là một loại linh kiện bán dẫn chủ động, thường nằm trong một khối đơn vị cơ bản tạo thành cấu trúc mạch ở các sản phẩm thiết bị điện tử.
Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, việc transistor bị hư hỏng, cháy chập là điều không thể tránh khỏi. Do đó, ở một số dòng đồng hồ vạn năng, người ta đã trang bị thêm tính năng kiểm tra transistor nhằm giúp người dùng xác định được tình trạng của transistor là còn sống hay chết để đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị điện.
Chức năng kiểm tra transistor không được tích hợp ở tất cả các dòng đồng hồ vạn năng mà nó chỉ có ở một số dòng sản phẩm nhất định. Do đó, nếu có nhu cầu sử dụng chức năng này thì bạn cần hết sức lưu tâm khi chọn mua.
Nguyên nhân khiến transistor bị hỏng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng transistor bị hỏng như: nhiệt độ, thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm ướt, điện áp tăng cao,… Trong đó, một số trường hợp transistor có thể bị hỏng mà chúng ta hoàn toàn có thể xác định được bằng cách đo kiểm transistor:
-
Đo chiều từ B sang E hoặc chiều từ B sang C mà thấy kim đo của đồng hồ vạn năng không lên thì tức là transistor bị đứt BC hoặc đứt BE.
-
Đo chiều từ B sang C hoặc chiều từ B sang E mà cả 2 chiều kim của đồng hồ vạn năng đều lên thì có nghĩa là transistor đó đã bị chập cháy hoặc dò ở chân BC hoặc BE.
-
Đo hai chân C và E. Nếu thấy kim của đồng hồ vạn năng chỉ lên thì có thể kết luận là transistor bị chập chân CE.
Cách xác định chân transistor bằng đồng hồ vạn năng
Để thực hiện cách kiểm tra transistor bằng đồng hồ vạn năng, chúng ta cần xác định được các chân của bán dẫn transistor. Để phân biệt được chân b-c-e của transistor, người ta dùng đồng hồ vạn năng. Cách đo xác định chân transistor được thực hiện như sau:
Xác định chân B của Transistor
- Bước 1: Chuyển dồng hồ vạn năng về thang đo điện trở x1 Ohm.
- Bước 2: Thực hiện đo ngẫu nhiên 3 cặp chân của transistor rồi đảo chiều lại que đo
- Bước 3: Ghi lại kết quả đo của 2 cặp chân đã đo được một giá trị Ohm nhất định. 2 cặp chân này có giá trị bằng nhau. Lúc này, ta sẽ nhận thấy 2 cặp chân đó có 1 chân chung. Chân chung đó chính là chân B của transistor. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: Nếu que đen của đồng hồ đặt ở chân chung (chân B), que đỏ đo ở 2 chân còn lại. Và 2 cặp chân này có giá trị ohm bằng nhau. Trong trường hợp này, transistor này là loại NPN, tức là đèn ngược ( bóng ngược).
Trường hợp 2: Nếu que đỏ của đồng hồ đặt ở chân chung (chân B), que đen sẽ đo các chân còn lại. Trường hợp này, transistor là loại PNP, tức là đèn thuận (bóng thuận).
Xác định chân E, C của transistor
Khi đã xác định được chân B, ta tiếp tục dùng đồng hồ để xác định chân E và C của transistor.
- Bước 1: Chuyển thang đo của đồng hồ VOM về thang 10k
- Bước 2: Đo 2 chân còn lại và đảo chiều que đo.
- Bước 3: Xem kết quả đo. Nếu kim chỉ vô cùng thì bỏ qua. Khi đồng hồ ra giá trị ohm cụ thể, ta xét hai trường hợp.
Trường hợp 1: Khi transistor là loại NPN, que đỏ sẽ là chân C, que đen là chân E.
Trường hợp 2: Khi transistor là loại PNP, que đỏ là chân E, que đen là chân C.
Như vậy, bạn đã biết cách xác định chân b c e của transistor. Sau khi phân biệt được các chân của linh kiện này, ta sẽ tiến hành đo kiểm tra transistor sống hay chết.
Cách kiểm tra transistor còn sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng
Transistor được cấu tạo từ sự kết hợp giữa 2 diode ghép lại với nhau. Chính vì vậy, cách kiểm tra transistor trong mạch cùng tương tự như cách bạn kiểm tra diode bằng đồng hồ vạn năng.
Nếu kiểm tra transistor bằng đồng hồ số, các bạn đưa về thang đo diode, nếu dùng đồng hồ vạn năng kim để đo kiểm transistor thì ta đưa về thang đo X10K.
Tiếp đó, dựa vào loại transistor là thuận hay ngược mà chúng ta sẽ có những phương pháp kiểm tra khác nhau. Bạn có thể xác định được điều này dựa vào ký hiệu, tên của transistor để có thể xác định được các chân. Sau đó, bạn tiến hành theo các bước hướng dẫn kiểm tra transistor dưới đây:
Bước 1: Sau khi đã xác định được chiều của transistor là thuận hay ngược, bạn điều chỉnh thang đo của đồng hồ về thang đo điện trở X1Ω.
Bước 2: Tiến hành 2 phép đo thuận vào chân transistor BE và BC, kim đồng hồ lên.
Bước 3: Tiến hành 2 phép đo ngược chiều vào hai chân BE và BC, kim không lên.
Bước 4: Tiến hành đo chân transistor C và E, kim không lên.
Kết thúc 4 bước, nếu thấy đúng các phép đo kiểm tra transistor như thì tức là transistor của thiết bị điện vẫn còn hoạt động tốt.
XEM THÊM: Cách kiểm tra diode bằng đồng hồ vạn năng chi tiết nhất
Một số đồng hồ vạn năng hỗ trợ kiểm tra transistor
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 2001A
Kyoritsu 2001A là đồng hồ đo điện đa chức năng, sở hữu 5 thang đo riêng biệt cùng nhiều chức năng đo và kiểm tra điện khác nhau như: đo điện áp, dòng điện, điện trở, tần số, kiểm tra bóng bán dẫn (transistor),… linh hoạt với và độ chính xác cao. Sản phẩm có thể dùng để thực hiện cách kiểm tra transistor bằng đồng hồ số.
Thiết bị này có thể đáp ứng được nhiều công việc khác nhau như: đo dòng điện trong bảng chuyển mạch, bảo trì – sửa chữa thiết bị điện, kiểm tra điện trong các tấm pin năng lượng mặt trời, sửa chữa xe,…
Ngoài ra, sản phẩm cũng có độ bền cao nên chắc chắn sẽ đáp ứng tốt những yêu cầu khắt khe nhất về chất lượng của người dùng, đảm bảo độ bền và tính an toàn tuyệt đối khi sử dụng.
Thông số kỹ thuật cơ bản của Kyoritsu 2001A
-
DC V: 340.0mV / 3.400 / 34.00 / 340.0 / 600V (Trở kháng đầu vào: 10MΩ); ± 1.5% rdg ± 4dgt
-
AC V: 3.400 / 34.00 / 340.0 / 600V (Trở kháng đầu vào: 10MΩ); ± 1.5% rdg ± 5dgt [50 – 400Hz]
-
DC A: 100.0A ± 2% rdg ± 5dgt
-
AC A: 100.0A ± 2% rdg ± 5dgt (50 / 60Hz)
-
Điện trở (Ω): 340.0Ω / 3.400 / 34.00 / 340.0kΩ / 3.400 / 34.00MΩ; ± 1% rdg ± 3dgt (0 – 340kΩ); ± 5% rdg ± 5dgt (3.4MΩ) ; ± 15% rdg ± 5dgt (34MΩ)
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 2012RA
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 2012RA là công cụ đo và kiểm tra điện chuyên dụng của nhiều kỹ sư, kỹ thuật viên, thợ điện chuyên nghiệp.
Máy có thiết kế nhỏ gọn tiện dụng, giúp người dùng mang theo làm việc dễ dàng ở bất kỳ đâu. Khả năng chống va đập và cách điện tốt, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Nếu bạn đang cần tìm một thiết bị hỗ trợ trong các công việc bảo trì ô tô, sửa chữa hệ thống điện, điện tử, lắp đặt điện dân dụng,… thì chắc chắn đây là một sự lựa chọn không tồi.
Thông số làm việc cơ bản của Kyoritsu 2012RA
-
DC V: 600.0 mV / 6.000 / 60.00 / 600.0 V (trở kháng đầu vào: khoảng 10 MΩ) / ± 1.0% rdg ± 3 dgt
-
AC V: 6.000 / 60.00 / 600.0 V (trở kháng đầu vào: khoảng 10 MΩ) / ± 1.5% rdg ± 5 dgt (45 đến 400 Hz)
-
AC A: 60,00 / 120,0 A / ± 2,0% rdg ± 5 dgt (45 đến 65 Hz)
-
Điện trở (Ω): 600 ohms / 6.000 / 60.00 / 600.0 kΩ / 6.000 / 60.00 MΩ Độ chính xác: ± 1.0% rdg ± 5 dgt (600/6/60/600 kΩ); ± 2.0% rdg ± 5 dgt (6 MΩ); ± 3.0% rdg ± 5 dgt (60 MΩ)
-
Kiểm tra điốt: 2 V ± 3.0% rdg ± 5 dgt Điện áp mạch mở: khoảng 2,7 V
-
Điện dung: 00,0 nF / 4.000 / 40,00 F / ± 2,5% rdg ± 10 dgt
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1061
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1061 được sản xuất trên dây chuyền hiện đại Nhật Bản, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế IEC 61010-1 CAT IV 600V, CAT III 1000V, mang đến một sản phẩm vừa có độ bền cao vừa sở hữu chức năng làm việc đa năng.
Thiết bị có thể đo được dòng điện AC (RMS) lên tới 10A, đo điện áp (AC/DC) lên tới 1000V, đo điện trở, điện dung, tần số,… đáp ứng tốt nhiều nhu cầu công việc khác nhau. Bạn có thể dùng sản phẩm để thực hiện cách kiểm tra transistor bằng đồng hồ bạn năng.
Thông số kỹ thuật cơ bản của Kyoritsu 1061:
-
DC V: 5.0000/50.000/500.00/1000.0V
-
DC A: 500.00/ 5000.0µA/ 50.000/ 500.00mA/ 5.0000/ 10.000A
-
DCV+ACV: 5.0000/50.000/500.00/1000.0V
-
DCA+ACA: 500.00/ 5000.0µA/ 50.000/ 500.00mA/ 5.0000/ 10.000A
-
Dải đo dòng ACA (RMS): 500.00/5000.0µA/50.000/500.00mA/5.0000/10.000A
-
Dải điện áp ACA (RMS): 50.000/500.00mV/5.0000/50.000/500.00/1000.0V
-
Điện trở (Ω): 500.00Ω/5.0000/50.000/500.00kΩ/5.0000/50.000MΩ
-
Kiểm tra thông mạch: 500.0Ω
-
Kiểm tra điốt: 2.4V
Hy vọng rằng, với những hướng dẫn về cách kiểm tra transistor bằng đồng hồ bạn năng ở trên, các bạn đã biết cách sử dụng chức năng này hiệu quả và đúng cách nhất để phục vụ cho công việc. Nếu có bất kỳ những băn khoăn nào, bạn có thể liên hệ đến kyoritsuvietnam.net để được tư vấn, giải đáp.