Mậu Binh còn có tên gọi khác là Binh Xập Xám, một trong những trò chơi bài được nhiều người ưa thích bởi tính nghệ thuật và giải trí cao. Bài viết dưới đây là những thông tin chi tiết về cách chơi bài Mậu Binh, mời bạn tham khảo.
Contents
Luật chơi bài mậu binh
Bên cạnh bài tiến liên miền Nam, Mậu Binh cũng là trò chơi bài được nhiều người yêu thích. Luật chơi Mậu Binh khá đơn giản. Để chơi game này, bạn cần có từ 2 – 4 người. Tương tự như Tiến lên miền Nam, Mậu Binh được chơi trên bộ bài Tây 54 cây, mỗi người được phát 13 cây bài Tây, bất kể có bao nhiêu người tham gia trò chơi. Tùy vào chiến thuật, sự tính toán của mỗi ngoài, các lá bài sẽ được sắp xếp thành 3 chi, bao gồm chi đầu, chi cuối và chi giữa.
Bộ mônbài Mậu Binh sử dụng một số thuật ngữ dưới đây:
Chi: là tập từ 3 – 5 lá bài xếp lại với nhau tạo thành một nhóm. Mỗi người tham gia trò chơi xếp bài thành 3 chi, tròn đó 1 chi 3 lá bài và 2 chi 5 lá bài
Thùng phá sảnh là chi có 5 cây bài vừa là sảnh (5 lá bài cùng chất liên tiếp), vừa là thùng. Chi 5 lá mới có thể xuất hiện thùng phá sảnh. Ví dụ: 7 cơ, 8 cơ, 9 cơ, 10 cơ, J cơ…
Tứ quý là chi gồm 4 lá bài cùng giá trị. Tương tự như thùng phá sảnh, tứ quý cũng chỉ xuất hiện ở chi 5 lá. Ví dụ: tứ quý 2, tứ quý 4….
Cù lũ có nghĩa là trong 1 chi có 2 trong 5 lá bài cùng giá trị, 3 cây còn lại cũng cùng giá trị với nhau. Cù lũ chỉ có thể xuất hiện ở chi bài 5 lá. Ví dụ: 1 chi có 3 lá 4 và 2 lá 5.
Thùng là một chi có 5 cây bài cùng chất bất kỳ. Ví dụ: 4 cơ, 6 cơ, 9 cơ, J cơ, K cơ
Sảnh là chi có 5 cây bài có chất bất kỳ tạo thành một dãy liên tiếp. Ví dụ: 4 bích, 5 bích, 6 rô, 7 cơ, 8 tép.
Sám cô có nghĩa là trong 1 chi có 3 lá bài cùng giá trị. Sám cô xuất hiện ở chi 5 thì 2 lá còn lại phải có giá trị khác nhau, giống nhau là trường hợp cù lũ.
Thú nghĩa là trong chi 5 có 2 cặp đôi cùng giá trị, cây bài còn lại có giá trị khác với 2 cặp kia.
Đôi/Đao/Phé/Dách là trong 1 chi có 2 cây bài cùng giá trị, các cây còn lại có giá trị khác nhau từng đôi một
Mậu thầu (còn lại là rác): Các cây bài khác nhau từng đôi một được gọi là rác. Đối với chi 5, chi đó không tạo nên “Sảnh” hoặc “Thùng”.
Binh lủng: Trong bài mậu binh, các chi được sắp xếp theo thứ tự từ chi lớn đến chi bé. Chi 1 và chi 2 có 5 cây bài, chi 3 có 3 cây bài. Thứ tự sắp xếp của các chi là chi 1 > chi 2 > chi 3. Nếu không xếp đúng trình tự trên được gọi là binh lủng.
Xám là 3 cây bài cùng số. Ví dụ, 4 cơ, 4 tép, 4 rô hoặc J cơ, J bích, J tép
Sảnh rồng nghĩa là bài có 13 cây thì tất cả 13 cây có giá trị liên tiếp với nhau. Ví dụ: 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, J, Q, K, A
Cách chơi game mậu binh
Trong game mậu binh, thứ tự mạnh yếu của các cây bài tăng dần theo thứ tự 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, J, Q, K, A. Đặc biệt, bài mậu binh chỉ quan tâm đến độ lớn, không xét chất của cây bài. Do đó, khi chơi bài, bạn cần sắp xếp các lá bài sao cho chi 1 mạnh hơn chi 2, chi 2 mạnh hơn chi 3. Nếu không xếp đúng thứ tự trên, bài của bạn sẽ bị tính là binh lủng.
Trước khi bắt đầu chơi, mỗi người sẽ được phát 13 quân bài, chia thành 3 chi: 2 chi đầu mỗi chi có 5 cây, chi cuối có 3 cây. Sau đó, bạn sẽ so sánh từng chi với nhau. Thông thường, quá trình so sánh sẽ bắt đầu từ chi đầu tiên, đến chi giữa và cuối cùng là chi cuối. Phong cách xét bài theo thứ tự từ dưới lên trên tạo cảm giác kịch tính, kích thích người chơi tập trung vào ván bài.
Độ mạnh yếu của các bộ trong bài mậu binh được tính như sau: binh lủng < mậu thầu < đôi < thú < sám cô < sảnh < thùng < cù lũ < tứ quý < thùng phá sảnh.
Các bước chơi bài mậu binh như sau:
- Bước 1: Chia bài cho người chơi, mỗi người có 13 cây. Sau khi chia xong, người chơi sẽ tiến hành xếp bài trong thời gian cho phép.
- Bước 2: So sánh các chi với nhau và tiến hành phân định thắng thua, tính tiền ngay trong chính chi đó.
- Bước 3: So sánh và tính tiền hết 3 chi là trận đấu kết thúc.
Lưu ý:
- Nếu ván bài chưa kết thúc, người chơi thoát ra sẽ bị tính lủng
- Nếu chủ bài thoát khỏi trận đấu, người tiếp theo sẽ đảm nhận quyền làm chủ trong ván đấu đó.
- Nếu người chơi có bộ bài mậu binh trắng thắng, người chơi đó sẽ thắng luôn, không cần so bài
- Nếu 2 người chơi so bài có độ mạnh ngang nhau thì cần tiến hành chia gà
Các trường hợp đặc biệt trong bài mậu binh
Các mậu binh trắng thắng
Nếu bài của bạn có một trong các trường hợp sau, bạn sẽ là người thắng trắng và không cần so bài:
- Rồng cuốn: Nếu sở hữu bộ rồng cuốn (bộ dây dài đồng chất từ 2 – A), người chơi sẽ được luôn 24 lần tiền cược.
- Sảnh rồng: Nếu sở hữu bộ sảnh rồng (bộ bài từ 2 – A không đồng chất), người chơi sẽ được nhận luôn 12 lần tiền cược.
- Năm đôi 1 sám: Người chơi sẽ được hưởng 6 lần tiền cược nếu có 1 sám và 5 đôi
- Lục phé bôn: Người chơi sẽ được 3 lần tiền cược nếu có 6 đôi và 1 bài lẻ
- Ba thùng: Người chơi sẽ được 3 lần tiền cược nếu có 3 thùng trong 3 chi
- Ba sảnh: Người chơi thắng 3 lần tiền cược nếu có 3 sảnh trong 3 chi
Các trường hợp mậu binh thường
Ngoài thắng trắng, người chơi có thể gặp mậu binh thường. Tiền cược cho mỗi bộ mậu binh thường như sau:
- Sám chi cuối: Người chơi có chi thứ 3 là bộ sám sẽ nhận được 3 lần tiền cược
- Cù lũ chi 2: Người chơi có chi 2 là bộ cù lũ sẽ nhận được 2 lần tiền cược
- Tứ quý chi đầu: Người chơi có chi đầu là bộ tứ quý sẽ nhận được 4 lần tiền cược
- Tứ quý chi 2: Người chơi có chi 2 là thứ quý sẽ nhận được 8 lần tiền cược
- Thùng phá sảnh chi 2: Người chơi có chi 2 có thùng phá sảnh sẽ nhận được 10 lần tiền cược.
Cách tính tiền trong game mậu binh
Cách tính tiền trong game mậu binh như sau:
Kết luận
Nắm được cách chơi và luật chơi bài mậu binh, người chơi có thể dễ dàng đưa ra chiến thuật phù hợp và giành được phần thắng. Trên đây là những thông tin chi tiết về cách chơi bài mậu binh do Học viện Board Game tổng hợp, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn.