Cho vay là nghiệp vụ chính và quan trọng đối với ngân hàng và các công ty tài chính. Những năm gần đây do áp lực doanh số, hầu hết các ngân hàng đều áp dụng chính sách “mở cửa” nới lỏng cơ chế, chính sách cho vay và quản lý sau cho vay. Hệ quả là sau một thời gian những tổ chức tín dụng cho vay ồ ạt phát sinh nhiều món nợ quá hạn, nợ xấu ngân hàng, vừa khó đòi vừa có nguy cơ mất vốn nhất là trong 2 năm nay dịch bệnh Covid 19 làm ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước.
Các tổ chức tín dụng phải thiết lập nhiều phương thức khác nhau để thu hồi nợ từ thời điểm chưa quá hạn đến khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ. Thực tế thu hồi không hề dễ, nhiều khách hàng chây ì, khó khăn tài chính, thanh toán nợ không đúng hạn .v.v. là nguyên nhân khiến cho việc thu nợ của ngân hàng gặp vô vàn trắc trở. Cho dù là nguyên nhân khách quan (thiên tai, bệnh tật, khủng hoảng .v.v.) hay nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng thì quan tâm của Ngân hàng chỉ có một đó là: thu hồi được khoản nợ đã cho vay.
Vậy để thu hồi được nợ xấu ngân hàng hiện nay có những phương thức nào đang được áp dụng?
1. Nhân viên tín dụng trực tiếp thu hồi nợ xấu ngân hàng
Nhân viên tín dụng luôn là đội ngũ tiên phong trong công tác thu hồi nợ, bởi họ là người tiếp xúc khách hàng ngay từ ban đầu xác định các yếu tố về nhân thân, năng lực tài chính của khách hàng.
Công việc chính của các nhân viên tín dụng khi thu hồi nợ là nắm bắt tình hình, đôn đốc thuyết phục khách hàng trả nợ. Nhưng khi gặp những khách hàng cố tình chây ì thì đội ngũ này cũng chỉ biết ghi nhận tình hình và về báo cáo xin ý kiến chỉ đạo từ cấp trên.
Một nhân viên tín dụng có gần 10 năm kinh nghiệm làm ngân hàng cho hay: Năm 2019 anh cho một khách hàng vay và thế chấp tài sản bằng kho hàng sữa Vinamilk, tổng giá trị khoản vay là 5 tỷ đồng trên 8 tỷ đồng tài sản (hàng hóa), sau khoảng 3 tháng cho vay, nhận thấy dấu hiệu bất thường từ tài chính của khách hàng, nhiều lần đôn đốc khách trả nợ nhưng khách hàng từ cam kết đến chây ì. Tài sản bảo đảm quản lý theo phương thức “hàng tồn kho luân chuyển” thường xuyên biến động khiến nhân viên tín dụng này ăn ngủ không yên. Sau 4 tháng đôn đốc nhắc nhở không thành, kèm theo việc tài sản bảo đảm dần dần bốc hơi theo phương thức quản lý lỏng lẻo từ ngân hàng, khách hàng bỏ trốn, nhân viên tín dụng này chỉ còn biết than trời giải trình với lãnh đạo và lập phương án xử lý nợ (mặc dù lúc này tự bản thân biết để thu hồi nợ khó như đi lên trời).
Bên cạnh đó, đội ngũ tiên phong này lại luôn biến động do đặc thù công việc phải chịu áp lực KPIs rất cao, rủi ro nghề nghiệp không ít dẫn đến một lượng lớn nhân viên tín dụng thường xuyên nhảy việc. Hệ quả sau khi nhảy việc là những khoản nợ quá hạn để lại cho người mới tiếp nhận, do không nắm được tình trạng khách hàng, nhân viên mới không chịu trách nhiệm về hồ sơ từ người cũ. Chính vì vậy, khả năng xử lý khoản nợ thường không có kết quả mong muốn và kéo dài gây tổn thất cho ngân hàng.
2. Khởi kiện ra tòa án
Khi áp dụng biện pháp này thì có thể khẳng định Ngân hàng và khách hàng khó có thể nói chuyện được với nhau, Ngân hàng quyết liệt, khách hàng thì chây ì, cố tình không hợp tác. Ngân hàng buộc phải khởi kiện ra tòa án để có căn cứ xử lý tài sản.
Tuy nhiên, biện pháp này không phải lúc nào cũng có thể áp dụng và áp dụng hiệu quả được đặc biệt đối với các khoản nợ có giá trị nhỏ, khoản nợ không có tài sản bảo đảm.
Ví dụ: một khách hàng tại quận 1, TPHCM vay khoản vay tín chấp 30 triệu đồng tại chi nhánh một ngân hàng có trụ sở tại quận 1, TPHCM. Sau một thời gian vay khách hàng không có khả năng trả nợ và đã bỏ đi nơi khác sinh sống, nhân viên tín dụng liên tục thông báo, xuống địa bàn thăm dò tin tức nhưng không hiệu quả, gặp trao đổi với người nhà khách hàng thì chỉ nhận được cái lắc đầu né tránh trách nhiệm. Theo quy định ngân hàng hoàn toàn có quyền khởi kiện khách hàng ra tòa án để yêu cầu trả nợ. Tuy nhiên, với khoản nợ 30 triệu cộng thêm chút lãi quá hạn, ngân hàng phải cân nhắc rất nhiều chi phí như: tạm ứng án phí, chi phí xác minh thu thập tài liệu về nơi cư trú của khách hàng (mặc dù luật đã mở hơn về nội dung này nhưng thực tiễn cho thấy một số tòa án vẫn gây khó khăn khi không giải quyết yêu cầu khởi kiện) và còn vô vàn các chi phí khác khi bước đến cửa tòa .v.v. Giả địnhh Ngân hàng thắng kiện thì công tác thi hành án là cả một chặng đường gian nan mà người làm trong ngân hàng, đặc biệt là nhân viên tín dụng/ nhân viên xử lý nợ cảm thấy ngán ngẩm.
3. Bán nợ cho VAMC
Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng, tưởng chừng như các khoản nợ khó đòi sẽ được chuyển hết cho công ty này xử lý, nhưng không phải mọi trường hợp đều có thể chuyển giao sang cho VAMC xử lý. Thực tiễn cho thấy bán nợ cho VAMC không đồng nghĩa với việc ngân hàng chối bỏ hoàn toàn trách nhiệm. Ngân hàng vẫn phải tiếp tục cùng với VAMC tham gia quá trình đốc thúc thu hồi nợ. Do đó, những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp thường không ưa thích việc bán nợ cho VAMC. Thậm chí, việc bán lại nợ cho VAMC cũng khiến cho Ngân hàng thất thoát 1 khoản do giá các khoản nợ xấu VAMC mua lại thường không cao.
4. Một phương thức thu hồi nợ xấu ngân hàng mà hiện nay các tổ chức tín dụng đang áp dụng đó là thuê dịch vụ xử lý nợ, dịch vụ pháp lý tranh chấp các khoản nợ của các công ty luật.
Có thể nói việc cấm hoạt động của các công ty thu hồi nợ không ảnh hưởng tới dịch vụ xử lý tranh chấp các khoản nợ các công ty luật, do vậy đây có thể được coi là 1 phương thức thu hồi hiệu quả nhất trong bối cảnh hiện nay, bởi lẽ:
- Công ty luật là nơi quy tụ những luật sư, chuyên viên pháp lý có nền tảng kiến thức pháp luật vững chắc, kinh nghiệm trong giải quyết tranh chấp. Để giải quyết công việc thu hồi nợ thấu tình đạt lý các luật sư, chuyên viên luôn luôn linh hoạt vừa áp dụng kiến thức, vừa sử dụng kĩ năng vừa thuyết phục, động viên, vừa cứng rắn, quyết liệt.
- Với đặc thù nghề nghiệp, công ty luật tham gia được nhiều giai đoạn của quá trình xử lý nợ như: đôn đốc, nhắc nhở, khởi kiện, thi hành án .v.v. không chỉ giảm bớt gánh nặng cho nhân viên tín dụng mà còn đem lại kết quả tốt cho đối tác.
Trong những công ty luật thực hiện hoạt động thu hồi, xử lý nợ xấu ngân hàng, công ty luật Xương Rồng là đối tác được nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài lựa chọn để hợp tác. Với phương châm: “bảo vệ công bằng và lẽ phải” Xương Rồng luôn đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng (tư vấn toàn bộ các quyền mà khách hàng có trong từng vụ việc, gắn quyền lợi của Xương Rồng vào quyền lợi của khách hàng), không thoả hiệp với khách nợ nhằm làm giảm quyền lợi của khách hàng.
Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nợ khó đòi, với sự tận tâm, am hiểu sâu về nghiệp vụ xử lý nợ khó đòi, Xương Rồng tin chắc rằng sẽ hỗ trợ hiệu quả những khó khăn về nợ xấu cho ngân hàng, các công ty tài chính.
Các tổ chức tín dụng có thể để lại thông tin tại đây hoặc liên hệ trực tiếp tới số hotline: 0974 966622 hoặc email: info@xuongrong.com.vn để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc.