Tác phẩm Người lái đò sông Đà được xem là tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Tuân. Tác phẩm cũng rất quan trọng trong chương trình ngữ văn lớp 12 và thường xuất hiện trong các đề thi như đề Văn thi tốt nghiệp THPT. Trong đó, cảm nhận Người lái đò sông Đà là một trong những dạng đề cơ bản của tác phẩm, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Hệ thống kiến thức chung
Để viết được phần cảm nhận đầy đủ và sâu sắc nhất, trước tiên ta cần hệ thống lại kiến thức chung cơ bản về toàn bộ tác phẩm:
1 – Tác giả:
- Nguyễn Tuân (1910 – 1987), ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
- Ông là một nhà văn lớn, một người nghệ sĩ tài hoa và uyên bác với hành trình đi tìm cái Đẹp, nâng cái đẹp lên thành tôn giáo… trong suốt hành trình của cuộc đời mình.
- Ông thường khám phá thế giới ở những phương diện văn hóa thẩm mĩ, thường miêu tả con người trong vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ.
- Là tác giả lớn của văn học hiện đại Việt Nam với những thành tựu xuất sắc ở cả hai giai đoạn trước và sau năm 1945. Ông sáng tác nhiều thể loại và thành công nhất ở thể tuỳ bút.
- Sáng tác của Nguyễn Tuân mang phong cách riêng và độc đáo trong đó nổi bật chất tài hoa uyên bác.
- Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách sáng tác của ông gói gọn trong một chữ ngông. Ngông dựa trên sự tài hoa uyên bác và nhân cách hơn người.
- Sau Cách mạng tháng Tám, phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân đã có nhiều chuyển biến quan trọng, không còn cái ngông nghênh, khinh bạc. Ông tìm thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa quá khứ – hiện tại – tương lai, giọng văn trở nên tin yêu, đôn hậu, tìm thấy cái đẹp, chất tài hoa ở những con người lao động bình thường, giọng văn khinh bạc chủ yếu để ném vào kẻ thù dân tộc hay những mặt trái của xã hội.
2 – Tác phẩm:
- Tác phẩm là bài tùy bút xuất sắc của Nguyễn Tuân được in trong tập Sông Đà năm 1960.
- Tác phẩm là thành quả chuyến đi gian khổ và hào hứng của Nguyễn Tuân lên miền đất Tây Bắc xa xôi và rộng lớn những năm 1958 -1960, chuyến đi không chỉ nhằm thỏa mãn niềm khát khao xê dịch mà chủ yếu để tìm kiếm chất vàng trong vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc, phát hiện thứ vàng mười đã qua thử lửa của tâm hồn con người Tây Bắc trong cuộc sống hàng ngày của họ.
- Tác phẩm đã thể hiện những nét đặc sắc nhất trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và miêu tả trọn vẹn và thành công con Sông Đà và hình ảnh người lái đò vượt thác.
Gợi ý – Cảm nhận người lái đò sông Đà
Để viết bài cảm nhận người lái đò sông Đà một cách đầy đủ, dưới đây là những ý chính theo từng luận điểm của bài giúp các bạn có hướng viết bài dễ hiểu nhất:
1 – Hình tượng dòng sông Đà:
- Mở đầu tác giả đã giới thiệu sông Đà là một con sông độc đáo, gây ấn tượng về sự khác biệt.
a, Sông Đà hùng vĩ hung bạo ở thượng lưu:
- Cảnh đá bờ sông: với hình ảnh so sánh liên tưởng
- ‘’Đá dựng vách thành…đúng ngọ mới thấy mặt trời’’
- ‘’Vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu’’
- ‘’Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá…’’
- ‘’Có quãng con nai,… bờ bên kia’’
→ Diễn tả hình ảnh sự nhỏ hẹp mà hùng vĩ hiểm trở của dòng sông
- ‘‘Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió’’ → sử dụng thủ pháp điệp từ ngữ cú pháp tạo nên âm hưởng dữ dội mạnh mẽ.
- ‘‘Cuồn cuộn luồng gió…tóm được qua đây’’ → thủ pháp điệp âm nhằm so sánh con sông như một kẻ chuyên đi đòi nợ dữ dằn.
- Những cái hút nước như những cái giếng bê tông → hàng loạt các so sánh, liên tưởng độc đáo tô đậm mức độ khủng khiếp của những cái hút nước.
- ‘‘Có những thuyền bị cái hút nước…’’ → hình ảnh đầy chất hiện thực ‘‘tàn nhẫn’’ của những cái hút nước sông Đà
- Tác giả tưởng tượng về cú lia ngược của máy quay phim → thể hiện sự tài hoa uyên bác của tác giả.
- Sóng nước sông Đà:
- ‘‘Như thể quân liều mạng… thuyền lên’’
- ‘‘Nước bám lấy thuyền như đồ vật tìm….ông đò’’
- ‘‘Sông thác đã đánh đến miếng đòn…’’ → Hình ảnh so sánh, nhân hoá, nham hiểm
- Những thác đá:
- Âm thanh: ‘‘nghe như oán trách..’’ lúc thì van xin rồi khiêu khích chế nhạo; thế rồi bất ngờ ‘‘giống lên như trâu mộng’’
→ Nhân cách hoá con sông như 1 sinh thể dữ dằn gào thét âm thanh ghê sợ
- Diện mạo: mặt hòn đá nào cũng ngỗ ngược, nhăn nhúm trông như những tên lính thuỷ sẵn sàng giao chiến.
- Dường như sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn đá, biết bày thạch trận thành thiên la địa vong.
→ Sông Đà đã có một tính cách riêng dường như đã biết được những thủ đoạn nham hiểm và những âm mưu bày ra để dìm chết những con thuyền vô ý đi qua.
⇒ Để miêu ta được dòng sông, tác giả đã vận dụng nhiều tri thức của những lĩnh vực như: võ thuật, quân sự, địa lí, điện ảnh. Đọc đoạn văn về hình tượng dòng sông Đà dữ dằn như vậy, người đọc có thể nghe, sờ thấy con sông, dòng sông trở thành biểu tượng cho sức mạnh thiên nhiên của sự tự do phóng khoáng.
b, Vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của sông Đà:
- Vẻ đẹp trữ tình, dịu dàng:
- Từ trên cao nhìn xuống, sông Đà trông giống như chiếc dây thừng ngoằn ngoèo uốn lượn như một áng tóc trữ tình.
- Màu nước sông thay đổi theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng biệt.
- Vẻ đẹp của con sông không chỉ được tả mà còn trực tiếp bày tỏ tình cảm yêu mến đối với con sông, hình tượng của miền Tây bắc tổ quốc.
- Vẻ đẹp được nhìn từ vài du khách đi lâu năm tìm một chỗ thoáng:
- Sông Đà với mặt nước loang loáng như trẻ con nghich gương chiếu vào mắt
- Dòng sông ví như là một vị cố nhân
- Bờ bãi trong trẻo hồn nhiên sau những cơn mưa; chuồn chuồn bươm bướm bay dưới ánh nắng giòn tan những sắc màu, đường nét ánh sáng → làm tăng lên tình cảm trữ tình của con người vô cùng đa dạng và nên thơ.
- Vẻ đẹp dòng sông được nhìn khi bơi thuyền trên sông:
- Dòng sông lặng tờ, vẻ đẹp tươi mát tràn trề nương ngô nhú lên là ngô non đầu mùa.
- Nhà văn còn tưởng tượng hình ảnh bờ bãi sông Đà trong tương lai.
⇒ Nguyễn Tuân sử dụng vốn từ ngữ phong phú, đa dạng phối hợp với lối tạo hình giàu liên tưởng tạo nên những dòng văn thấm đẫm chất trữ tình bay bổng.
2 – Hình tượng người lái đò sông Đà:
- Hoàn cảnh sống:
- Ông lái đò là 1 ông già 70 tuổi được khắc họa bằng những nét vẽ độc đáo cái đầu bạc; cánh tay được miêu tả như tay một chàng trai, ông là người từng trải, có nhiều năm chèo đò trên những quãng sông nguy hiểm, luồng lạnh, đạt tốc độ như đóng đinh
- Trong tác phẩm ông là người nắm được quy luật phức tạp của dòng sông, con đò
- Ông lái đò có một sở thích phiêu du mạo hiểm: không thích lái trên những khúc sông bằng phẳng…
- Con sông được miêu tả với hình thù đặc biệt, tính cách khác thường trong con mắt của người lái đò.
- Còn biết bày binh bố trận, là một đối thủ thực sự của người lái đò → cuộc sống của ông lái đò với dòng sông chính là cuộc chiến giữa con người với thiên → Người lái đò sông Đà thực sự trở thành một người tuyệt vời trên dòng sông để giành lại sự sống.
- Cuộc chiến vượt trùng vây của người lái đò:
- Dòng sông:
- Dòng sông mở ra 4 cửa tử và 1 cửa sinh dàn bày thạch trận với đá thác sóng tạo thành một thế trận áp đặt người lái đò, tăng thêm nhiều cửa tử, cửa sinh nằm phần hữu hạn.
- Vào trận sóng, đá vùng dậy bủa vây, bẻ gãy cán trèo, thúc gối vào bụng thuyền.
- Sóng thác đánh những miếng đòn hiểm độc quyết bóp siết người lái đò.
- Ông đò:
- Cố nén vết thương, hai chân kẹp chặt cuống lái
- Thuộc các quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở
- Ông vượt trùng vây bằng lòng quả cảm, kinh nghiệm và sự hiểu biết về con sông
- Tỏ ra bình tĩnh, nắm rõ được binh pháp tầng sông tầng đá quy luật phục kích của lũ đá.
- Ông là người chiến thắng bằng sự tài tình trong cách chèo đò và hiểu rõ được cách bày binh bố trận.
- Tóm lại:
- Sở dĩ ông lái đò chiến thắng trung vây là một sự quyết tâm ngoan cường vượt qua một cách khốc liệt của cuộc sống
- Chiến thắng sự tài chí, hiểu biết kinh nghiệm của một người nhiều năm gắn bó với nghề sông nước, bình dị thầm lặng nhưng đầy trí tuệ và sức mạnh.
- Là sự kết tinh của ý chí, sức mạnh tài năng và nghệ sĩ.
- Cuộc chiến còn là một cuộc chinh phục của con người trước thiên nhiên tây bắc để giành lại sự sống, bắt nó phải phục vụ cuộc sống con người → chất vàng mười tây bắc.
Tổng kết:
- Giá trị nội dung: Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.
- Giá trị nghệ thuật: Tác phẩm đã thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Nét tài hoa thể hiện qua ngôn ngữ, hình ảnh, câu văn sáng tạo mới mẻ, vốn từ vựng phong phú, ngôn ngữ chính xác…
Các nội dung lý thuyết liên quan khác
Nhận định dẫn chứng tham khảo của tác phẩm Người lái đò sông Đà:
1, Nguyễn Tuân – một cây bút vốn luôn khao khát những cảm giác, cảm xúc mới lạ, nồng nàn, say đắm… (Nguyễn Đăng Mạnh)
2, Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải là thứ văn để người nông nổi thưởng thức. (Vũ Ngọc Phan)
3, Đọc xong ‘‘Sông Đà’’ của Nguyễn Tuân, tôi cảm thấy khó lòng nói hết được tình người, chất thơ và sự sống bao hàm trong bấy nhiêu trang giấy. (Trương Chính)
Kết luận
Người lái đò sông Đà là một trong những tác phẩm gồm nhiều đề thi quan trọng cần lưu ý. Qua bài viết cảm nhận Người lái đò sông Đà, Kiến Guru mong rằng bạn sẽ có đầy đủ những kiến thức cần thiết nhất để tự tin viết bài đạt được điểm cao.
Các bài viết liên quan đến tác phẩm Người lái đò sông Đà các bạn có thể tham khảo tại đây.
Tác phẩm Người lái đò sông Đà được xem là tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Tuân. Tác phẩm cũng rất quan trọng trong chương trình ngữ văn lớp 12 và thường xuất hiện trong các đề thi như đề Văn thi tốt nghiệp THPT. Trong đó, cảm nhận Người lái đò sông Đà là một trong những dạng đề cơ bản của tác phẩm, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Hệ thống kiến thức chung
Để viết được phần cảm nhận đầy đủ và sâu sắc nhất, trước tiên ta cần hệ thống lại kiến thức chung cơ bản về toàn bộ tác phẩm:
1 – Tác giả:
- Nguyễn Tuân (1910 – 1987), ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
- Ông là một nhà văn lớn, một người nghệ sĩ tài hoa và uyên bác với hành trình đi tìm cái Đẹp, nâng cái đẹp lên thành tôn giáo… trong suốt hành trình của cuộc đời mình.
- Ông thường khám phá thế giới ở những phương diện văn hóa thẩm mĩ, thường miêu tả con người trong vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ.
- Là tác giả lớn của văn học hiện đại Việt Nam với những thành tựu xuất sắc ở cả hai giai đoạn trước và sau năm 1945. Ông sáng tác nhiều thể loại và thành công nhất ở thể tuỳ bút.
- Sáng tác của Nguyễn Tuân mang phong cách riêng và độc đáo trong đó nổi bật chất tài hoa uyên bác.
- Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách sáng tác của ông gói gọn trong một chữ ngông. Ngông dựa trên sự tài hoa uyên bác và nhân cách hơn người.
- Sau Cách mạng tháng Tám, phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân đã có nhiều chuyển biến quan trọng, không còn cái ngông nghênh, khinh bạc. Ông tìm thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa quá khứ – hiện tại – tương lai, giọng văn trở nên tin yêu, đôn hậu, tìm thấy cái đẹp, chất tài hoa ở những con người lao động bình thường, giọng văn khinh bạc chủ yếu để ném vào kẻ thù dân tộc hay những mặt trái của xã hội.
2 – Tác phẩm:
- Tác phẩm là bài tùy bút xuất sắc của Nguyễn Tuân được in trong tập Sông Đà năm 1960.
- Tác phẩm là thành quả chuyến đi gian khổ và hào hứng của Nguyễn Tuân lên miền đất Tây Bắc xa xôi và rộng lớn những năm 1958 -1960, chuyến đi không chỉ nhằm thỏa mãn niềm khát khao xê dịch mà chủ yếu để tìm kiếm chất vàng trong vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc, phát hiện thứ vàng mười đã qua thử lửa của tâm hồn con người Tây Bắc trong cuộc sống hàng ngày của họ.
- Tác phẩm đã thể hiện những nét đặc sắc nhất trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và miêu tả trọn vẹn và thành công con Sông Đà và hình ảnh người lái đò vượt thác.
Gợi ý – Cảm nhận người lái đò sông Đà
Để viết bài cảm nhận người lái đò sông Đà một cách đầy đủ, dưới đây là những ý chính theo từng luận điểm của bài giúp các bạn có hướng viết bài dễ hiểu nhất:
1 – Hình tượng dòng sông Đà:
- Mở đầu tác giả đã giới thiệu sông Đà là một con sông độc đáo, gây ấn tượng về sự khác biệt.
a, Sông Đà hùng vĩ hung bạo ở thượng lưu:
- Cảnh đá bờ sông: với hình ảnh so sánh liên tưởng
- ‘’Đá dựng vách thành…đúng ngọ mới thấy mặt trời’’
- ‘’Vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu’’
- ‘’Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá…’’
- ‘’Có quãng con nai,… bờ bên kia’’
→ Diễn tả hình ảnh sự nhỏ hẹp mà hùng vĩ hiểm trở của dòng sông
- ‘‘Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió’’ → sử dụng thủ pháp điệp từ ngữ cú pháp tạo nên âm hưởng dữ dội mạnh mẽ.
- ‘‘Cuồn cuộn luồng gió…tóm được qua đây’’ → thủ pháp điệp âm nhằm so sánh con sông như một kẻ chuyên đi đòi nợ dữ dằn.
- Những cái hút nước như những cái giếng bê tông → hàng loạt các so sánh, liên tưởng độc đáo tô đậm mức độ khủng khiếp của những cái hút nước.
- ‘‘Có những thuyền bị cái hút nước…’’ → hình ảnh đầy chất hiện thực ‘‘tàn nhẫn’’ của những cái hút nước sông Đà
- Tác giả tưởng tượng về cú lia ngược của máy quay phim → thể hiện sự tài hoa uyên bác của tác giả.
- Sóng nước sông Đà:
- ‘‘Như thể quân liều mạng… thuyền lên’’
- ‘‘Nước bám lấy thuyền như đồ vật tìm….ông đò’’
- ‘‘Sông thác đã đánh đến miếng đòn…’’ → Hình ảnh so sánh, nhân hoá, nham hiểm
- Những thác đá:
- Âm thanh: ‘‘nghe như oán trách..’’ lúc thì van xin rồi khiêu khích chế nhạo; thế rồi bất ngờ ‘‘giống lên như trâu mộng’’
→ Nhân cách hoá con sông như 1 sinh thể dữ dằn gào thét âm thanh ghê sợ
- Diện mạo: mặt hòn đá nào cũng ngỗ ngược, nhăn nhúm trông như những tên lính thuỷ sẵn sàng giao chiến.
- Dường như sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn đá, biết bày thạch trận thành thiên la địa vong.
→ Sông Đà đã có một tính cách riêng dường như đã biết được những thủ đoạn nham hiểm và những âm mưu bày ra để dìm chết những con thuyền vô ý đi qua.
⇒ Để miêu ta được dòng sông, tác giả đã vận dụng nhiều tri thức của những lĩnh vực như: võ thuật, quân sự, địa lí, điện ảnh. Đọc đoạn văn về hình tượng dòng sông Đà dữ dằn như vậy, người đọc có thể nghe, sờ thấy con sông, dòng sông trở thành biểu tượng cho sức mạnh thiên nhiên của sự tự do phóng khoáng.
b, Vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của sông Đà:
- Vẻ đẹp trữ tình, dịu dàng:
- Từ trên cao nhìn xuống, sông Đà trông giống như chiếc dây thừng ngoằn ngoèo uốn lượn như một áng tóc trữ tình.
- Màu nước sông thay đổi theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng biệt.
- Vẻ đẹp của con sông không chỉ được tả mà còn trực tiếp bày tỏ tình cảm yêu mến đối với con sông, hình tượng của miền Tây bắc tổ quốc.
- Vẻ đẹp được nhìn từ vài du khách đi lâu năm tìm một chỗ thoáng:
- Sông Đà với mặt nước loang loáng như trẻ con nghich gương chiếu vào mắt
- Dòng sông ví như là một vị cố nhân
- Bờ bãi trong trẻo hồn nhiên sau những cơn mưa; chuồn chuồn bươm bướm bay dưới ánh nắng giòn tan những sắc màu, đường nét ánh sáng → làm tăng lên tình cảm trữ tình của con người vô cùng đa dạng và nên thơ.
- Vẻ đẹp dòng sông được nhìn khi bơi thuyền trên sông:
- Dòng sông lặng tờ, vẻ đẹp tươi mát tràn trề nương ngô nhú lên là ngô non đầu mùa.
- Nhà văn còn tưởng tượng hình ảnh bờ bãi sông Đà trong tương lai.
⇒ Nguyễn Tuân sử dụng vốn từ ngữ phong phú, đa dạng phối hợp với lối tạo hình giàu liên tưởng tạo nên những dòng văn thấm đẫm chất trữ tình bay bổng.
2 – Hình tượng người lái đò sông Đà:
- Hoàn cảnh sống:
- Ông lái đò là 1 ông già 70 tuổi được khắc họa bằng những nét vẽ độc đáo cái đầu bạc; cánh tay được miêu tả như tay một chàng trai, ông là người từng trải, có nhiều năm chèo đò trên những quãng sông nguy hiểm, luồng lạnh, đạt tốc độ như đóng đinh
- Trong tác phẩm ông là người nắm được quy luật phức tạp của dòng sông, con đò
- Ông lái đò có một sở thích phiêu du mạo hiểm: không thích lái trên những khúc sông bằng phẳng…
- Con sông được miêu tả với hình thù đặc biệt, tính cách khác thường trong con mắt của người lái đò.
- Còn biết bày binh bố trận, là một đối thủ thực sự của người lái đò → cuộc sống của ông lái đò với dòng sông chính là cuộc chiến giữa con người với thiên → Người lái đò sông Đà thực sự trở thành một người tuyệt vời trên dòng sông để giành lại sự sống.
- Cuộc chiến vượt trùng vây của người lái đò:
- Dòng sông:
- Dòng sông mở ra 4 cửa tử và 1 cửa sinh dàn bày thạch trận với đá thác sóng tạo thành một thế trận áp đặt người lái đò, tăng thêm nhiều cửa tử, cửa sinh nằm phần hữu hạn.
- Vào trận sóng, đá vùng dậy bủa vây, bẻ gãy cán trèo, thúc gối vào bụng thuyền.
- Sóng thác đánh những miếng đòn hiểm độc quyết bóp siết người lái đò.
- Ông đò:
- Cố nén vết thương, hai chân kẹp chặt cuống lái
- Thuộc các quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở
- Ông vượt trùng vây bằng lòng quả cảm, kinh nghiệm và sự hiểu biết về con sông
- Tỏ ra bình tĩnh, nắm rõ được binh pháp tầng sông tầng đá quy luật phục kích của lũ đá.
- Ông là người chiến thắng bằng sự tài tình trong cách chèo đò và hiểu rõ được cách bày binh bố trận.
- Tóm lại:
- Sở dĩ ông lái đò chiến thắng trung vây là một sự quyết tâm ngoan cường vượt qua một cách khốc liệt của cuộc sống
- Chiến thắng sự tài chí, hiểu biết kinh nghiệm của một người nhiều năm gắn bó với nghề sông nước, bình dị thầm lặng nhưng đầy trí tuệ và sức mạnh.
- Là sự kết tinh của ý chí, sức mạnh tài năng và nghệ sĩ.
- Cuộc chiến còn là một cuộc chinh phục của con người trước thiên nhiên tây bắc để giành lại sự sống, bắt nó phải phục vụ cuộc sống con người → chất vàng mười tây bắc.
Tổng kết:
- Giá trị nội dung: Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.
- Giá trị nghệ thuật: Tác phẩm đã thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Nét tài hoa thể hiện qua ngôn ngữ, hình ảnh, câu văn sáng tạo mới mẻ, vốn từ vựng phong phú, ngôn ngữ chính xác…
Các nội dung lý thuyết liên quan khác
Nhận định dẫn chứng tham khảo của tác phẩm Người lái đò sông Đà:
1, Nguyễn Tuân – một cây bút vốn luôn khao khát những cảm giác, cảm xúc mới lạ, nồng nàn, say đắm… (Nguyễn Đăng Mạnh)
2, Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải là thứ văn để người nông nổi thưởng thức. (Vũ Ngọc Phan)
3, Đọc xong ‘‘Sông Đà’’ của Nguyễn Tuân, tôi cảm thấy khó lòng nói hết được tình người, chất thơ và sự sống bao hàm trong bấy nhiêu trang giấy. (Trương Chính)
Kết luận
Người lái đò sông Đà là một trong những tác phẩm gồm nhiều đề thi quan trọng cần lưu ý. Qua bài viết cảm nhận Người lái đò sông Đà, Kiến Guru mong rằng bạn sẽ có đầy đủ những kiến thức cần thiết nhất để tự tin viết bài đạt được điểm cao.
Các bài viết liên quan đến tác phẩm Người lái đò sông Đà các bạn có thể tham khảo tại đây.